Hạ đường huyết nên ăn gì để xử lý nhanh cho người bệnh?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare
Hạ đường huyết hay tụt đường huyết xảy ra khi lượng đường Glucose trong máu xuống quá thấp, dưới 3.9mmol/l, khiến cơ thể thiếu năng lượng cho các hoạt động hàng ngày [1]. Một số triệu chứng báo hiệu hạ đường huyết sắp xảy ra bao gồm: mệt mỏi, run tay chân, vã mồ hôi, tim đập nhanh, cảm giác đói lả… Ngoài ra, hạ đường huyết xảy ra trong khi ngủ có thể gây khó ngủ hoặc gặp ác mộng [2].
Vậy hạ đường huyết nên ăn gì để xử lý nhanh chóng cho người bệnh? Hãy cùng tiếp tục theo dõi những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!
1. Bị hạ đường huyết nên ăn gì để cân bằng lượng đường huyết nhanh chóng
Khi bị hạ đường huyết, bạn hãy nhanh chóng điều chỉnh lượng đường trong máu sao cho cân bằng. Biện pháp tốt nhất là sử dụng các thực phẩm giúp tăng lượng đường trong máu để đường huyết được tăng lên một cách nhanh chóng [1].
Quy tắc 15 giây cần được tuân thủ trong việc điều trị hạ đường huyết. Người bệnh nên dùng 15g Glucose hoặc Sucrose và kiểm tra lại mức đường huyết sau 15 phút. Nếu mức đường huyết vẫn dưới 80 mg/dL (4,4 mmol/L), bệnh nhân nên bổ sung thêm 15g Glucose hoặc Sucrose. Khi mức đường huyết đã ổn định trên 80 mg/dL, người bệnh nên ăn một bữa nhẹ chứa Carbohydrate và Protein phức hợp để ngăn ngừa đường huyết giảm trở lại [1].
Các loại thực phẩm bạn nên sử dụng để tăng đường huyết:
- Các loại kẹo: Kẹo chứa nhiều đường, có thể bổ sung đường nhanh chóng cho cơ thể khi bị hạ đường huyết [2]. Khi bị hạ đường huyết, người bệnh nên ăn từ 5 – 6 viên kẹo [3]. Một số loại kẹo phù hợp cho người bị hạ đường huyết bao gồm kẹo chocolate, kẹo bạc hà… [2]
- Mật ong: Trong mật ong có khoảng 40% Fructose và 30% Glucose, có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Đồng thời, mật ong còn có khả năng thúc đẩy quá trình sản xuất insulin, hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp chuyển hóa Glucose trong máu thành năng lượng để sử dụng hoặc dự trữ. Cơ chế này đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và kiểm soát đường huyết [4]. Khi bị hạ đường huyết, bạn có thể tiêu thụ khoảng 15ml mật ong [3].
- Nước ép trái cây: Nước ép trái cây như nước ép táo hoặc nước ép nho… có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng và hiệu quả. Nước ép trái cây chứa ít chất xơ, không có Protein và chất béo, là lựa chọn tốt khi bị hạ đường huyết. Khi cơ thể bị hạ đường huyết, bạn có thể uống ½ ( tương đương 4 ounce) cốc nước ép [5].
- Hoa quả: Một số loại hoa quả giúp cung cấp lượng Carbohydrate phù hợp cho người bị hạ đường huyết chẳng hạn như nửa quả chuối, 15 quả nho, 1 quả táo nhỏ hoặc 1 quả cam nhỏ [6].
- Sữa chuyên biệt dành cho người tiểu đường: Khi lượng đường trong máu bắt đầu giảm, bạn có thể uống một cốc sữa [6] chuyên biệt dành cho người tiểu đường, bởi loại sữa này chứa hàm lượng chất béo rất thấp với tỉ lệ nhỏ hơn 0,1% cùng chỉ số đường huyết (GI) thấp, không làm tăng đường huyết nhanh chóng [7].
Hiện nay, Glucare Gold là một trong những loại sữa tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, chứa hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol), phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
2. Bị hạ đường huyết không nên ăn gì?
Khi bị hạ đường huyết, bạn cần tránh những thực phẩm chứa nhiều carbs, vì chúng có thể làm tăng nhanh lượng đường trong máu, dẫn đến tăng đột biến insulin, khiến lượng đường trong máu giảm đột ngột và nhanh chóng. Dưới đây là các loại thực phẩm có xu hướng rất nhiều đường mà bạn không nên tiêu thụ khi bị hạ đường huyết [8]:
- Bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy
- Trà ngọt và cà phê có hương vị
- Kem và sữa chua đông lạnh
- Siro phong, siro ngô, siro bánh kếp
3. Biện pháp phòng tránh hạ đường huyết
Để phòng tránh hạ đường huyết, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây:[9][10]
- Chia đều lượng carbohydrate trong ngày: Hãy chia đều lượng Carbohydrate cần thiết cho mỗi ngày vào các bữa ăn chính và bữa phụ. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết lượng Carbohydrate phù hợp với cơ thể.
- Tiêu thụ đa dạng thực phẩm: Bạn nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để duy trì lượng đường trong máu ổn định. Lưu ý nên bổ sung Protein từ thịt, cá, trứng… để cung cấp năng lượng lâu dài cho cơ thể.
- Chia nhỏ bữa ăn: Nếu dễ bị hạ đường huyết hoặc có lượng đường trong máu thấp, bạn nên chia nhỏ bữa ăn cũng như có thể bổ sung các bữa ăn nhẹ bên cạnh bữa chính. Tốt nhất nên ăn sau khoảng 3 – 4 giờ mỗi lần.
- Tránh nhịn đói: Bạn không nên nhịn đói hoặc để cơ thể bị đói quá lâu cũng như hoạt động thể lực quá mức khi cơ thể đang bị đói.
- Ăn sáng đầy đủ: Tuyệt đối không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh mạn tính hoặc cơ thể yếu.
- Tuân thủ điều trị: Nếu bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường.
- Thường xuyên kiểm tra đường huyết: Bạn nên kiểm tra đường huyết thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tự kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường máu mao mạch theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Luôn mang theo đường: Bạn hãy luôn mang theo đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, socola, nước ngọt có đường… trong túi hoặc cặp để có thể sử dụng ngay khi bị hạ đường huyết.
Bài viết đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc hạ đường huyết nên ăn gì cũng như những thực phẩm cần tránh và biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng rằng bạn có thể áp dụng những kiến thức này để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, phòng tránh hạ đường huyết và duy trì sức khỏe ổn định.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu tìm hiểu về sữa Glucare Gold, bạn có thể truy cập tại fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc liên hệ đến số hotline 18006011 để được hỗ trợ tận tình!
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *