7+ những món ăn gây đột quỵ cần hạn chế từ bây giờ

Rate this post

Đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra bất ngờ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này xuất phát từ chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, việc nhận diện những món ăn gây đột quỵ và hạn chế tiêu thụ chúng ngay từ bây giờ là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe cũng như ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ.

1. Thịt đỏ – Chứa cholesterol xấu gây mỡ máu cao

Thịt đỏ thường chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao có thể làm tăng đáng kể mức cholesterol xấu trong máu. Điều này góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, bao gồm cả đột quỵ cũng như làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường – một yếu tố nguy cơ quan trọng dẫn đến đột quỵ [1].

Thịt đỏ là thịt của động vật có vú, có màu đỏ khi còn sống, chẳng hạn như [2]:

  • Thịt bò
  • Thịt lợn
  • Thịt cừu
  • Thịt nai

Bạn vẫn có thể tiêu thụ thịt đỏ, tuy nhiên chỉ nên tiêu thụ dưới 3 khẩu phần, tương đương 340 – 500g mỗi tuần theo khuyến nghị của Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) [2].

Việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ
Việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ đột quỵ

2. Thịt chế biến sẵn – Nhiều muối ảnh hưởng sức khỏe tim mạch

Các loại thịt chế biến sẵn chứa hàm lượng muối và chất béo động vật cao, không tốt cho sức khỏe mạch máu. Lượng muối dư thừa có thể làm tăng huyết áp, trong khi chất béo động vật góp phần làm tăng cholesterol, cả hai đều là yếu tố nguy cơ hàng đầu của các bệnh lý tim mạch, bao gồm cả đột quỵ [1].

Các loại thịt chế sẵn mà bạn cần tránh để hạn chế đột quỵ [3]:

  • Thịt hộp
  • Thịt nguội
  • Xúc xích
  • Thịt hun khói
  • Gà viên chiên
  • Thịt bò khô
  • Thịt bò xay trong hamburger ở các cửa hàng thức ăn nhanh
Các loại thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều gia vị như muối gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch
Các loại thịt chế biến sẵn thường chứa nhiều gia vị như muối gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch

3. Thức ăn nhanh – Gây béo phì, tăng huyết áp

Các loại thức ăn nhanh thường chứa hàm lượng muối rất cao. Việc tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, từ đó dẫn đến các vấn đề tim mạch nghiêm trọng, bao gồm cả đột quỵ. Hơn nữa, thức ăn nhanh thường chứa rất nhiều chất béo và đạm nhưng lại thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu, dẫn đến nguy cơ béo phì cao. Thừa cân, béo phì được biết đến là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra đột quỵ [4].

Các loại thức ăn nhanh cần tránh:

  • Khoai tây chiên
  • Pizza
  • Snack
Bạn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ thức ăn nhanh để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ
Bạn nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ thức ăn nhanh để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ

4. Thực phẩm chiên rán – Tăng cholesterol xấu gây xơ cứng động mạch

Thực phẩm chiên rán cũng nằm trong nhóm thực phẩm có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chúng thường chứa hàm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cao, các thành phần này có thể làm tăng cholesterol xấu (LDL) và giảm cholesterol tốt (HDL), từ đó gây xơ cứng động mạch và gia tăng nguy cơ đột quỵ [5].

Một số thực phẩm chiên rán mà bạn nên hạn chế:

  • Khoai tây chiên
  • Gà rán
  • Cá viên chiên
  • Xúc xích chiên
  • Phô mai que chiên
Bạn nên tránh xa các món ăn được chế biến bằng phương pháp chiên rán nhiều dầu mỡ để hạn chế béo phì - nguy cơ gây đột quỵ
Bạn nên tránh xa các món ăn được chế biến bằng phương pháp chiên rán nhiều dầu mỡ để hạn chế béo phì – nguy cơ gây đột quỵ

5. Thực phẩm chứa nhiều đường – Tăng cân, gây xuất huyết não

Việc thường xuyên tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đường có thể dẫn đến tăng cân và béo phì. Béo phì được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm cả xuất huyết não và đột quỵ [6].

Một số thực phẩm chứa nhiều đường mà bạn cần tránh tiêu thụ nhiều [7]:

  • Trái cây khô
  • Siro
  • Nước sốt
  • Bánh ngọt
  • Bánh quy
  • Bánh pudding
  • Kẹo ngọt
  • Kem
  • Khoai tây chiên
  • Trà sữa
  • Nước ngọt có gas
Việc tiêu thụ lượng lớn thực phẩm chứa nhiều đường tăng nguy cơ xuất huyết não và đột quỵ
Việc tiêu thụ lượng lớn thực phẩm chứa nhiều đường tăng nguy cơ xuất huyết não và đột quỵ

6. Thức uống có cồn – Gây xơ vữa động mạch

Việc uống các loại thức uống có cồn thường xuyên trong thời gian dài có thể gây lắng đọng cholesterol, muối canxi và các chất khác trên thành mạch máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, từ đó tăng tỷ lệ mắc đột quỵ [7].

Thức uống có cồn bạn nên tránh:

  • Rượu
  • Bia

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng rượu, bia với liều lượng 1 – 2 ly rượu vang hoặc 1 – 2 cốc bia mỗi tuần [8].

Không nên tiêu thụ rượu bia thường xuyên trong thời gian dài để phòng ngừa đột quỵ
Không nên tiêu thụ rượu bia thường xuyên trong thời gian dài để phòng ngừa đột quỵ

7. Thức uống chứa Caffeine – Gây tăng huyết áp và nhịp tim

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày có thể dẫn đến tăng nhịp tim và huyết áp theo thời gian. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ lượng lớn caffeine và nguy cơ cao mắc chứng mất trí cũng như đột quỵ [9].

Một số thức uống chứa caffeine:

  • Cà phê
  • Trà

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tiêu thụ caffeine mà vẫn đảm bảo sức khỏe với liều lượng dưới 400mg mỗi ngày.

Không tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày để hạn chế đột quỵ
Không tiêu thụ quá 400mg caffeine mỗi ngày để hạn chế đột quỵ

Thực phẩm nên bổ sung để ngăn ngừa đột quỵ

Ngoài việc tránh các loại thực phẩm trên, bạn có thể bổ sung các thực phẩm sau để phòng tránh đột quỵ:

  • Cá béo: Các loại cá béo như cá hồi, cá thu,… chứa nhiều axit béo omega-3 có tác dụng cải thiện chức năng tim mạch và não, giảm nguy cơ hình thành mảng bám trong lòng mạch và hạn chế nguy cơ đột quỵ [10].
  • Rau xanh: Rau xanh đậm giàu nitrat giúp giãn mạch máu, hạ huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và cải thiện chức năng tế bào mạch máu, nhờ đó phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Bạn có thể bổ sung các loại rau xanh như rau bina, cải xoăn,…vào chế độ ăn uống cân bằng [10].
  • Trái cây: Các loại trái cây như bơ, táo, cam,…có chứa các chất chống oxy hóa, chất xơ và vitamin, tốt cho tim mạch và não bộ, đồng thời giúp kiểm soát đường huyết và bảo vệ mạch máu [10].
  • Các loại đậu: Các loại đậu như đậu nành, đậu đen,… giàu protein thực vật, chất xơ và chất chống viêm, giúp kiểm soát cholesterol, tốt cho tim mạch, nhờ đó hạn chế tình trạng đột quỵ [11].
  • Các loại hạt: Một số loại hạt như hạt óc chó, hạt hướng dương,… chứa omega-3 và vitamin E có tác dụng bảo vệ tim mạch, góp phần ngăn ngừa đột quỵ [11].
  • Sữa: Các loại sữa giàu kali, canxi, omega-3 như sữa bò hữu cơ, sữa ít béo giúp kiểm soát huyết áp cũng như giảm nguy cơ đột quỵ [11].

Để phòng tránh căn bệnh đột quỵ một cách tối ưu, bạn nên bổ sung sữa Nutricare Gold – sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ. Với hàm lượng Omega – 3 cao, sữa Nutricare Gold có tác dụng hạn chế sự tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, cải thiện lưu thông máu, từ đó có tác dụng phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.

Bên cạnh đó, Omega 3, 6, 9 có trong sữa còn giúp giảm Cholesterol xấu và điều hòa mỡ máu, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, hệ Antioxidants trong Nutricare Gold còn giúp trung hòa các gốc tự do có hại, giảm sự phá hủy protein và lipid, giảm tình trạng xơ vữa động mạch, góp phần hạn chế tối đa nguy cơ đột quỵ.

Nutricare Gold mang nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch
Bạn nên bổ sung sữa Nutricare Gold để phòng ngừa đột quỵ

Bạn có thể tham khảo chi tiết tại bài viết người bị đột quỵ nên ăn gìđể lựa chọn các thực phẩm phù hợp nhằm hạn chế nguy cơ đột quỵ.

Trên đây là những món ăn gây đột quỵ mà bạn nên hạn chế ngay bây giờ để bảo vệ sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về sữa Nutricare Gold chứa hàm lượng Omega 3 cao có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, bạn có thể liên hệ ngay đến số hotline 18006011 hoặc truy cập vào Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được chuyên gia tư vấn!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

Rate this post

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Rate this post

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *