Bệnh tiểu đường và bia rượu: Uống thế nào để ổn định đường huyết?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Bệnh tiểu đường và bia rượu có mối liên hệ thế nào? Rượu bia có ảnh hưởng đến tình trạng bệnh tiểu đường không? Người mắc bệnh tiểu đường có được uống rượu bia không? Uống thế nào để ổn định đường huyết? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường và rượu bia nhé!
1. Bệnh tiểu đường có uống được bia rượu không?
Rượu bia ảnh hưởng không tốt đến bệnh tiểu đường, người bệnh CÓ thể uống nhưng phải uống đúng cách và với lượng phù hợp. Việc tiêu thụ đồ uống có cồn sẽ tác động đến đường huyết cũng như các hormone cân bằng đường huyết trong máu. Người mắc bệnh tiểu đường khi uống rượu bia có thể bị tăng hoặc hạ đường huyết, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cụ thể như:
- Tăng đường huyết (rượu có lượng đường cao): kéo dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của Insulin.
- Hạ đường huyết: nồng độ glucose máu hạ thấp gây một số biểu hiện: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, loạn nhịp tim…
Tuy rượu bia có tác động đến bệnh tiểu đường, nhưng người bệnh vẫn có thể uống với lượng nhỏ và cần uống đúng cách, điều độ. Bên cạnh đó, cần đảm bảo kiểm soát được chỉ số đường huyết trước khi uống và sau uống 24 giờ để đường huyết duy trì ổn định.
Rượu bia chỉ thực sự có lợi cho hệ tuần hoàn lưu thông máu khi được dùng ở liều lượng thấp. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế thấp nhất uống rượu bia, nếu sử dụng phải đảm bảo kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, tránh các biến chứng bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Mật ong và bệnh tiểu đường |
2. Ảnh hưởng của bia rượu với bệnh tiểu đường
Bia rượu không chỉ ảnh hưởng đến việc tăng hay hạ đường huyết mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan, hệ tiêu hóa, hoạt động của hormone insulin mà còn dẫn đến tăng huyết áp, mỡ máu và các biến chứng bệnh tiểu đường. Do vậy chúng ta cần hiểu biết mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bia rượu có tác động, ảnh hưởng tới người bệnh như thế nào. Cụ thể khi người bệnh tiểu đường sử dụng bia rượu, họ có thể phải đối mặt với một số nguy cơ như:
Tăng đường huyết
Rượu bia ảnh hưởng đến hormone cân bằng nồng độ đường huyết, điển hình là Insulin. Uống nhiều rượu khiến quá trình sản sinh hormone bị chậm lại hoặc gián đoạn, làm đường huyết khó hạ thấp khi tăng cao. Với người bệnh tiểu đường, đây là vấn đề đáng lo ngại, vì vậy hãy hạn chế tối đa lượng bia rượu mà mình hấp thụ.
Gây hạ đường huyết
Rượu bia ức chế quá trình phân hủy glycogen – năng lượng dự trữ glucose trong cơ thể dẫn đến hạ đường huyết.
Cản trở khả năng làm việc của gan
Gan dự trữ glycogen – nguồn năng lượng dự trữ glucose dư thừa của cơ thể. Uống rượu khiến gan phải hoạt động quá mức để loại bỏ rượu ra khỏi máu thay vì kiểm soát đường huyết, khiến đường huyết không ổn định.
Rượu bia kích thích dịch vị tiêu hóa tiết nhiều hơn
Việt dịch vị tiết ra nhiều hơn bình thường sẽ khiến bạn thèm ăn quá mức, dễ dẫn đến béo phì, đường huyết tăng và khó kiểm soát.
Ảnh hưởng đến insulin
Rượu làm gián đoạn hay làm chậm quá trình sản xuất các hormone điều hòa đường huyết như insulin. Bên cạnh đó, rượu có thể làm co hẹp ống tụy, làm dịch tụy ứ lại không xuống tá tràng được và tấn công gây viêm tụy. Qua đó, làm suy giảm chức năng tuyến tụy và giảm tổng hợp insulin.
Tương tác với thuốc điều trị tiểu đường
Rượu bia làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Insulin và gây tương tác với thuốc điều trị tiểu đường như Sulfonylureas hay Meglitinides. Các nhóm thuốc này hạ đường huyết theo cơ chế kích thích tuyến tụy sản sinh nhiều Insulin hơn. Rượu gây hạ đường huyết kết hợp cùng các thuốc hạ đường huyết có thể làm đường huyết thấp quá mức.
Tăng triglyceride trong máu, tăng huyết áp
Rượu được chuyển hóa chủ yếu qua gan, làm gan tăng cường sản xuất các acid béo khiến chỉ số mỡ máu Triglycerid tăng cao (vượt mức 200md/dL) và nồng độ cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) giảm dẫn đến tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, mỡ máu…
Tăng nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường như tim mạch
Do rượu làm tăng cân hay tăng huyết áp… nên cũng đồng thời kéo theo sự gia tăng về nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đến đây bạn chắc cũng đã hiểu mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và bia rượu chặt chẽ như thế nào cũng như bản thân cần lưu tâm khi sử dụng bia rượu khi bị bệnh tiểu đường bởi rất nhiều những ảnh hưởng không tốt từ bia rượu.
Có thể bạn quan tâm: 7 loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường và lưu ý khi sử dụng
3. Người tiểu đường cần uống bia rượu sao cho đúng?
Người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống được rượu bia, tuy nhiên cần uống điều độ và đúng cách.
3.1. Người tiểu đường nên uống bao nhiêu bia rượu mỗi ngày?
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), người mắc bệnh tiểu đường nên uống rượu bia mỗi ngày, tuy nhiên chỉ nên uống 1 – 2 cốc/ ngày và tốt nhất vào bữa ăn tối. Đối với phụ nữ uống tối đa một cốc, còn hai cốc đối nam giới trưởng thành.
Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật của Mỹ), tiêu chuẩn cho 1 phần uống có cồn nguyên chất là 14g. Với các loại rượu, bia thông thường, nồng độ cồn từ 2–20% hoặc lên đến 40–50% với các loại rượu mạnh. Liều lượng tối đa mỗi ngày cụ thể như sau:
- Bia: khoảng 350ml, tương ứng 1,5 lon bia với độ cồn 5%
- Rượu vang: độ cồn 10 – 12% với khoảng 200ml
- Rượu mạnh (như Vodka, Whiskey): độ cồn 40% khoảng 45ml
Cụ thể việc người bệnh tiểu đường có thể uống bao nhiêu rượu, bia phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ cồn và hàm lượng đường, tinh bột trong thức uống. Bạn có thể tham khảo bảng sau để xác định lượng uống phù hợp với từng loại bia, rượu:
Đồ uống | Nồng độ cồn |
350ml bia | 5% |
240ml rượu mạch nha | 7% |
150ml rượu vang | 12% |
45ml rượu mạnh | 40% |
Các loại đồ uống khác nhau có hàm lượng tinh bột và lượng đường khác nhau, cụ thể như:
Loại đồ uống | Đơn vị | Tinh bột (g) | Đường (g) |
Bia | |||
Bia thường | 1lon/chai | 12.64 | 0.00 |
Bia ít cồn | 1lon/chai | 5.81 | 0.32 |
Bia nhiều cồn | 1lon/chai | 0.96 | 0.00 |
Rượu vang | |||
Vang đỏ | 150ml | 3.84 | 0.91 |
Vang trắng | 150ml | 3.82 | 1.41 |
Rượu mạnh | |||
Whiskey | 45ml | 0.04 | 0.04 |
Vodka | 45ml | 0.0 | 0.0 |
Gin | 45ml | 0.0 | 0.0 |
Rum | 45ml | 0.0 | 0.0 |
Cocktails | |||
Daiquiri | 60ml | 4.16 | 3.35 |
Pina colada | 130ml | 31.95 | 31.49 |
Whiskey sour | 100ml | 13.59 | 13.55 |
Tequila sunrise | 200ml | 23.84 | – |
Như vậy, người mắc bệnh tiểu đường thích hợp uống rượu vang hơn cả và nên uống với lượng vừa phải để bảo vệ tim mạch và ổn định lipid máu.
Vậy người mắc bệnh tiểu đường nên uống rượu bia khi nào để đảm bảo duy trì đường huyết ở mức ổn định nhất? Cùng tìm câu trả lời nhé!
3.2. Tiểu đường không nên uống rượu bia khi nào?
Với mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bia rượu có những tác động tốt khi uống một lượng nhỏ rượu bia mỗi ngày nhưng người mắc bệnh tiểu đường nên tránh uống rượu bia trong một số trường hợp như:
- Sau khi tập thể dục hoặc làm việc nặng: hoạt động thể lực làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, mất điện giải, đồ uống có cồn không bổ sung được lượng dịch mà cơ thể đã mất được.
- Uống khi bụng đói: rượu bia làm ức chế quá trình phân hủy glycogen dễ dẫn đến hạ đường huyết, nếu có thức ăn sẽ làm chậm quá trình hấp thu rượu bia vào cơ thể, tránh hạ đường huyết quá mức.
- Uống cùng lúc với thuốc hạ đường huyết: thuốc hạ đường huyết làm kích thích tuyến tụy sản sinh insulin, khi kết hợp cùng rượu bia sẽ làm hạ huyết áp đột ngột, gây nguy hiểm.
- Không nên uống các loại rượu đã pha chế như cocktail: bởi thành phần chứa nhiều đường và calo rỗng, chúng sẽ làm tăng đường huyết.
- Bia nguyên chất tự làm: thường chứa nồng độ cồn và hàm lượng calo cao gấp đôi so với bia nồng độ thấp.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú: ảnh hưởng xấu đến thai nhi, trẻ em như phát triển trí não, thể chất hay dị tật bẩm sinh.
- Khi có biến chứng bệnh tiểu đường: người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thần kinh, thận… cao gấp đôi so với người bình thường. Khi có các biến chứng này người bệnh không nên sử dụng rượu bia:
- Tim mạch: Rượu bia làm tim đập nhanh hơn, kéo dài khiến suy tim, hình thành cục máu đông gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
- Suy thận: cồn và các chất kích thích trong rượu khiến thận phải làm việc nhiều hơn để thải trừ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Thần kinh: rượu gây rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến não gây teo não, động kinh… nặng thêm biến chứng thần kinh.
3.3. Một số lưu ý khi uống rượu cho người tiểu đường
- Có thể pha rượu mạnh với nước lọc, nước suối, soda cho rượu loãng hơn: giúp dễ uống hơn, giảm nồng độ rượu và hạn chế tối đa lượng rượu dung nạp vào cơ thể.
- Uống chậm từ từ: để gan có thời gian chuyển hoá và thải các chất độc hại được chuyển hoá từ rượu ra khỏi cơ thể. Uống nhiều rượu và uống nhanh có thể dẫn đến ngộ độc rượu, hạ đường huyết, nếu không được xử lý kịp thời có thể gây tử vong.
- Ăn một ít bột đường trước khi uống để lượng đường trong máu được ổn định: trong mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường và bia rượu thì tinh bột trong bia rượu giúp làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu, nhờ đó làm chậm quá trình phân giải và tổng hợp glycogen để tránh hạ đường huyết đột ngột.
- Thay rượu bằng bia hoặc các loại đồ uống không có cồn: giúp giảm lượng cồn tích lũy trong cơ thể ở mức thấp nhất
- Luôn kiểm tra chỉ số đường huyết sau khi sử dụng rượu bia: Bạn nên theo dõi trước khi uống và 24 giờ sau khi uống để đảm bảo đường huyết không bị hạ quá mức và luôn ổn định.
Có thể bạn quan tâm:
Tác dụng của lá dứa với bệnh tiểu đường |
4. Người bị tiểu đường nên uống gì?
Người mắc bệnh tiểu đường thường khát nhiều do glucose máu cao, cơ thể tách nước để làm giảm nồng độ glucose máu dư thừa khiến cơ thể dẫn đến tình trạng mất nước. Vì vậy cần phải bổ sung nhiều dịch cho cơ thể, qua mối liên quan giữa người bệnh tiểu đường và bia rượu thì chắc chắn bia rượu không phải một lựa chọn tốt để làm việc này, vậy người bệnh nên uống gì để đảm bảo duy trì đường huyết ổn định?
- Nước lọc: nước giúp pha loãng nồng độ glucose máu và loại bỏ glucose dư thừa ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Phụ nữ nên uống khoảng 9 cốc nước còn nam giới nên uống khoảng 13 cốc nước mỗi ngày.
- Nước ép rau củ: cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và carbohydrates hỗn hợp cho cơ thể như: cà chua, cần tây, dưa chuột, rau xanh… thay vì nước ép trái cây cung cấp nhiều đường nên cần giới hạn lượng cơ thể tiêu thụ.
- Cà phê không đường: Một nghiên cứu cho rằng thành phần Cafein trong cà phê làm giảm nồng độ glucose và tăng sản sinh insulin nên thực sự có hiệu quả với người mắc bệnh tiểu đường type 2 [2]. Hơn nữa, trong cà phê không chứa carbohydrate và calo sẽ tốt cho người bệnh.
- Trà xanh: Catechin có trong trà xanh làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, tốt cho người tiểu đường, giảm viêm, hạ huyết áp [3]. Ngoài ra, trà xanh chứa ít carbohydrate và calo nên đây được coi là đồ uống rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
- Sữa: Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ, vì vậy người bệnh tiểu đường nên bổ sung thêm vào chế độ ăn uống của mình. Tuy nhiên, cần chú ý sử dụng sữa ít đường/không đường và tách béo.
Ngoài những loại đồ uống trên, người bệnh tiểu đường cần phải bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi và tránh thiếu chất do chế độ ăn kiêng.
Glucare Gold là sản phẩm sữa được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết.
Đồng thời, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
Glucare Gold là sản phẩm hỗ trợ điều bị cho người mắc bệnh tiểu đường type 1, type 2, tiểu đường thai kỳ hay phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người lớn tuổi và người cao tuổi.
Để biết thêm thông tin sản phẩm hoặc có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh tiểu đường, bạn có thể truy cập vào fanpage Glucare Gold hoặc liên hệ hotline: 18006011 để được hỗ trợ kịp thời.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được mọi thắc mắc về bệnh tiểu đường và bia rượu. Tuy rượu bia không thực sự tốt cho sức khỏe của người bệnh nhưng vẫn có thể uống được với liều lượng và nồng độ thích hợp để đảm bảo duy trì đường huyết ở mức ổn định. Ngoài ra, nên thay thế rượu bia bằng những đồ uống có lợi cho sức khỏe của người bệnh hoặc sữa Glucare Gold – sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường. |
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *