Tiểu đường có ăn được đường phèn không? Giải đáp từ chuyên gia

2.7/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare

Người tiểu đường có thể ăn đường phèn với liều lượng nhỏ ở mức cho phép nhưng tốt nhất là nên tránh hoàn toàn [1]. Để được giải đáp chi tiết cho thắc mắc tiểu đường có ăn được đường phèn không, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây!

1. Bệnh tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn đường phèn, tốt nhất là không nên ăn để đảm bảo sức khỏe.

Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đường phèn có lợi cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Đường phèn và đường cát có thành phần giống nhau, chỉ khác biệt về hình dạng và cách chế biến [1]. Tuy nhiên, đường phèn có thể được nấu từ đường tinh luyện, sản xuất bằng cách nấu nước đường sau đó cho thêm một số nguyên liệu như trứng gà, nước, vôi vào để giảm bớt độ ngọt, do đó đường phèn vị ngọt dịu hơn đường tinh luyện (đường cát).

Tương tự đường cát, đường phèn cũng có khả năng làm tăng chỉ số đường huyết với GI (chỉ số đường huyết) là 65 [3], thuộc mức trung bình cao. Việc tiêu thụ quá nhiều đường saccharose trong đường phèn sẽ được chuyển hóa thành glucose và fructose, gây ra tình trạng dư lượng glucose trong máu, làm tăng chỉ số đường huyết và ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh. Do đó, người bệnh tiểu đường nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên ăn đường phèn [1].

Người tiểu đường vẫn có thể ăn đường phèn với liều lượng ít nhưng tốt nhất không nên ăn.
Người tiểu đường vẫn có thể ăn đường phèn với liều lượng ít nhưng tốt nhất không nên ăn.

2. Các biến chứng xảy ra khi người tiểu đường ăn nhiều đường phèn

Nếu ăn đường phèn với liều lượng lớn, người tiểu đường sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau:

2.1. Thúc đẩy tăng cân, gây béo phì

Tiêu thụ quá nhiều đường phèn ảnh hưởng đến hoạt động của hormone kiểm soát cảm giác đói – no, khiến người bệnh tiểu đường dễ bị thèm ăn hơn. Điều này có thể dẫn đến việc ăn nhiều hơn, dư thừa năng lượng và gây tăng cân, cuối cùng dẫn đến tình trạng béo phì.[4]

2.2. Dư thừa đường glucose và fructose

Người mắc bệnh tiểu đường không có khả năng đưa glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng hoặc không thể sản xuất đủ insulin. Điều này dẫn đến lượng glucose ở người tiểu đường luôn ở mức cao hơn bình thường. Do đó, việc tiêu thụ lượng lớn đường phèn sẽ khiến glucose tăng đột biến, gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiểu đường như suy thận, sa sút thị lực hoặc mù lòa, hệ thống miễn dịch suy yếu, có khả năng nhiễm trùng cao hơn… [5].

Ngoài ra, khi tiêu thụ quá nhiều đường phèn, lượng fructose dư thừa sẽ tích tụ dưới dạng mỡ trong gan, dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ. Tình trạng này có thể gây viêm và kháng insulin, khiến cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả. Để bù đắp, tuyến tụy buộc phải sản xuất nhiều insulin hơn, lâu dần dẫn đến suy giảm chức năng tuyến tụy và có thể dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 [6].

Việc ăn quá nhiều đường phèn sẽ khiến cơ thể người tiểu đường bị dư thừa đường glucose và fructose.
Việc ăn quá nhiều đường phèn sẽ khiến cơ thể người tiểu đường bị dư thừa đường glucose và fructose.

2.3. Gây nên các bệnh về tim mạch

Thói quen tiêu thụ quá nhiều đường, bao gồm cả đường phèn là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về tim mạch. Đường phèn có thể gây tổn hại cho mạch máu nhiều hơn cả chất béo, làm tăng nguy cơ đau tim và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Ngoài ra, lượng đường trong máu cao khiến cơ thể phải sản sinh nhiều insulin hơn, từ đó kích thích hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến nhịp tim và huyết áp tăng.

Huyết áp cao gây áp lực lớn lên tim và động mạch, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh lý nghiêm trọng khác về mạch máu như bệnh mạch máu ngoại biên…[4]

Người tiểu đường ăn quá nhiều đường phèn sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch.
Người tiểu đường ăn quá nhiều đường phèn sẽ dễ mắc các bệnh về tim mạch.

3.6. loại đường người tiểu đường nên ăn thay cho đường phèn

Nếu muốn tiêu thụ đường, bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn những loại đường dưới đây để đảm bảo hơn cho sức khỏe, bởi hầu hết các loại đường này đều là đường nhân tạo, mang đến vị ngọt ngào tương tự đường thông thường nhưng lại chứa rất ít hoặc thậm chí không chứa năng lượng [7].

  • Đường Sucralose: Mặc dù có vị ngọt thanh hơn so với đường cát nhưng loại đường này không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết. Thêm vào đó, cơ thể chỉ hấp thụ một lượng rất nhỏ Sucralose. Liều lượng đường Sucralose được khuyến nghị là 5mg/kg cân nặng mỗi ngày.
  • Đường Aspartame: Aspartame là chất tạo ngọt nhân tạo có độ ngọt gấp 200 lần đường tinh luyện. Tuy nhiên, loại đường này không làm tăng đường huyết và cũng không cung cấp bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào. Liều lượng Aspartame khuyến nghị cho người bệnh tiểu đường là không quá 50mg/kg/ngày.
  • Đường Saccharin: Saccharin là chất tạo ngọt nhân tạo không chứa calo, có độ ngọt vượt trội hơn đường tinh luyện từ 300 – 500 lần. Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên tiêu thụ tối đa 15mg/kg/ngày.
  • Đường Stevia: Stevia là chất tạo ngọt tự nhiên được chiết xuất từ lá cây cùng tên. Ưu điểm của đường Stevia là không chứa calo và đã được khoa học chứng minh là không làm tăng đường huyết hoặc chỉ tác động rất ít. Lượng đường Stevia khuyến nghị cho người bệnh tiểu đường là 7.9mg/kg/ngày.
  • Đường Acesulfame Potassium: Đường Acesulfame Potassium là chất tạo ngọt được sử dụng rộng rãi bởi cả người bệnh tiểu đường và người ăn kiêng nhờ đặc tính không làm tăng đường huyết trong thời gian ngắn [8]. Liều dùng an toàn được khuyến nghị là không quá 15mg/kg cân nặng mỗi ngày [7].
  • Đường Palatinose: Đường Palatinose cung cấp 4kcal/g năng lượng một cách chậm rãi và ổn định, rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường [9]. Đặc biệt, một nghiên cứu đến từ những người bệnh tiểu đường type 2 cho thấy rằng, việc sử dụng đường Palatinose giúp giảm 55% tiết insulin và 20% sự dao động đường huyết [10].
Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn các loại đường tốt như đường Stevia để thay thế đường phèn.
Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn các loại đường tốt như đường Stevia để thay thế đường phèn.

4. Lưu ý cho người tiểu đường ăn đường phèn

Khi tiêu thụ đường phèn, người tiểu đường nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn sức khỏe: [7]

  • Theo dõi đường huyết: Sau khi ăn đường phèn, bạn cần kiểm tra chỉ số đường huyết để đảm bảo không có nguy hại nào xảy ra làm gia tăng lượng đường trong máu.
  • Không thay thế đường ăn kiêng thành đường phèn: Bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không sử dụng đường phèn hay đường kính thay thế cho các loại đường ăn kiêng chuyên dụng dành cho người tiểu đường [7].
  • Cân bằng đường huyết với sữa Glucare Gold: Được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, sữa Glucare Gold đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Glucare Gold chứa hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vì thế, người tiểu đường nên bổ sung sữa Glucare Gold để cân bằng đường huyết.
Người tiểu đường nên bổ sung sữa Glucare Gold để cân bằng đường huyết.
Người tiểu đường nên bổ sung sữa Glucare Gold để cân bằng đường huyết.

Bài viết đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc tiểu đường có ăn được đường phèn không cùng một số thông tin liên quan hữu ích. Tóm lại, người tiểu đường vẫn có thể tiêu thụ đường phèn, tuy nhiên chỉ nên hạn chế ở liều lượng thấp, tốt nhất là không nên ăn loại đường này. Người mắc tiểu đường có thể thay thế đường phèn bằng những loại đường khác tốt cho người tiểu đường hoặc bổ sung sữa Glucare Gold vào chế độ ăn uống.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc người tiểu đường tiêu thụ đường phèn hoặc muốn tìm hiểu chi tiết về sản phẩm sữa Glucare Gold, bạn có thể liên hệ đến hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để được tư vấn cụ thể!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

2.7/5 - (3 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
2.7/5 - (3 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *