[Giải đáp chi tiết] Bị gãy xương có nên ăn thịt bò không?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh – Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare
“Bị gãy xương có nên ăn thịt bò không?” là câu hỏi thường gặp của nhiều bệnh nhân trong thời gian hồi phục xương bị gãy. Thực tế, thịt bò rất tốt cho người bị gãy xương, bởi nó chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu giúp xương nhanh lành. Để hiểu rõ hơn về lợi ích của thịt bò đối với quá trình phục hồi xương, hãy cùng tiếp tục theo dõi những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!
Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt bò [1]:
Dưỡng chất | Hàm lượng |
Năng lượng | 250kcal |
Protein | 25.9g |
Vitamin B | – |
Sắt | 3.5mg |
Photpho | 200mg |
Selen | 29mcg |
Kẽm | 8.5mg |
1. Người bị gãy xương nên ăn thịt bò
Người bị gãy xương nên ăn thịt bò bởi trong thịt bò không có các chất làm cản trở cơ thể hấp thụ Canxi như Phytate, Cồn, Oxalat, Caffeine,… Đồng thời, việc tiêu thụ thịt bò không làm ảnh hưởng đến sự huy động Canxi phục vụ cho quá trình chữa lành xương bị gãy. Bên cạnh đó, thịt bò còn là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ tối ưu quá trình sửa chữa và tái tạo xương bị gãy trong cơ thể [1].
Tuy nhiên, người bị gãy xương nên tiêu thụ không quá 250g thịt bò mỗi ngày và 500g mỗi tuần. Việc ăn quá nhiều hoặc chế biến thịt bò không đúng cách có thể gây ra các tác hại cho sức khỏe, chẳng hạn như: [1]
- Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Thịt bò chứa lượng chất béo bão hòa khá cao. Do đó nếu tiêu thụ thịt bò quá mức có thể làm tăng Cholesterol trong máu, từ đó tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch và khởi phát các bệnh tim mạch.
- Thừa cân, béo phì: Thịt bò cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể (100g chứa khoảng 250 calo). Vì thế, việc tiêu thụ quá nhiều thịt bò có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của hệ xương.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh gout: Trong thịt bò có chứa Purin, chất này khi vào cơ thể có thể chuyển hóa thành Axit Uric – yếu tố gây ra bệnh gout. Điều này có thể khiến tình trạng gãy xương trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tăng nguy cơ ung thư: Việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ như thịt bò trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ruột non [2].
- Khởi phát phản ứng: Việc chế biến thịt bò ở nhiệt độ cao với thời gian dài có thể hình thành các chất gây viêm như AGEs (advanced glycation end products), Acrylamide,… làm chậm quá trình hồi phục xương bị gãy.
Có thể bạn quan tâm:
- Bị gãy xương có nên uống canxi không? Uống thế nào cho phù hợp?
- Gãy xương làm sao mau lành? Thử ngay 4 bí quyết hiệu quả này
2. 7+ Tác dụng quan trọng của thịt bò đối với người gãy xương
Dưới đây là chi tiết về tác dụng của thịt bò đối với người bị gãy xương [1]:
2.1. Protein có trong thịt bò giúp xương mau lành
Thịt bò là nguồn cung cấp Protein dồi dào, với 100g thịt bò chứa 25.9g Protein. Protein từ thịt bò sau khi được tiêu hóa sẽ phân giải thành các chuỗi Axit Amin, cần thiết cho quá trình tổng hợp Collagen, góp phần hình thành cấu trúc xương.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu Protein có thể giúp tăng mật độ khoáng xương và giảm nguy cơ tái gãy xương [3]. Vì vậy, người bị gãy xương nên bổ sung thịt bò vào chế độ ăn để cung cấp đủ lượng Protein cần thiết, hỗ trợ quá trình liền xương.
2.2. Thịt bò chứa sắt giúp cải thiện tình trạng gãy xương
Trong 100g thịt bò chứa 3.5mg sắt. Sắt là chất xúc tác cần thiết cho quá trình tổng hợp và chuyển hóa Vitamin D3, Hormone hỗ trợ hấp thu Canxi ở ruột và quá trình khoáng hóa xương. Do đó, việc bổ sung sắt trong thịt bò sẽ gián tiếp hỗ trợ quá trình liền xương gãy qua cơ chế tăng hiệu quả tổng hợp và chuyển hóa Vitamin D3 trong cơ thể.
2.3. Vitamin nhóm B có trong thịt bò giúp xương mau hồi phục
Thịt bò chứa nhiều Vitamin nhóm B, đặc biệt là Vitamin B6 và Vitamin B12, mang lại nhiều lợi ích cho quá trình hồi phục xương gãy:
- Vitamin B6: Là chất xúc tác trong quá trình tổng hợp các sợi Collagen nằm ngang thuộc ma trận mô liên kết của xương, giúp tối ưu hóa quá trình tái tạo xương bị gãy.
- Vitamin B12: Đây là chất cần thiết cho quá trình sản sinh tế bào mới, bao gồm tế bào xương. Việc thiếu hụt Vitamin B12 có thể làm giảm mật độ khoáng xương, từ đó quá trình sửa chữa xương bị gãy diễn ra lâu hơn [4].
2.4. Thịt bò chứa kẽm giúp tái tạo xương
100g thịt bò cung cấp khoảng 8.5mg kẽm – tương đương 77% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp Collagen và là thành phần quan trọng trong mô xương, đồng thời thúc đẩy sự biệt hóa của nguyên bào tạo xương, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi xương gãy.
2.5. Selen trong thịt bò đẩy nhanh quá trình phục hồi xương
Việc thiếu hụt Selen có thể thúc đẩy quá trình tiêu xương diễn ra mạnh mẽ, gây suy giảm sức khỏe hệ xương, khiến mô xương dễ bị vỡ [5]. Lúc này, Canxi từ mô xương có thể giải phóng vào máu nhiều hơn, làm thay đổi vi cấu trúc xương, từ đó làm chậm quá trình hồi phục xương gãy.
Thịt bò rất giàu Selen, với khoảng 29mcg trong mỗi 100g, tương đương 53% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Việc bổ sung Selen từ thịt bò có thể giúp bảo vệ sức khỏe xương và thúc đẩy quá trình hồi phục xương gãy.
2.6. Photpho cần thiết cho quá trình hình thành xương
Trong 100g thịt bò cung cấp khoảng 200mg Photpho, tương đương 16% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Photpho chiếm 19% khối lượng xương và đóng vai trò thiết yếu trong quá trình sửa chữa xương gãy.
Để tổng hợp đủ lượng Hydroxyapatite cần thiết cho việc sửa chữa vết xương gãy, hệ tiêu hóa cần sử dụng Photpho từ nguồn thực phẩm. Do đó, người bị gãy xương nên bổ sung Photpho từ thịt bò để hỗ trợ quá trình lành xương.
2.7. Một số hoạt chất sinh học trong thịt bò tốt cho hệ xương
Bên cạnh đó, thịt bò còn chứa một số hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe hệ xương:
- Creatine: Creatine là loại Axit Amin giúp thúc đẩy quá trình hình thành xương mới, giúp xương gãy mau lành hơn.
- Axit Amin Taurine giúp giữ Canxi trong xương, ngăn ngừa thất thoát Canxi, hỗ trợ quá trình phục hồi xương gãy diễn ra tốt hơn.
- Axit linoleic liên hợp (CLA): Đây là Axit béo Omega-6 hỗ trợ quá trình sửa chữa lành xương gãy thông qua cơ chế kháng viêm và cải thiện mật độ xương.
3. Cách lựa chọn và ăn thịt bò khoa học cho người gãy xương
Khi chế biến thịt bò cho người bị gãy xương, bạn cần chú ý những nguyên tắc sau đây: [1]
- Ưu tiên chọn thịt bò tươi: Bạn nên chọn mua thịt bò có nguồn gốc rõ ràng, màu đỏ tươi và không có mùi lạ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng của thịt.
- Ưu tiên chọn thịt bò nuôi thả đồng: Thịt bò nuôi thả đồng thường có ít mỡ và giàu dinh dưỡng hơn so với thịt bò chăn nuôi công nghiệp. Vì vậy, tiêu thụ thịt bò nuôi thả đồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bị gãy xương.
- Tránh chọn thịt bò chế biến công nghiệp: Các loại thịt bò chế biến công nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Loại thịt này thường chứa nhiều chất bảo quản và gia vị (đặc biệt là đường và muối) có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, người bị gãy xương nên hạn chế chọn loại thịt bò này.
- Ưu tiên chọn thịt nạc ít mỡ: Mỡ thịt bò chứa nhiều chất béo bão hòa có thể kích thích phản ứng viêm tại vị trí gãy xương. Do đó, người bị gãy xương nên ưu tiên chọn thịt bò nạc với ít mỡ.
- Ăn thịt bò cùng rau củ: Việc ăn kèm thịt bò với rau củ giúp cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa cần thiết, đồng thời giúp người gãy xương hấp thu dinh dưỡng từ thịt bò tốt hơn [6].
- Chọn phương pháp chế biến lành mạnh: Khi chế biến, thay vì sử dụng phương pháp chiên, xào, hay rán với nhiều dầu mỡ, người bị gãy xương nên chọn cách hầm, luộc hoặc hấp thịt bò. Những phương pháp này không chỉ giúp giảm nguy cơ hình thành các hợp chất vòng thơm gây ung thư mà còn hạn chế việc nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo bão hòa có hại cho sức khỏe.
- Kiểm soát lượng tiêu thụ ở mức hợp lý: Người bị gãy xương không nên ăn thịt bò quá 500g mỗi tuần và khẩu phần trong một ngày không nên vượt quá 250g để kiểm soát hàm lượng chất béo bão hòa và năng lượng nạp vào cơ thể, từ đó giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Tránh kết hợp thịt bò với trà: Thói quen uống trà trong hoặc sau bữa ăn khá phổ biến, nhưng cần tránh kết hợp trà với thịt bò. Lý do là trà chứa một lượng lớn Acid Tannic, khi kết hợp với Protein trong thịt bò có thể cản trở việc hấp thu các vi khoáng như sắt và kẽm. Điều này làm giảm hiệu quả hoạt động của nhu động ruột, khiến thức ăn khó tiêu, tích tụ chất có hại trong ruột, dễ dẫn đến tình trạng táo bón [7].
- Tránh kết hợp thịt bò với thức uống có cồn: Việc kết hợp thịt bò với đồ uống có cồn không được khuyến khích, vì những loại đồ uống này có thể làm giảm lượng Canxi trong xương khớp, gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của người bị gãy xương [7].
- Kết hợp với nguồn Canxi khác: Vì thịt bò không chứa nhiều Canxi, do đó người bị gãy xương nên kết hợp thêm với các thực phẩm giàu Canxi như sữa, trứng, phô mai, hải sản để quá trình lành xương diễn ra nhanh hơn [6].
Vậy người bị gãy xương nên uống sữa gì, người bị gãy xương có thể lựa chọn sữa Nutricare Bone để bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Bởi trong sữa Nutricare Bone có chứa hàm lượng Canxi cao vượt trội, lên đến 1800mg* cùng lượng Vitamin D3 giúp tăng cường hấp thu Canxi tại ruột, đồng thời Vitamin K2 hỗ trợ vận chuyển và tăng mật độ Canxi gắn vào khung xương, tăng tối đa hiệu quả sử dụng Canxi của cơ thể, giúp quá trình lành xương diễn ra nhanh chóng, chắc khỏe và linh hoạt.
Bài viết đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc “gãy xương có nên ăn thịt bò không?” cùng các thông tin hữu ích liên quan. Tóm lại, người bị gãy xương nên ăn thịt bò với cách chế biến và liều lượng phù hợp để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Nếu có câu hỏi nào khác về chế độ dinh dưỡng cho người bị gãy xương hoặc sản phẩm sữa Nutricare Bone, bạn có thể truy cập tại trang Nutricare Bone – Xương khớp chắc khỏe – Tăng cường khối cơ hoặc liên hệ đến số hotline 18006011 để được tư vấn tận tình!
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *