Gãy xương làm sao mau lành? Thử ngay 4 bí quyết hiệu quả này

Rate this post

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare

Những người bị gãy xương cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tốt cho quá trình hồi phục xương và thực hiện các bài tập thể dục, vật lý trị liệu phù hợp. Vậy gãy xương làm sau mau lành? Hãy cùng tham khảo 4 bí quyết hiệu quả sau đây để hồi phục nhanh bạn nhé.

1. Bổ sung các thực phẩm phù hợp, tốt cho xương

Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng để người bệnh được bổ sung năng lượng, giúp cơ thể sớm hồi phục và đẩy nhanh quá trình tái tạo xương. Sau đây là các thực phẩm “vàng” giúp người bệnh gãy xương sớm khỏi bệnh và phục hồi xương nhanh chóng.

1.1. Đậu nành

Trong 100g đậu nành xanh nấu chín có chứa tới 12.35g protein [1]. Trong khi đó, protein chiếm tỷ trọng 50% trong việc tái tạo và hình thành xương [2]. Chính vì vậy, bổ sung đậu nành cho người bệnh gãy xương sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hình thành để xương mau lành.

Tuy nhiên, đậu nành chứa một lượng protein khá lớn, do đó, người bệnh không nên bổ sung quá nhiều có thể gây ảnh hưởng tới tiêu hóa. Lượng đậu nành lý tưởng là khoảng 150g/ngày, tương ứng với một cốc sữa đậu nành 250ml/ngày (chia làm 2 lần uống. [3]

Đặc biệt, những người bị tuyến giáp, người bị suy thận, người cho chức năng tiêu hóa kém, người bị gout nên hạn chế dùng đậu nành để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. [1]

Bổ sung đậu nành với lượng phù hợp, giúp người bị gãy xương mau chóng hồi phục 
Bổ sung đậu nành với lượng phù hợp, giúp người bị gãy xương mau chóng hồi phục

1.2. Các loại hạt

Các loại hạt rất giàu canxi và cung cấp nhiều magie, protein giúp tái tạo xương nhanh chóng và duy trì sự chắc khỏe của xương tốt. Sau đây là các loại hạt giàu dinh dưỡng nên bổ sung cho người bệnh gãy xương: [4] [5] [6]

Các loại hạt Canxi Protein Magie
Hạnh nhân (trong 100g có) 266mg 21.4g 67.8% RDI
Óc chó (trong 100g óc chó) 98mg 14.28g 39.3% RDI
Hạt dẻ cười (49 hạt tương đương khoảng 100g) 30.4mg 21.4g 71.4% RDI

Ngoài ra, còn rất nhiều loại hạt giàu canxi và các dưỡng chất tốt cho quá trình hình thành xương như: đậu phộng, hạt chia, hạt macca… Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn vừa đủ để tránh đầy bụng, khó tiêu. Mỗi loại hạt sẽ có một lượng ăn riêng, theo khuyến cáo của một số bác sĩ lượng ăn phù hợp là khoảng 25g mỗi ngày. Đây là một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. [7]

Các loại hạt giàu dinh dưỡng, tốt để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh gãy xương 
Các loại hạt giàu dinh dưỡng, tốt để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh gãy xương

1.3. Thịt nạc

Các loại thịt chứa hàm lượng protein lớn, rất tốt để tái tạo các mô, sụn khớp và thúc đẩy quá trình hình thành xương. Sau đây là các loại thịt nạc giàu protein nên bổ sung cho người bệnh gãy xương: [8]

Các loại thịt (trong 100g) Protein
Ức gà 30g
Thịt lợn 26g
Thịt bò 26g

Với lượng protein lớn, hàm lượng chất béo thấp, các loại thịt nạc trên rất phù hợp để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho người bệnh gãy xương. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của một số chuyên gia, bạn không nên ăn quá nhiều protein động vật dễ dẫn đến bệnh gout, bệnh khớp, tim mạch; các axit béo trong thịt gây dư thừa mỡ, tăng cân. Chính vì vậy, mỗi người bệnh gãy xương chỉ nên ăn với lượng vừa phải và tùy theo độ tuổi, cân nặng. Mỗi người không nên ăn quá 300 – 500g thịt mỗi tuần và chia đều cho các ngày trong tuần. [9]

Thịt nạc chứa nhiều protein giúp đẩy nhanh quá trình hình thành xương 
Thịt nạc chứa nhiều protein giúp đẩy nhanh quá trình hình thành xương

1.4. Cá

Trong cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho quá trình hồi phục, tái tạo xương như: protein, magie, kẽm, đặc biệt là vitamin D – giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt để lành xương nhanh chóng. Do đó, cá là một trong những loại thực phẩm lý tưởng để bổ sung cho người bệnh gãy xương. Các loại cá phù hợp như: Cá hồi, cá cơm, cá thu, các trích,… [10]

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng cá phù hợp để bổ sung sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính. Thông thường, lượng cá khoảng 350 – 500g mỗi tuần (chia khoảng 4 bữa/tuần) sẽ là phù hợp để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể và giúp người bệnh gãy xương mau lành. [11]

Trong cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho quá trình hồi phục, tái tạo xương 
Trong cá chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho quá trình hồi phục, tái tạo xương

1.5. Các loại rau cải

Các loại rau họ cải chứa hàm lượng canxi và Vitamin K dồi dào, giúp hỗ trợ nuôi dưỡng xương khỏe mạnh, giảm thiểu tối đa chứng loãng xương thường gặp. Trong đó, các loại rau họ cải giàu dinh dưỡng như: rau chân vịt, cải xoăn, bắp cải… chính là những gợi ý lý tưởng cho thực đơn hàng ngày. [2]

Theo Tổ chức Y Tế thế giới, mỗi ngày, một người cần phải bổ sung đủ 300g rau xanh mỗi ngày [12]. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cũng chỉ nên bổ sung lượng rau cải là 300g/ngày. Tuy nhiên, với những người bị bệnh đường tiêu hóa, sỏi thận, tuyến giáp nên hạn chế ăn rau cải vì có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. [13]

Rau họ cải là một trong những thực phẩm lý tưởng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bệnh bị gãy xương 
Rau họ cải là một trong những thực phẩm lý tưởng để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của người bệnh bị gãy xương

1.6. Trứng

Trứng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho quá trình hồi phục, hình thành xương. Đặc biệt là lượng protein lớn (1 quả trứng cỡ vừa 50g có khoảng 6.3g protein) rất lý tưởng để người bệnh gãy xương bổ sung vào thực đơn hàng ngày [14]. Cùng với hàm lượng calo lớn, trứng sẽ giúp người bệnh bổ sung năng lượng, cải thiện sức khỏe để sớm khỏi bệnh.

Lượng trứng phù hợp để bổ sung cho người bệnh là từ 3 – 4 quả trứng/tuần và không quá 2 quả/bữa. Với những người bị cholesterol trong máu hoặc cao huyết áp nên ăn 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần 1 quả. [15]

Trứng là một trong những thực phẩm vàng, tốt cho người bệnh gãy xương 
Trứng là một trong những thực phẩm vàng, tốt cho người bệnh gãy xương

1.7. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…) rất dồi dào canxi, Vitamin D và protein. Đây đều là những dưỡng chất thiết yếu và vô cùng quan trọng để cơ thể tăng cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình tái tạo, hồi phục xương và cải thiện các triệu chứng đau nhức thường gặp. [2]

Bạn có thể cân đối bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày. Lượng sữa phù hợp là từ 2 – 3 ly mỗi ngày (mỗi ly khoảng 200ml) và các chế phẩm khác có thể bổ sung vào bữa phụ trong ngày. Tuy nhiên, với những những đang muốn giảm cân thì bạn nên lựa chọn loại sữa ít béo để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể mà vẫn kiểm soát cân nặng tốt.

Trong các sản phẩm sữa lý tưởng để bổ sung cho người bệnh gãy xương, Nutricare Bone – sản phẩm của thương hiệu Nutricare uy tín, được nhiều bác sĩ khuyên dùng. Đây chính là giải pháp dinh dưỡng toàn diện hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, tăng cường khối cơ, rất phù hợp để sử dụng cho người bị gãy xương.

Nutricare Bone cung cấp Canxi dễ hấp thu để phát triển, hồi phục xương. Hàm lượng Vitamin D3, K2 giúp tối tạo mật độ xương và tăng cường hấp thu canxi. Cùng lượng đạm cao và 28 Vitamin, khoáng chất như Magie, Kẽm, Vitamin B6, B12,… giúp cơ thể sớm hồi phục. Hợp chất collagen type II thủy phân và Glucosamine giúp tăng cường vận động của sụn khớp, giảm đau khớp hiệu quả. Chình vì vậy, Nutricare Bone được nhiều người bệnh gãy xương đánh giá là nguồn dinh dưỡng “vàng” giúp cơ thể sớm hồi phục.

Nutricare Bone - Giải pháp dinh dưỡng toàn diện hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, tăng cường khối cơ để người bị gãy xương mau hồi phục
Nutricare Bone – Giải pháp dinh dưỡng toàn diện hỗ trợ xương khớp chắc khỏe, tăng cường khối cơ để người bị gãy xương mau hồi phục

2. Những thực phẩm cần tránh để xương mau lành

Ngoài những thực phẩm giàu dinh dưỡng cần bổ sung, người bị gãy xương cần tránh những thực phẩm có thể gây hại sau:

  • Thức ăn mặn: Ăn nhiều đồ mặn, sẽ khiến thận phải làm việc nhiều, người bệnh đi tiểu nhiều hơn để loại bỏ muối ra khỏi cơ thể. Khi đó, hàm lượng canxi đáng kể cũng bị mất đi qua đường nước tiểu, khiến cơ thể thiếu hụt canxi làm ảnh hưởng tới quá trình lành xương.
  • Đồ ngọt: Những thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo ngọt… sẽ làm tăng lượng đường trong máu hoặc gây cản trở quá trình lưu thông của máu. Điều này đồng nghĩa với việc, các tế bào máu di chuyển để chữa lành vết thương bị ngăn cản, kéo dài thời gian hồi phục vết thương.
  • Kiêng rượu, bia: Các chất kích thích như rượu, bia sẽ làm ảnh hưởng tới các chức năng tuần hoàn của cơ thể, trong đó có cả khả năng hấp thu canxi. Chính vì vậy, nếu người bệnh gãy xương thường xuyên uống rượu, bia sẽ  khiến vết thương lâu hồi phục hơn.
  • Kiêng cà phê, trà: Đây là những thực phẩm chứa nhiều caffeine, gây ảnh hưởng tới quá trình hấp thu canxi ở thận và ở ruột. Điều này khiến cơ thể thiếu hụt canxi và xương lâu lành hơn.
  • Kiêng đồ ăn chiên rán: Những đồ ăn chiên rán thường chứa nhiều dầu mỡ và lượng calo lớn khiến người bệnh tăng cân mất kiểm soát. Việc tăng cân nhanh chóng có thể gây áp lực lên xương, khiến quá trình hồi phục bị kéo dài. [16]
Đồ ăn chiên rán là một trong những thực phẩm mà người bị gãy xương cần tránh để không ảnh hưởng tới quá trình lành xương 
Đồ ăn chiên rán là một trong những thực phẩm mà người bị gãy xương cần tránh để không ảnh hưởng tới quá trình lành xương

3. Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng

Các động tác giúp cơ thể vận động nhẹ nhàng sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu, để vết thương mau lành và giảm đau nhức. Người bệnh nên tập một số động tác phục hồi như tập cử động khớp, vận động tại chỗ, đi lại nhẹ nhàng để giảm khả năng co cứng khớp do nằm bất động quá lâu.

Tuy nhiên, người bệnh cần tránh tập gây áp lực lên vùng xương bị gãy, chỉ vận động ở khớp xung quanh. Khi máu ở khu vực xung quanh phần thương bị gãy được tuần hoàn, lưu thông tốt sẽ rút ngắn thời gian liền xương.  [17]

Vận động nhẹ nhàng với người bị gãy xương giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu để rút ngắn thời gian phục hồi 
Vận động nhẹ nhàng với người bị gãy xương giúp tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu để rút ngắn thời gian phục hồi

4. Thực hiện vật lý trị liệu

Ngoài các biện pháp về tập thể dục nhẹ nhàng và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, người bệnh gãy xương có thể thực hiện thêm vật lý trị liệu để hỗ trợ quá trình hồi phục. Tùy theo từng giai đoạn, người bệnh sẽ áp dụng cách vật lý trị liệu khác nhau. Cụ thể:

4.1. Giai đoạn bất động

Đây là giai đoạn mà người bệnh cần hạn chế tối đa vận động để không gây những ảnh hưởng, áp lực lên vùng xương bị thương. Tuy nhiên, ở giai đoạn bất động, người bệnh cũng nên thực hiện vật lý trị liệu để ngăn ngừa các biến chứng như: teo cơ, cứng khớp,… do bất động lâu.

Phương pháp phù hợp trong giai đoạn này là người bệnh nên thực hiện ở tại cơ sở y tế và có sự giám sát, hướng dẫn của cán bộ y tế. Người bệnh và người nhà chăm sóc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn. Các phương pháp được áp dụng gồm:

  • Vận động trị liệu: Với vùng xương gãy, thực hiện co cơ tính để ngăn ngừa teo cơ, giảm phù nề. Còn với các khớp không bị cố định thì vận động hết biên độ (hết tầm) vận động.
  • Giảm đau: Sử dụng điện trị liệu như: điện phân, điện cao tần hoặc nhiệt lạnh giúp làm giảm các triệu chứng đau.
  • Thời gian thực hiện: Tiến hành sớm theo chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu trong giai đoạn bất động sau khi bị gãy xương cần thực hiện tại cơ sở y tế, dưới sự giám sát và chỉ dẫn của nhân viên y tế 
Vật lý trị liệu trong giai đoạn bất động sau khi bị gãy xương cần thực hiện tại cơ sở y tế, dưới sự giám sát và chỉ dẫn của nhân viên y tế

4.2. Giai đoạn sau bất động

Sau thời gian bất động lâu ngày, người bệnh thường bị đau khớp, hạn chế vận động hoặc có thể teo cơ. Khi đó, các bài vật lý trị liệu sẽ rất hữu ích giúp người bệnh giảm sưng, giảm đau, gia tăng tuần hoàn và hoạt động của các khớp, cơ để sớm trở về cuộc sống bình thường.

Phương pháp phù hợp trong giai đoạn sau bất động thường là:

  • Sử dụng nhiệt nóng ẩm: Bằng cách chiếu đèn hồng ngoại, bó parafin ngày 01 lần, mỗi lần 20 – 30 phút.
  • Xoa bóp: Xoa bóp vùng chấn thương ngày 1 lần, mỗi lần 20 – 30 phút và điện xung 10 – 20 phút mỗi ngày.
  • Vận động trị liệu: Cử động khớp và thực hiện khoảng 10 – 15 phút/lần, mỗi ngày 4 – 6 lần. Hoặc người bệnh bị gãy chân có thể tập đi với dụng cụ trợ giúp như nạng, luyện dáng đi,…  [18]
Sau giai đoạn bất động, người bệnh cần tập luyện với các bài tập tăng dần để sớm hồi phục, trở về cuộc sống bình thường 
Sau giai đoạn bất động, người bệnh cần tập luyện với các bài tập tăng dần để sớm hồi phục, trở về cuộc sống bình thường

5. Một số lưu ý khác để người bệnh gãy xương mau lành

Ngoài những phương pháp về dinh dưỡng, tập luyện, người bệnh gãy xương cũng cần lưu ý những vấn đề sau để hồi phục nhanh chóng. Cụ thể:

1 – Sau mổ: Thông thường, trừ một số trường hợp nhẹ, người bị gãy xương sẽ cần thực hiện mổ để bác sĩ nắn chỉnh, giúp xương mau lành. Trong giai đoạn sau mổ, người bệnh cần lưu ý vấn đề sau:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ: Bệnh nhân và người nhà chăm sóc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc trong và sau điều trị gãy xương.
  • Giữ gìn vết thương: Sau mổ, vết thương cần được giữ sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng.
  • Theo dõi cẩn thận quá trình phục: Bệnh nhân và người nhà cần sát sao, liên tục theo dõi sự phát triển của vết thương và thông báo ngay với bác sĩ khi xảy ra tình trạng bất thường.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Người bệnh cần có một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Đặc biệt là các thực phẩm giàu dưỡng chất như:
    • Canxi: Đây là dưỡng chất quan trọng, góp phần vào việc xây dựng và củng cố cấu trúc xương.
    • Protein: Một nửa cấu trúc xương được hình thành từ protein, bên cạnh đó đây còn là dưỡng chất chính để tái tạo các mô cơ, sụn khớp giúp các khớp xương linh hoạt, để người bệnh vận động thoải mái hơn.
    • Vitamin D: Đây là chất “xúc tác” để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.
    • Magie, kẽm:  Đóng vai trò quan trọng để duy trì cấu trúc và chức năng xương.
    • Sắt: Là thành phần chính của hồng cầu, đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển oxy từ phổi vào các mô, tế bào. Người bị gãy xương được bổ sung sắt đầy đủ giúp quá trình hồi phục, tái tạo mô tế bào nhanh hơn.

2 – Sau bó bột:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Trường hợp cần băng bó, đeo nạng, đeo nẹp… người bệnh cần tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ về cách thức và thời gian sử dụng.
  • Nên kê cao phần xương bị tổn thương, tránh tình trạng ứ máu tĩnh mạch.
  • Tránh vận động mạnh: Người bệnh đang cần vận động để tránh bị teo cơ, cứng khớp nhưng cần tập luyện nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh gây tổn hại vết thương.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan: Dù trong thời gian sau mổ hay sau khi bó bột, người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực và stress quá mức. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc hoặc tâm sự với người thân, bạn bè để luôn cảm thấy vui vẻ, lạc quan giúp ăn, ngủ ngon, sức khỏe mau hồi phục. [19]
Sau mổ hoặc sau bó bột người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để hồi phục nhanh hơn 
Sau mổ hoặc sau bó bột người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để hồi phục nhanh hơn

Trên đây là những chia sẻ của Nutricare về các phương pháp giúp người bệnh gãy xương sớm hồi phục. Hy vọng đã giúp bạn có câu trả lời cho thắc mắc gãy xương làm sau mau lành. Bạn hãy bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, chế độ ăn lành mạnh, giàu dưỡng chất, tập luyện đúng cách vết thương sẽ sớm hồi phục.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *