7 loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường và lưu ý khi sử dụng

5/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng nhiều loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường để ổn định đường huyết và tránh biến chứng cho người bệnh. Vậy những loại thảo dược nào tốt cho người bệnh tiểu đường và lưu ý khi sử dụng chúng là gì? Mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn.

Thảo dược tốt cho người bệnh tiểu đường
Một số loại thảo dược giúp ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường

1. Có nên sử dụng thảo dược để điều trị tiểu đường?

Thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khi sử dụng thường không gây ra rủi ro cao, người bệnh nên sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên dùng thảo dược để chữa tiểu đường cũng có những ưu và nhược điểm nhất định:

1.1. Ưu điểm

Thảo dược được đa số người bệnh tiểu đường lựa chọn và đánh giá cao do mang lại một số lợi ích sau:

  • An toàn, nhiều lợi ích: Thảo dược là phương pháp được nhiều thầy thuốc áp dụng nhằm ổn định đường huyết và giảm lượng đường trong máu. Nếu dùng đúng cách, thảo dược rất an toàn, dùng được trong thời gian dài và có nhiều lợi ích cho người bệnh như cung cấp chất xơ, giúp thanh lọc và cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể.
  • Dễ tìm, chi phí thấp: Hầu hết các loại thảo dược khá dễ kiếm, có chi phí thấp, giúp người bệnh tiết kiệm hơn so với sử dụng thuốc tây.
  • Lành tính, ít tác dụng phụ: Thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất lành tính và có ít tác dụng phụ, đặc biệt là trên gan thận. Chính vì vậy, người bệnh có thể sử dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Thảo dược an toàn và ít tác dụng phụ với người bệnh tiểu đường
Thảo dược an toàn và ít tác dụng phụ với người bệnh tiểu đường.

1.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì việc sử dụng thảo dược chữa bệnh tiểu đường vẫn có các nhược điểm cần lưu ý:

  • Gây ra độc tính nếu không được sử dụng đúng cách: Trong một cây thuốc dược liệu thường chỉ có vài thành phần có tác dụng chữa bệnh, phần còn lại là tạp chất và có thể gây hại cho cơ thể. Phương pháp đông y truyền thống thì không thể tách những phần này ra nên khi sử dụng vẫn mang lại một số tác dụng phụ không mong muốn.
  • Không có tác dụng điều trị các triệu chứng cấp tính, cần kiên trì điều trị lâu dài: Vì không được chiết xuất các thành phần riêng biệt và có tác dụng đặc trị nên khi dùng các loại thảo dược tốt cho người bị tiểu đường để chữa bệnh thì sẽ không có tác dụng nhanh, cần dùng một liều lượng nhất định trong thời gian dài thì mới có kết quả.
  • Hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người bệnh: Do các thành phần của thảo dược đều không phải có tính đặc trị với bệnh tiểu đường nên khả năng hấp thu những thành phần có tác dụng sẽ tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người, ít khả năng có tác dụng đại trà lên bất cứ người bệnh nào.
  • Vị thường khó uống: Sự thật rằng các cây thảo dược chữa bệnh nói chung đều khá là khó uống với nhiều người.

Việc sử dụng thảo dược điều trị bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả cao và an toàn với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh cần tìm hiểu kỹ và tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ và thầy thuốc có chuyên môn.

2. 7 loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường

Bên cạnh những nhược điểm cần lưu ý thì không thể phủ nhận được việc sử dụng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là một phương pháp có thể cân nhắc. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 7 loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường:

Thảo dược

Thành phần tốt cho người bệnh tiểu đường Tác dụng
Dây thìa canh  Acid Gymnemic Loại bỏ lượng đường không cần thiết, hạ đường huyết và giảm chỉ số HbA1c.
Quế  Cinnamaldehyde Tăng độ nhạy insulin, giảm glucose máu giúp kiểm soát tốt đường huyết.
Cây Kế sữa  Silymarin Giảm nồng độ glucose máu, giảm chỉ số HbA1c và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường (thận).
Hoài sơn Tinh bột ở nhiệt độ cao Chậm sự tăng đường huyết sau ăn, giảm HbA1c.
Nhàu Triterpenes và saponin Hạ đường huyết.
Mướp đắng Charatin, vicine, polypeptide-p, lectin Giảm lượng đường trong máu sau ăn.
Dâu trắng Anthocyanin và một số hoạt chất khác

Trung hòa gốc tự do, kháng viêm, giữ đường huyết ở mức ổn định.

2.1. Dây thìa canh (Gymnema Sylvestre)

2.1.1. Tác dụng của dây thìa canh với người bệnh tiểu đường

Đứng đầu danh sách thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường là dây thìa canh. Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema Sylvestre là thảo dược quý được sử dụng nhiều trong y học, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Trong dây thìa canh có chứa hoạt chất gymnemic có tác dụng kích thích sản xuất insulin nhờ sự tác động vào tế bào Beta của đảo tụy Langerhans. Điều này có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giúp cơ thể thiết lập được hệ cân bằng đường huyết tự nhiên.

Ngoài ra, acid gymnemic còn có tác dụng ngăn chặn vị ngọt của đường bằng cách tương tác với các thụ thể vị giác trên lưỡi. Từ đó, hạn chế cảm giác thèm ăn ngọt giúp giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể người bệnh.

Dây thìa canh giúp giảm đường huyết cho người bệnh tiểu đường
Dây thìa canh giúp giảm lượng đường huyết và thiết lập hệ cân bằng đường huyết tự nhiên cho cơ thể

Một nghiên cứu khoa học vào năm 2013 trên những bệnh nhân tiểu đường type 2 sử dụng chiết xuất dây thìa canh, sau 3 tháng cho thấy dấu hiệu giảm lượng đường trong máu và chỉ số HbA1C giảm tới 0,8% [1].

2.1.2. Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường

Chế phẩm dây thìa canh được coi là an toàn khi dùng đúng khuyến nghị:

  • Liều lượng: Khoảng 200 – 400mg/ngày, chia 2 lần/ngày.
  • Cách dùng: Đun sôi lá thảo dược trong vòng 5 phút, tiếp tục ngâm trà dưới trong nước sôi 15 phút và bắt đầu sử dụng.

Lưu ý:

  • Người bệnh đang dùng thuốc điều trị tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dây thìa canh, do dây thìa canh và các thuốc điều trị tiểu đường đều có tác dụng hạ đường huyết. Chính vì vậy, khi sử dụng cùng lúc có thể gây hạ đường huyết đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Khi sử dụng với liều cao, dây thìa canh có thể gây độc với gan.
Trà dây thìa canh tốt cho người bệnh tiểu đường
Trà dây thìa canh rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường

2.2. Quế (Cinnamon)

2.2.1. Tác dụng của quế với người bệnh tiểu đường

Quế là một loại gia vị có vị ngọt, hơi hăng, có nguồn gốc từ vỏ bên trong của cành cây quế Cinnamon, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Là một trong số những thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường, quế giúp giảm lượng đường trong máu và chống lại bệnh tiểu đường bằng cách mô phỏng lại sự hoạt động của insulin và tăng khả năng vận chuyển glucose vào tế bào.

Mặc dù quế không chứa nhiều vitamin, khoáng chất nhưng nó cung cấp một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa như flavonoid, giúp giảm cholesterol xấu LDL và giảm triglyceride trong máu [6]. Theo kết quả của một nghiên cứu nhỏ trên những tình nguyện viên cho thấy, sử dụng khoảng 1- 6g quế trong vòng 40 ngày giúp giảm 18% lượng cholesterol và 24% lượng đường trong máu.

Quế làm giảm lượng đường trong máu
Quế làm tăng khả năng vận chuyển glucose vào tế bào, giúp giảm lượng đường huyết

2.2.2. Cách dùng quế chữa bệnh tiểu đường

Quế rất an toàn cho người bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể sử dụng quế làm gia vị trong thức ăn, uống trà quế…

Lưu ý:

  • Người bệnh mắc thêm bệnh gan thì nên hạn chế hoặc không nên sử dụng, quế sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh gan trở nên trầm trọng hơn.
  • Khi sử dụng quế, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi đang điều trị tiểu đường hoặc không sử dụng cùng các thực phẩm làm giảm đường huyết như: mướp đắng, tỏi, nhân sâm, acid alpha lipoic…

Quế với bệnh tiểu đường: Tác dụng, cách dùng và lưu ý

2.3. Cây Kế sữa (Milk Thistle)

2.3.1. Tác dụng của cây kế sữa với người bệnh tiểu đường

Cây kế sữa (milk thistle) có tên khoa học là silybum marianum, là một loại thảo dược đã được sử dụng phổ biến từ xa xưa giúp đẩy lùi một số bệnh tật. Nhưng gần đây, người ta mới phát hiện và đưa cây kế sữa vào loại dược liệu trong điều trị bệnh tiểu đường. Cây kế sữa có chứa tới 65 – 80% hoạt chất chống oxy hóa silymarin có đặc tính tiêu diệt các gốc tế bào tự do giúp kháng viêm, ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường như bệnh thận, tim mạch.

Đồng thời, hoạt chất silymarin có khả năng cải thiện độ nhạy của insulin, giúp giảm lượng đường trong máu. Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy, những người thường xuyên sử dụng silymarin giúp giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu lúc đói và giảm chỉ số HbA1c. Điều này giúp cho quá trình kiểm soát đường huyết tốt hơn [2].

Cây kế sữa giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Cây kế sữa chứa hoạt chất silymarin giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết.

2.3.2. Cách dùng cây kế sữa chữa bệnh tiểu đường

Cách dùng:

  • Dạng dùng: Dạng chiết và qua đường uống.
  • Liều lượng: Có 2 cách
    • 200 mg chiết xuất từ cây kế sữa mỗi ngày, dùng 3 lần/ngày trong 4 tháng đến 1 năm
    • 140mg chiết xuất từ cây kế sữa, 3 lần/ngày trong 45 ngày.

Lưu ý:

  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng cây kế sữa như buồn nôn, đau đầu, tiêu chảy, chán ăn.
  • Để an toàn hơn khi sử dụng, người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn.

2.4. Hoài sơn

2.4.1. Tác dụng của hoài sơn với người bệnh tiểu đường

Hoài sơn hay còn gọi là củ mài đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng giảm đường huyết sau ăn ở những người bệnh tiểu đường đồng thời là món phổ biến hơn trong những thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường với mức giá rẻ.

Thạc sĩ Trần Văn Dũng – trường đại học Y dược Huế sau khi nghiên cứu về các đặc tính có trong Hoài sơn đã chỉ ra rằng: Tinh bột Hoài sơn sau khi được nấu chín sẽ có tác dụng ức chế enzyme amylase (là enzym có nhiệm vụ phân hủy tinh bột thành đường glucose. Điều này làm giảm sự hấp thu đường và làm chậm quá trình tăng đường huyết sau ăn

Ngoài ra, Hoài sơn có khả năng kích thích sự sản hormone GP1, giúp thúc đẩy sự sản xuất insulin của tuyến tụy, đồng thời, giúp cải thiện và phục hồi các chức năng tế bào beta của đảo Langerhans. Nhờ đó làm giảm chỉ số HbA1C và ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường hiệu quả.

Hoài sơn tốt cho người tiểu đường
Hoài sơn giúp người bệnh tiểu đường giảm đường huyết sau ăn.

2.4.2. Cách dùng hoài sơn chữa bệnh tiểu đường

Một số bài thuốc dân gian từ Hoài sơn mà người bệnh tiểu đường có thể tham khảo như:

  • Sắc và chia làm 3 uống mỗi ngày: 30g Hoài sơn, 10g Thiên hoa phấn, 10g Mạch môn, 10g Tri mẫu.
  • Sắc và chia làm 3 lần uống trong ngày: 15g Hoài sơn, 12g thiên hoa phấn, 12g thạch mộc.

2.5. Nhàu

2.5.1. Tác dụng của nhàu với người bệnh tiểu đường

Nói về nhàu thì phần lớn các bạn sẽ không biết nhưng khi kể đến những thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường thì không thể bỏ qua nó. Một nghiên cứu khoa học tại Pháp đã chỉ ra rằng, nhàu có chứa chất chống oxy hóa giúp giảm stress oxy hóa, chống viêm, nhờ đó bảo vệ được các tế bào mạch máu tránh khỏi sự hủy hoại của bệnh tiểu đường [3]. Bên cạnh đó, các chiết xuất từ lá và quả nhàu có khả năng ức chế quá trình glycation protein trong huyết tương của người bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu ở Đại học Tây Ấn khi cho những con chuột mắc bệnh tiểu đường uống 2ml nước ép nhàu/kg trọng lượng trong vòng 20 ngày. Kết quả cho thấy, các hoạt chất  triterpenes và saponin có trong nhàu giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu [4].

Nhàu giúp giảm lượng đường trong máu
Nhàu có chứa triterpenes và saponin giúp làm giảm đáng kể lượng đường trong máu

Trong nhàu còn có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất, beta carotene vừa có lợi cho đường huyết, vừa tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

2.5.2. Cách dùng nhàu chữa bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng khoảng 120 – 160 ml nước ép nhàu/ngày vào trước bữa ăn, điều này sẽ giúp kiểm soát đường huyết sau ăn của người bệnh tốt hơn.

2.6. Mướp đắng (Khổ qua, Momordica Charantia)

2.6.1. Tác dụng của mướp đắng với người bệnh tiểu đường

Bên cạnh việc sử dụng mướp đắng làm thức ăn, nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mướp đắng là bài thuốc chữa tiểu đường rất hiệu quả và có thể xếp vào trong danh sách thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường. Trong mướp đắng có chứa 3 hoạt chất chính có tác dụng làm hạ đường huyết bao gồm charatin, vicine và 1 hoạt chất hoạt động tương tự insulin được gọi là polypeptide-p. Ngoài ra, trong mướp đắng còn có chứa một loại lectin giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn bằng cách tác động lên các mô ngoại vi, đưa glucose vào máu để tạo năng lượng cho tế bào.

Mướp đắng hỗ trợ tốt cho người bệnh tiểu đường
Mướp đắng giúp làm lượng đường trong máu sau ăn ở người bệnh tiểu đường

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Tạp chí Ethnopharmacology cho thấy, sử dụng 2000mg mướp đắng/ngày trong vòng 4 tuần giúp làm giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2 [5].

2.6.2. Cách dùng mướp đắng chữa bệnh tiểu đường

Sử dụng mướp đắng tuy không thể thay thế được insulin và các thuốc trị tiểu đường, nhưng giúp cho người bệnh ít phụ thuộc vào các loại thuốc đặc trị và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng mướp đắng dưới dạng thức ăn, nước ép, thuốc sắc. Vì liều lượng dùng mướp đắng vẫn chưa có khuyến cáo rõ ràng, người bệnh nên bắt đầu với hàm lượng khoảng 1 quả/ngày và tiếp tục theo dõi đường huyết để có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với cơ thể.

2.7. Dâu trắng (White Mulberry)

2.7.1. Tác dụng của dâu trắng với người bệnh tiểu đường

Cuối cùng trong chuỗi những thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường là dâu trắng. Dâu trắng từ lâu đã được sử dụng làm một phương thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Dâu trắng có chứa hàm lượng lớn hoạt chất chống oxy hóa anthocyanin, có tác dụng trung hòa các gốc tự do có hại và kháng viêm.

Các hoạt chất có trong dâu trắng có tác dụng tương tự như một số thuốc điều trị bệnh tiểu đường type 2. Chúng làm chậm quá trình phân hủy đường ở ruột, điều này giúp cho sự hấp thu đường vào máu trở nên chậm hơn. Nhờ đó, cơ thể luôn giữ được lượng đường huyết ở ngưỡng an toàn.

Dâu trắng hỗ trợ tăng sức khỏe người bệnh tiểu đường
Dâu trắng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu, giúp ổn định đường huyết

Một nghiên cứu lâm sàng trên 24 người bệnh tiểu đường type 2 cho thấy, sử dụng 1g chiết xuất lá dâu trắng/ngày trong vòng 3 tháng giúp giảm lượng đường trong máu đáng kể sau bữa ăn [6].

2.7.2. Cách dùng dâu trắng chữa bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng dâu trắng dưới dạng trà hoặc dịch chiết, sử dụng khoảng 1g và chia làm 3 lần sử dụng mỗi ngày.

Có thể bạn quan tâm:

3. Lưu ý khi sử dụng thảo dược cho người bệnh tiểu đường

Sử dụng thảo dược an toàn và ít tác dụng phụ hơn cho người bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để có thể sử dụng thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường, người bệnh cần chú ý một số vấn đề để sử dụng tối đa lợi ích mà thảo dược mang lại và tốt cho người bệnh tiểu đường.

  • Không tự ý sử dụng thảo dược: Người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của thầy thuốc chuyên môn. Tránh sử dụng theo kinh nghiệm hoặc nghe qua lời khuyên của người khác, vì cơ địa mỗi người mỗi khác. Điều này có thể gây ra hệ lụy xấu cho cơ thể nếu sử dụng quá liều.
  • Không sử dụng thảo dược không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần để điều trị bệnh.
  • Không nên tin những loại thảo mộc, bài thuốc được quảng cáo trên truyền thông như “chữa khỏi hoàn toàn, trị dứt điểm bệnh tiểu đường…”
  • Kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên trong quá trình điều trị bằng thảo dược.
  • Không bỏ thuốc đã được bác sĩ kê đơn. Bên cạnh đó, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thường xuyên theo hướng dẫn cho ng bệnh tiểu đường.
  • Khi có các triệu chứng bất thường như đói cồn cào, tay chân run rẩy, vã mồ hôi lạnh, thèm ăn, sụt cân nhanh, choáng váng,… Người bệnh nên dừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị.
Kiểm tra đường huyết người bệnh thường xuyên
Người bệnh nên kiểm tra đường huyết thường xuyên trong quá trình sử dụng thảo dược

4. Glucare Gold – Biện pháp ổn định đường huyết an toàn hơn cho người bệnh

Bên cạnh việc sử dụng thảo dược thì hiện người bệnh tiểu đường đã có 1 phương pháp khác an toàn và hiệu quả hơn, giúp ổn định đường huyết mà không lo có biến chứng, tác dụng phụ.

Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết. 

sữa Glucare Gold
Glucare Gold – giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.

Đồng thời, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa cùng Lactium giúp cải thiện giấc ngủ ngon.  

Glucare Gold là sản phẩm hỗ trợ điều bị người bệnh rối loạn dung nạp Glucose; đái tháo đường type 1, type 2; người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cả tiểu đường thai kỳ. Với 2 ly sữa Glucare Gold mỗi ngày, người bệnh sẽ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể và ổn định đường huyết.

Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường. Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên thường an toàn và có ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng, điều này sẽ giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết và quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường hay có bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm sữa Glucare Gold, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold hoặc website Nutricare để được giải đáp ngay lập tức nhé!

BS CK II BÙI HỒNG THANH

5/5 - (2 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
5/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment