Tiểu đường ăn lựu được không? Lợi ích của lựu với người bệnh
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Người mắc bệnh tiểu đường ăn lựu được không? Bởi lựu có vị khá ngọt, vì vậy nhiều gia đình lo lắng người tiểu đường ăn lựu sẽ làm tăng đường huyết. Nhưng theo nhiều nghiên cứu đã cho thấy, người tiểu đường có thể ăn lựu, không chỉ vậy loại quả này còn mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu cụ thể thông tin trong bài dưới đây.
1. Tiểu đường ăn lựu có an toàn không?
Người tiểu đường có thể ăn lựu với một lượng khoảng 1 cốc lựu/ngày (174g). Đây là liều lượng ăn an toàn đối với người tiểu đường.
Mặc dù 100g lựu có chứa 18.7g Carbohydrate, nhưng người tiểu đường vân có thể ăn lựu là bởi vì chỉ số đường huyết (GI = 35) và tải lượng đường huyết (GL = 6.7) của lựu đều được xếp vào phân nhóm thấp. Nhờ đó sau khi ăn lựu, lượng Glucose được hấp thu chậm, tốc độ tăng nồng độ đường trong máu ổn định, an toàn với người bệnh tiểu đường.
Lựu còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, theo USDA trong 100g lựu có chứa 1.67g Protein, 4g chất xơ, 12mg Magie, 36g Photpho, 236mg Kali, 10.2mg Vitamin C, 0.6mg Vitamin E, Vitamin nhóm B,… Vì vậy ngoài tác dụng làm món ăn giúp giảm cơn thèm ngọt, lựu còn cung cấp dinh dưỡng, và mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh.
Một nghiên cứu về lựu và bệnh tiểu đường loại 2 [1] đã đưa ra nhiều thông tin về lợi ích tuyệt vời của lựu. Lựu có ảnh hưởng tích cực đến tiểu đường tuýp 2 thông qua các cơ chế làm giảm stress oxy hóa, giảm Peroxid hóa Lipid. Một số hợp chất trong quả lựu có lợi cho kiểm soát bệnh, chống bệnh tiểu đường như Punicalagin, Acid ellagic, oleanolic, ursolic, gallic, uallic, Tannin, Anthocyanin,…
Có thể bạn quan tâm:
Tiểu đường ăn lê được không? Ăn thế nào cho đúng?
2. Lợi ích của lựu đối với bệnh nhân tiểu đường
Khi ăn một lượng lựu phù hợp, người tiểu đường có thể nhận được những lợi ích sau:
2.1. Ổn định đường huyết
Như đã đề cập, chỉ số GI và GL của lựu đều thuộc nhóm thấp (GI = 35 và GL = 6.7), do đó nồng độ đường huyết của người bệnh sau khi ăn lựu sẽ được kiểm soát ổn định, không tăng vọt quá mức.
Bên cạnh đó lựu còn chứa chất chống oxy hóa nhóm Ellagitannin, hoạt chất này có khả năng làm giảm lượng đường huyết. Điều này giúp hỗ trợ cân bằng, ổn định nồng độ đường trong máu người bệnh.
2.2. Giảm kháng insulin
Trong lựu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt hoạt chất Anthocyanin có khả năng hỗ trợ làm giảm đề kháng Insulin. Nhờ đó, Insulin được sử dụng hiệu quả, tăng quá trình vận chuyển Glucose vào tế bào, giảm đường huyết, có lợi cho người bệnh tiểu đường.
2.3. Giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch
Nước ép lựu có chứa chất chống oxy hóa Polyphenol có tác dụng hỗ trợ làm giảm Cholesterol LDL. Đây là lượng Cholesterol xấu, là nguyên nhân gây là tình trạng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ gây biến chứng tim mạch ở người tiểu đường. Do đó, nước ép lựu có khả năng làm giảm các nguy cơ về tim mạch, đột quỵ, giúp bảo vệ tim, tốt cho người tiểu đường.
2.4. Kiểm soát triệu chứng tiểu đường
Theo nhiều nghiên cứu, lựu giàu thành phần oxy hóa như Anthocyanin, Tannin. Các hoạt chất này hỗ trợ tốt cho quá trình kiểm soát triệu chứng bệnh qua cơ chế giảm stress oxy hóa và giảm Peroxid hóa Lipid. Một số hoạt chất khác như Punicalagin, Acid oleanolic, ellagic, ursolic, gallic,… có khả năng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.
2.5. Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Chất xơ Prebiotic có trong lựu là một hợp chất có lợi cho lợi khuẩn trong đường tiêu hóa phát triển. Lượng chất xơ này là môi trường cho lợi khuẩn Lactobacillus và Bifidobacterium tăng trưởng. Những lợi khuẩn trên là yếu tố giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa trong ruột, tăng phá vỡ các hợp chất lớn thành chất mà đường ruột có thể dễ dàng hấp thu. Từ đó giúp hệ tiêu hóa hoạt động có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiểu đường ăn nho được không?
- Tiểu đường có ăn được rau ngót không?
- Thức ăn cho người suy thận tiểu đường
3. Liều lượng và thời điểm ăn lựu tốt nhất cho người tiểu đường
Lựu là loại trái cây mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người tiểu đường, tuy nhiên người bệnh không nên ăn với lượng lớn, điều này không mang lại lợi ích thâm chí còn có thể gây ra nhiều tác dụng bất lợi. Do đó người bệnh nên bổ sung với lượng phù hợp sau:
- Liều lượng: Người tiểu đường có thể bổ sung 1 cốc lựu 174g hoặc 125ml nước ép lựu/ngày. Đây là mức an toàn và giúp hỗ trợ kiểm soát tốt triệu chứng tiểu đường.
- Thời điểm: Người tiểu đường nên ăn lựu khi bụng đói để đạt được lợi ích tối đa. Do đó bữa sáng, hoặc các bữa phụ sau ăn chính 1 – 2 giờ là thời điểm thích hợp.
Ngoài ăn trực tiếp, người tiểu đường cũng có thể ăn lựu trong một số cách kết hợp sau:
- Nước ép lựu
- Thêm lựu vào các món salad rau củ
- Trộn lựu cùng với sữa chua không đường
Tìm hiểu thêm thông tin bệnh tiểu đường phải ăn kiêng những gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
Xem thêm:
- 16 +loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường & 6 loại trái cây kiêng ăn cần tránh
- Bệnh tiểu đường có ăn bơ được không? Cách ăn bơ đúng cho người bệnh
4. Lưu ý khi bổ sung lựu cho người tiểu đường
Để tránh gặp bất kỳ bất lợi nào khi ăn lựu, người tiểu đường cần lưu ý:
- Không ăn quá nhiều lựu: Mặc dù lựu có chỉ số GI, GL thấp nhưng nếu ăn với lượng lớn thì nồng độ đường huyết cũng có thể tăng cao, gây ảnh hưởng xấu đến người bệnh.
- Uống nước ép lựu không nên thêm đường: Tốt nhất người tiểu đường nên uống nước ép lựu nguyên chất để tránh đường huyết tăng cao.
- Có thể đo đường huyết sau ăn lựu để kiểm soát: Đo đường huyết sau khi ăn có thể giúp bạn kiểm soát và điều chỉnh lượng thực phẩm phù hợp.
Bên cạnh đó, để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa các biến chứng, người tiểu đường có thể sử dụng Glucare Gold. Đây là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người tiểu đường đến từ Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ.
Glucare Gold có chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng cùng hệ bột đường Glucare hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) giúp ổn định đường huyết sau uống. Đạm Whey dễ hấp thu cùng với 56 dưỡng chất hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra sữa còn chứa Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, giúp giảm biến chứng tim mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường ăn lựu được không?” là có thể. Để nhận được lợi ích tối đa, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia để có mức độ liều lượng phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích khi lên thực đơn cho người tiểu đường. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo sản phẩm sữa Glucare Gold của Nutricare, đây là một sản phẩm bổ trợ sức khỏe và hỗ trợ quá trình chữa trị tiểu đường hiệu quả hàng đầu trong thời điểm hiện tại.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *