Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ: Nên và không nên ăn gì?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ là rất quan trọng, giúp mẹ bầu ổn định đường huyết và tránh xảy ra biến chứng như sinh non, trẻ nhẹ cân… Do đó, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống phù hợp, không chỉ để hạn chế tiến triển tiểu đường thai kỳ mà còn giúp tránh biến chuyển bệnh sang tiểu đường thông thường.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng bệnh lý xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa đường máu của mẹ bầu trong thời gian mang thai. Tiểu đường thai kỳ thường diễn biến thầm lặng, vì vậy rất khó để mẹ bầu nhận biết được mình có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Do đó, mẹ bầu cần lấy máu làm xét nghiệm đường huyết để biết có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Mẹ bầu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ nếu xét nghiệm đường huyết gặp một trong ba trường hợp sau:
- Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (tương đương ≥ 126 mg/dl).
- Glucose máu ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở bất kỳ thời điểm nào và/ hoặc có các triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường..
- Glucose máu ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm sau 2 giờ sử dụng liệu pháp dung nạp đường.
1. Những thực phẩm thai phụ nên ăn khi bị tiểu đường
Thai phụ khi mắc tiểu đường thai kỳ cần ăn những loại thực phẩm sau đây để tăng sức khỏe mẹ và bé, đồng thời hạn chế tiến triển bệnh.
1.1. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Những loại thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp (chỉ số đường huyết < 56mg/dl) sẽ không làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết và tránh tăng đột ngột đường máu. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này còn giúp no lâu hơn và tạo năng lượng cho mẹ bầu.
- Bánh mì làm từ bột mì nguyên cám
- Các loại ngũ cốc để nguyên hạt như lúa mạch, yến mạch,..
- Các loại đỗ
- Gạo lứt (do có hàm lượng tinh bột không cao) hoặc gạo được trồng tự nhiên.
- Mì được làm từ bột lúa mì để nguyên cám.
Lưu ý:
- Đối với phụ nữ mang thai trong 6 tháng cuối cần tăng thêm 350 Kcal/ngày so với bình thường.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tăng thêm 550 Kcal/ngày so với người bình thường.
GI thấp <55 | |
Dưa bở, dưa gang | 7 |
Bơ | 20 |
Bưởi | 25 |
Cam ta | 43 |
Chanh | 15 |
Dâu tây | 32 |
Kiwi | 52 |
Lê | 36 |
Nho ta | 43 |
Đào | 42 |
Mận | 24 |
Quýt ta | 30 |
Sơ ri | 22 |
Táo tây | 38 |
Cà chua ép | 38 |
Nước ép râu tổng hợp | 15 |
Sữa chua không đường | 14 |
Sữa tươi không đường | 23 |
Sữa đậu nành không đường | 31 |
Các loại đậu | 30 |
Các loại hạt | 49 |
Bún | 51 |
Gạo tấm | 53 |
Mì Spaghetti | 41 |
Bánh mì tươi | 31 |
Khoai mì | 50 |
Danh sách thực phẩm có chỉ số GI thấp thích hợp với chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ
GI cao ≥70 | |
Bánh mì trắng | 100 |
Khoai tây | 135 |
Mạch nha | 110 |
Mật ong | 94 |
Bột dong (Miến) | 95 |
Bánh bột bắp | 92 |
Bánh bột gạo | 82 |
Đường kính | 86 |
Đường Maltose | 85 |
Yến mạch | 85 |
Cơm gạo tài nguyên | 73 |
Cơm gạo huyết rồng | 75 |
Ngũ cốc | 84 |
Lúa mạch đen | 76 |
Xôi | 79 |
Bánh quy lạt | 74 |
Bánh bông lan | 70 |
Bí ngô | 75 |
Khoai lang | 70 |
Nhãn Chôm chôm Mít Vải Mãng cầu ta Sa bô chê Sầu riêng Dưa hấu Các loại mứt Trái cây khô |
≥70 |
Không nên dùng thực phẩm có chỉ số đường huyết cao cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
GI trung bình 55 – 69 | |
Cam Mỹ | 66 |
Nho Mỹ | 59 |
Dứa | 66 |
Dưa lưới | 65 |
Đu đủ chín | 58 |
Xoài chín | 55 |
Chuối (già, xiêm) | 62 |
Mơ | 57 |
Gạo lứt còn vỏ cám | 55 |
Bánh mì nguyên cám | 67 |
Bắp | 55 |
Khoai sọ | 58 |
Cà rốt | 69 |
Súp đậu | 60 |
Nước ngọt Coca Cola | 63 |
Kem | 61 |
Nên hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình
Một khẩu phần bao gồm:
- 1 lát bánh mì
- Ngũ cốc ăn liền : 28 gram
- 1/2 chén (105 gram) cơm hoặc mì ống đã nấu chín
- 1 bánh cupcake hay 1 miếng bánh bông lan từ bột mì nguyên cám
( Ăn 6 khẩu phần mỗi ngày)
Mặc dù phải thật sự quan tâm đến việc ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ nhưng mẹ bầu cũng không cần bỏ hoàn toàn các thực phẩm có GI cao, mà thay vào đó trộn lẫn các thực phẩm có GI thấp để giảm tốc độ glucose vào máu.
1.2. Thực phẩm có protein lành mạnh
Protein là thành phần quan trọng trong chế độ ăn của mẹ bầu, không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất đầy đủ mà còn giúp no lâu hơn, từ đó tránh thèm ăn hơn, giảm nguy cơ tăng đường huyết. Ăn protein cùng với carbohydrate hoặc chọn carbohydrate chứa cả protein. Cần bổ sung 20% protein trong mỗi bữa ăn để đảm bảo giúp cân bằng đường huyết cho mẹ bầu.
Các thực phẩm chứa protein lành mạnh bao gồm:
- Cá và thịt gà hay các loại gia cầm ( lưu ý: khi ăn nhớ bỏ da gà).
- Thịt nạc các loại động vật như bò, lợn, trâu,…( lưu ý cần lọc bỏ phần mỡ trong thịt hay sử dụng các cách chế biến hạn chế dầu mỡ như nướng hoặc luộc thay cho chiên)
- Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn chứa lượng lớn các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu như sắt, kẽm, vitamin nhóm B,…
Mẹ bầu nên ăn mỗi ngày từ 2 đến 3 khẩu phần ăn. Mỗi khẩu phần ăn gồm có:
- Khoảng 55 – 85 gam thịt lợn, thịt các loại gia cầm hoặc cá các loại.
- ½ bát đỗ nấu chín ( tương đương 170 gram)
- 1 quả trứng gà
- 2 muỗng canh (30 gram) bơ đậu phộng
1.3. Chất béo không bão hoà
Nhiều mẹ bầu lầm tưởng chất béo là không tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chất béo không bão hòa là cần thiết trong bất kỳ chế độ ăn lành mạnh nào bao gồm cả khi bị đái tháo đường thai kỳ. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể tham khảo các loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như:
- Ưu tiên sử dụng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật như: dầu lạc, dầu đậu nành, dầu oliu,..
- Bơ thực vật
- Các loại hạt nguyên, ngũ cốc.
- Cá giàu chất béo omega như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,..
- Hạt chia
1.4. Rau củ quả xanh
Rau củ quả xanh có thể giúp mẹ bầu cân bằng được các ảnh hưởng xấu đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Do rau củ quả chứa lượng lớn chất xơ nên giúp hạn chế hấp thu tinh bột (sau chuyển hóa thành đường dẫn tới tăng đường huyết).
Các lựa chọn rau tốt cho tiểu đường thai kỳ bao gồm:
- Rau tươi ( lưu ý không nên thêm các loại nước sốt nhiều vị ngọt hay mặn và các chất béo).
- Các loại rau có màu xanh đậm và vàng đậm, chẳng hạn như rau bina, bông cải xanh, xà lách, cà rốt, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu lăng…
Lưu ý: Ăn rau trước bữa ăn chính để hạn chế được lượng tinh bột hấp thụ vào máu sau ăn. Mỗi ngày nên thêm vào thực đơn của mẹ bầu ít nhất từ 500 đến 600 gram rau xanh.
1.5. Trái cây ít đường
Trái cây tươi là nguồn cung cấp đường tự nhiên, tốt cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, trái cây còn bổ sung lượng lớn vitamin- khoáng chất và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng một cách tự nhiên. Mặc du vậy, mẹ bầu vẫn cần chú ý lựa chọn các loại trái cây ít đường như: dưa gang, bơ, dâu, thanh long, bưởi, cam ta, quýt ta, lê, táo, sơ ri, kiwi xanh, nho ta…
Ăn 2 đến 4 phần mỗi ngày (khoảng 200g/ngày). Tuy nhiên, nên dùng trái cây tươi thay vì nước trái cây, chúng có nhiều chất xơ hơn và giảm bớt lượng đường. Bên cạnh đó, trái cây tươi cũng giàu dinh dưỡng hơn.
Lưu ý: nên tránh ăn trái cây vào buổi sáng do đường huyết của thai phụ có xu hướng tăng vào buổi sáng.
Như vậy chúng ta đã biên được các thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ để giúp cả mẹ và bé có sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra mẹ bầu bị tiểu đường cũng cần tìm hiểu về những thực phẩm cần hạn chế để giúp thai kỳ khỏe mạnh nhất có thể nhé!
Sữa tiểu đường thai kỳ: Top 5 loại sữa tiểu đường thai kỳ được khuyên dùng
2. Những thực phẩm thai phụ tiểu đường nên hạn chế
2.1. Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột là loại thực phẩm có chứa lượng lớn nguồn carbohydrate. Khi vào cơ thể carbohydrate sẽ bị chuyển hóa thành đường và có ảnh hưởng lớn đến chỉ số đường huyết.
Vậy nên, mẹ bầu cần hạn chế các loại đồ ăn giàu tinh bột như: gạo trắng, gạo nếp. lúa mì, khoai tây, mì sợi…
2.2. Thức uống có ga
Trong thức uống có ga chứa lượng lớn thành phần đường. Một nghiên cứu của các chuyên gia tại Trường y tế công cộng Harvard chỉ ra rằng uống 1-2 lần nước có ga mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường hơn người bình thường là 26%.
Để hạn chế được cơn khát, mẹ bầu có thể thay thức uống có ga bằng các loại sinh tố trái cây hay rau củ để tốt sức khỏe trong thời kỳ mang thai. Mẹ bầu thực sự không nên sử dụng chúng trong chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ của mình.
2.3. Đồ uống có cồn
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ glycogen và giải phóng glucose khi cần thiết. Do đó, khi dùng đồ uống có cồn, thay vì làm nhiệm vụ trên, gan phải làm việc để loại bỏ rượu ra khỏi cơ thể, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường huyết. Ngoài ra, rượu còn kích thích thèm ăn và ảnh hưởng đến sự tiết insulin khiến khó kiểm soát đường huyết.
Tóm lại, mẹ bầu tuyệt đối không dùng đồ uống có cồn trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
2.4. Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa
Bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa như các loại bánh quy, bánh ngọt, bơ thực vật, đồ chiên rán nhiều mỡ… Do những chất béo này tăng thêm các nguy cơ xơ vữa động mạnh, gây tăng cân béo phì khiến đường huyết bị rối loạn. Chính vì vậy, thay vì ăn mỡ động vật, thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm có chất béo tốt như cá, dầu thực vật…
2.5. Không nên ăn đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh là loại thức ăn nên hạn chế trong chế độ ăn của mẹ bầu tiểu đường. Những loại thực phẩm này chứa lượng lớn carbohydrate, chất béo và đường, gây béo phì và ảnh hưởng tới đường huyết của mẹ bầu. Vậy nên, mẹ bầu không nên ăn đồ ăn nhanh để đảm bảo đường huyết ổn định.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường và bia rượu: Uống thế nào để ổn định đường huyết?
3. Gợi ý thực đơn cho thai phụ bị tiểu đường
Bữa ăn | Món ăn | Số lượng | Lượng calo (kcal) |
Bữa sáng | Phở bò | – 200g bánh phở
– 150 gram thịt bò – 50g rau thơm |
470 |
Bữa trưa | Cơm | – 2 chén loại nhỏ | 1020 |
Cá kho | -150g cá rô đồng
– 5g dầu thực vật |
||
Rau muống xào | – 150 gram rau muống
– 5 gram tỏi – dầu thực vật |
||
Canh đu đủ | – 150 gram đu đủ
– 30 gram thịt nạc |
||
Mận | – 4 quả (200g) | ||
Bữa chiều | Sữa | – 1 ly sữa Glucare Gold 220ml | 192 |
Bữa tối | Cơm gạo lứt | – 2 bát nhỏ | 790 |
Đậu phụ nhồi thịt | – đậu 100 g
– thịt nạc 40g – dầu thực vật 5 g |
||
Rau lang luộc | – rau lang 150g | ||
Canh bí xanh | – bí xanh 120g
– thịt nạc 30g |
||
Bưởi | 4 múi( 150g) |
Lưu ý: thực đơn ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ tùy thuộc vào mức độ hoạt động của mỗi mẹ bầu, tuy nhiên cần được giới hạn trong khoảng 2400 calo một người /một ngày.
Trong giai đoạn mang thai tiểu đường, mẹ bầu nếu kiêng khem quá mức sẽ không đủ dưỡng chất cho mẹ khoẻ mạnh đồng thời giúp thai nhi phát triển. Thấu hiểu được vấn đề đó, NutriCare cho ra mắt dòng sản phẩm sữa Glucare Gold là sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp, không chỉ giúp mẹ bầu ổn định đường huyết mà còn bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường thai kỳ.
Glucare Gold được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, giúp ổn định đường huyết, tăng sức đề kháng cho mẹ bầu nhờ có các thành phần bao gồm:
- Hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết.
- Bổ sung 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe khi mang thai của mẹ bầu.
- Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch.
- Giàu chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón.
- Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
Tiểu đường thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vậy nên, mẹ bầu cần chuẩn bị một chế độ ăn uống cho tiểu đường thai kỳ thật cẩn thận hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để hạn chế các tác động đến sức khoẻ.
Đừng quên bổ sung 2 ly sữa Glucare Gold mỗi ngày để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng mà không lo tiến triển đái tháo đường mẹ nhé. Mọi thông tin chi tiết và các câu hỏi cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ tới hotline 1800.60.11 hoặc website Nutricare
**Bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *