Bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì? 8+ thực phẩm cần tránh
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Chế độ ăn của mẹ bầu tiểu đường thai kỳ cần được kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ điều trị bệnh và tránh gặp phải biến chứng trong quá trình mang thai và khi sinh nở. Vậy bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?, những thực phẩm nào làm tăng nguy cơ biến chứng mà mẹ bầu cần tránh? Cùng tìm hiểu những tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng Nutricare trong bài viết sau đây.
1. 4 nhóm chất cần kiểm soát trong khẩu phần mẹ bầu tiểu đường thai kỳ
Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý khi bị tiểu đường thai kỳ là điều vô cùng quan trọng. Việc này giúp mẹ bầu tiểu đường thai kỳ giảm các triệu chứng của bệnh cũng như hạn chế việc dùng thuốc khi mang thai. Có 4 nhóm chất cần kiểm soát trong khẩu phần ăn của thai phụ gồm:
- Tinh bột: Hầu hết tinh bột chuyển hóa thành Glucose vào máu để cung cấp năng lượng. Do đó, bổ sung nhiều thực phẩm chứa tinh bột sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao và làm tăng đường huyết. Mẹ bầu nên kiểm soát lượng tinh bột mỗi bữa chỉ khoảng 25% trong tổng lượng thức ăn.
- Đường: Đây là thành phần gây giải phóng năng lượng nhanh chóng, khiến lượng đường trong máu tăng nhanh đột biến. Vì vậy mẹ bầu tiểu đường cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt là thực phẩm chứa đường tinh luyện.
- Chất béo bão hòa: Là chất có thể làm tăng Cholesterol xấu trong máu, hay còn gọi là Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Do đó tiêu thụ nhiều chất này có thể làm tăng biến chứng tim mạch, tăng nguy cơ béo phì ở người tiểu đường thai kỳ.
- Cắt giảm muối: Dung nạp quá nhiều muối vào cơ thể có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ biến chứng tim mạch bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tìm hiểu thêm thông tin chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh tiểu đường để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ: Nên và không nên ăn gì?
2. 8+ thực phẩm mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên tránh xa
Người mắc tiểu đường thai kỳ cần quan tâm nhiều đến chế độ ăn uống để tránh làm đường huyết tăng quá cao. Vì vậy, để giữ đường huyết ổn định mẹ bầu tiểu đường nên tìm hiểu tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì nhé!
2.1. Thức ăn nhanh
Khi mang thai, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ không nên sử dụng thức ăn nhanh như hamburger, thịt xông khói, thịt đóng hộp, xúc xích, pizza,… Vì thực phẩm này có chứa lượng lớn chất béo, Carbohydrate, Calo, lại nghèo dưỡng chất, thiếu chất xơ. Do đó, thực phẩm này sẽ là tăng nguy cơ mẹ bầu bị béo phì và gây ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết.
Ngoài ra trong thức ăn nhanh có chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản,… những thành phần này có ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển của thai nhi.
2.2. Thức ăn chứa nhiều tinh bột
Tinh bột thường được chuyển hóa thành Glucose trong máu, do đó ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột sẽ gây khó khăn cho quá trình kiểm soát đường huyết. Chưa kể, thực phẩm này còn làm cho mẹ tăng cân nhiều mà điều này không tốt cho tình trạng mang thai lẫn bệnh trạng hiện tại.
Tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần bổ sung năng lượng từ tinh bột, vậy nên để hạn chế hẳn thức ăn chứa nhiều tinh bột như cơm trắng, khoai tây, mì ống… là điều khá khó khăn. Vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi ăn, chỉ cung cấp một lượng vừa đủ, chia nhỏ bữa ăn, ngoài ra có thể thay thế bằng tinh bột giàu chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt nhằm làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu.
2.3. Kẹo, bánh
Bánh kẹo ngọt thường chứa lượng lớn đường tinh chế (51.5g/ 100g kẹo) và Carbohydrate (59.4g/ 100g kẹo). Khi dung nạp lượng lớn các thành phần này có thể gây khó khăn trong kiểm soát đường huyết. Không chỉ vậy, nếu ăn quá nhiều bánh kẹo, lượng đường trong máu tăng cao có thể làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật, thai to, con thừa cân béo phì sau sinh.
Vì vậy, mẹ tiểu đường thai kỳ cần hạn chế ăn các thực phẩm như: các loại kẹo ngọt, bánh ngọt, bánh xốp, bánh quy,…
2.4. Thực phẩm chiên rán
Người mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh xa thực phẩm được tẩm bột và chiên, rán ngập dầu như khoai tây chiên, bánh rán, gà rán,… Nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng cao các chất không tốt cho người bệnh như:
- Carbohydrate: Làm tăng nồng độ Glucose trong máu sau khi ăn, gây mất cân bằng đường huyết ở người tiểu đường thai kỳ.
- Chất béo bão hòa: Lượng chất này sẽ làm tăng nồng độ Cholesterol xấu trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc biến chứng về tim mạch ở mẹ bầu.
- Calo: Hàm lượng Calo cao làm tăng nguy cơ béo phì, tạo ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu tiểu đường.
Ngoài ra nhiều nghiên cứu cho thấy ăn đồ ăn chiên rán có khả năng làm giảm độ nhạy của Insulin, tăng gấp đôi nguy cơ mắc tiểu đường khi mang thai.
2.5. Nước ngọt, soda
Một lon nước ngọt, soda chứa khoảng 40g Carbohydrate và có chỉ số GI thuộc nhóm trung bình (GI = 56 – 62). Do đó uống nhiều nước ngọt, soda có thể khiến đường huyết tăng cao ở người tiểu đường thai kỳ.
Thêm vào đó, một lon nước ngọt, soda còn cung cấp 150 Calo. Khi mà mẹ bầu tiểu đường tiêu thụ nhiều sản phẩm này còn làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng, gây ra nhiều bất lợi trong quá trình mang thai và điều trị tiểu đường thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
2.6. Rượu bia
Nói đến tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì, không chỉ mẹ bầu tiểu đường thai kỳ mà bất kỳ phụ nữ nào khi bước vào thai kỳ cũng đều được các bác sĩ khuyên không nên uống đồ uống có cồn. Khi uống rượu, bia lượng cồn có trong đó tích tụ lại làm cản trở thai nhi hấp thụ oxy, dinh dưỡng. Điều này gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai trong 3 tháng đầu.
Đặc biệt đối với người tiểu đường thai kỳ, uống rượu bia có thể là nguyên nhân gây khó kiểm soát đường huyết. Bởi uống rượu bia làm ảnh hưởng đến chức năng tổng hợp Glucose ở gan, gây hạ đường huyết. Ngoài ra, thành phần Ethanol có trong rượu có thể tương tác với thuốc làm giảm hiệu quả của quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ.
2.7. Hạn chế uống nước mía
Nước mía có chứa nhiều dưỡng chất tốt như chất chống oxy hóa Phenolic, Flavonoid,… Tuy nhiên, thành phần hàm lượng đường trong nước mía tương đối lớn (Sucrose chiếm 13 – 15%). Không chỉ vậy, tải lượng đường huyết của nước mía còn ở mức cao (GL > 20 ). Những chỉ số trên phản ánh khả năng và tốc độ dung nạp Glucose có thể tăng cao trong máu sau khi uống. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế uống nước mía để tránh thể làm tăng nồng độ đường huyết.
2.8. Một số thực phẩm cần hạn chế khác
Mẹ bầu tiểu đường cũng cần hạn chế một số thực phẩm sau:
- Da, nội tạng động vật: thực phẩm này có khả năng gây tích tụ mỡ thừa do có chứa nhiều chất béo. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát cân nặng gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ.
- Sữa nhiều chất béo: Một số nghiên cứu [1] [2] cho thấy tiêu thụ sữa giàu chất béo có khả năng làm giảm độ nhạy Insulin dẫn đến giảm vận chuyển Glucose và làm tăng Glucose máu. Do đó mẹ bầu nên tránh tiêu thụ sữa giàu chất béo, thay vào đó có thể sử dụng sữa ít béo, sữa không đường.
Xem thêm:
3. Lời khuyên cho chế độ ăn của mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Thông tin được trình bày trên đây là những chế thực phẩm có nguy cơ làm tăng đường huyết mà mẹ bầu nên tránh xa. Ngoài ra, để duy trì đường huyết ổn định, mẹ bầu nên thực hiện một số lời khuyên sau:
- Chia nhỏ bữa ăn: Mẹ bầu nên ăn 5 – 6 bữa/ ngày, mỗi bữa ăn với lượng vừa đủ. Hạn chế ăn quá nhiều cùng một lúc, điều này có thể khiến đường máu tăng quá cao.
- Ăn sáng đầy đủ, không bỏ bữa: Mẹ cần ăn uống đầy đủ để bổ sung dinh dưỡng và duy trì đường huyết ổn định. Đặc biệt là bữa sáng, mẹ không nên bỏ lỡ để tránh thiếu hụt năng lượng.
- Lựa chọn thực phẩm bổ sung Carb thuộc nhóm GI thấp: Vì khi tiêu thụ thực phẩm trong nhóm này nồng độ đường huyết tăng không quá nhanh, tốt cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.
- Ăn nhiều rau giúp bổ sung chất xơ cùng nhiều vi chất thiết yếu khác, hỗ trợ làm tăng cảm giác no lâu, giảm tốc độ hấp thu Glucose, tăng cường sức khỏe.
- Uống đủ nước khoảng 2 – 3 lít/ ngày (10 – 12 ly nước) giúp bù đủ nước và tăng thải lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm bài viết “Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?” để có thể xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?”. Việc kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt có thể hỗ trợ giảm các nguy cơ biến chứng ở mẹ tiểu đường thai kỳ. Vì vậy mẹ bầu hãy lưu ý hạn chế tiêu thụ những thực phẩm được liệt kê trong bài để có kỳ thai sản khỏe mạnh nhất nhé!
Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *