Tiểu đường ăn nho được không? Lợi ích và cách ăn phù hợp?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Nhiều người cho rằng nho là trái cây có chứa nhiều đường, có thể làm tăng đường huyết trong máu người bệnh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nho có chỉ số GI thuộc nhóm thấp, giàu chất chống oxy hóa có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vậy tiểu đường ăn nho được không? Hãy cùng tìm lời giải đáp từ chuyên gia dinh dưỡng trong bài viết sau đây.
1. Người bệnh tiểu đường ăn nho được không?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường có thể ăn nho. Lượng nho phù hợp cho khẩu phần của người tiểu đường không quá 100 – 150g/ ngày.
- Giá trị chỉ số đường huyết của nho nằm trong khoảng GI = 43 – 53 tùy chủng loại. Nhưng nhìn chung, nho được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 55).
- Đường trong trái cây là Fructose, loại đường này được hấp thụ chậm hơn. Do đó khi ăn nho sẽ không làm tăng nồng độ đường huyết đột biến, khá an toàn với người tiểu đường.
Một số nghiên cứu [1] đã phát hiện trong nho có chứa Resveratrol. Đây là một hoạt chất có khả năng cải thiện độ nhạy Insulin, điều chỉnh lượng đường trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Do đó, ăn nho mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe người tiểu đường.
Nho không chỉ giúp người tiểu đường giảm cơn thèm ngọt, loại trái cây này còn cung cấp một nguồn dinh dưỡng dồi dào. Theo nguồn USDA 100g trái nho có chứa:
Thành phần | Hàm lượng |
Calo | 67Kcal |
Protein | 0.63g |
Chất xơ | 0.9g |
Carbohydrate | 16.2g |
Kali | 191mg |
Vitamin B6 | 0.11mg |
Vitamin C | 4mg |
Lutein + Zeaxanthin | 72mcg |
Beta-caroten | 59mcg |
Có thể bạn quan tâm:
16 +loại trái cây tốt cho bệnh tiểu đường & 6 loại trái cây kiêng ăn cần tránh
2. Lợi ích của nho đối với người tiểu đường
Nho là trái cây an toàn và lành mạnh cho người tiểu đường. Một số lợi ích mà loại trái cây này đem lại:
2.1. Ổn định mức Glucose trong máu
Trong nho có chứa Resveratrol với nồng độ cao nhất ở vỏ. Hoạt chất này có tác động đến nhiều cơ chế chuyển hóa trong cơ thể như cải thiện độ nhạy Insulin, Peroxy hóa Lipid, điều hòa chuyển hóa Lipid, chống viêm, loại bỏ gốc tự do,… Do đố, bổ sung Resveratrol trong nho có lợi cho người tiểu đường, hỗ trợ giảm kháng Insulin, giúp kiểm soát tốt nồng độ Glucose trong máu người bệnh.
Có thể bạn quan tâm: 4+ Nhóm thức ăn cho người suy thận tiểu đường hỗ trợ làm chậm tiến triển bệnh
2.2. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Ăn trái nho giúp hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch ở người tiểu đường nhờ các thành phần:
- Polyphenol: Hoạt chất có tác dụng làm giảm Cholesterol LDL – đây là Cholesterol xấu có liên quan đến nguy cơ gia tăng các bệnh về tim mạch.
- Saponin: Một chất có tác dụng tích cực đến tim mạch. Hoạt chất này liên kết với Cholesterol làm ngăn cản sự hấp thu của cơ thể, giúp giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể.
Do đó, ăn trái nho giúp hỗ trợ ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
2.3. Kiểm soát tốt huyết áp
Nho cung cấp đến 6% lượng Kali khuyến nghị hàng ngày. Kali là khoáng chất góp phần quan trọng trong kiểm soát, làm giảm huyết áp trong mạch máu. Từ đó, lượng Kali trong nho có thể giúp hỗ trợ bảo vệ tim, ngăn ngừa đột quỵ.
2.4. Chống viêm, chống oxy hóa
Nho có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chẳng hạn như Anthocyanin, Resveratrol, Beta – caroten, Vitamin C,… Đây đều là những hợp chất quan trọng để bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do và quá trình stress oxy hóa. Bên cạnh đó, hoạt chất Anthocyanin còn có khả năng chống viêm hiệu quả, giúp hỗ trợ giảm viêm nhiễm trong cơ thể người tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Tiểu đường có ăn được rau ngót không?
2.5. Tốt cho hệ tiêu hóa
Nho là trái cây mọng nước (nước chiếm đến 80%), do đó ăn trái nho rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra nho còn chứa nhiều chất xơ (0.9g/quả), đây sẽ là môi trường tốt cho sự phát triển của lợi khuẩn trong ruột. Do đó nho là trái cây tuyệt vời, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón, đầy hơi giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Xem thêm:
- Quả na với bệnh tiểu đường: Có ăn được không? Nên ăn thế nào cho đúng?
- Bệnh tiểu đường ăn thanh long được không?
3. Cách ăn nho an toàn cho người tiểu đường
Nho là một loại trái cây tốt nhưng người tiểu đường nên lưu ý về liều lượng khi ăn. Nếu bổ sung quá nhiều nho có thể gây đau bụng, tiêu chảy hoặc gặp phải nhiều tác dụng phụ khác. Một số hướng dẫn về cách ăn nho đúng cách cho người tiểu đường:
3.1. Liều lượng và thời điểm ăn
Liều lượng: Bạn có thể ăn tối đa không quá 100 – 150g trái nho một ngày. Lượng Carbohydrate khi tiêu thụ 10 trái nho tương đương với 8.8g, từ đó bạn có thể tính toán để cân đối lượng Carbohydrate trong các thực phẩm khác trong ngày.
Thời điểm: Ăn nho vào buổi sáng khi bụng đói được coi là có lợi hơn do các hoạt chất được hấp thu tối đa. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn nho vào các bữa phụ, sau ăn bữa chính 1 – 2 tiếng.
Có thể bạn quan tâm: Ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ? 10+ thực phẩm nên và không nên ăn
3.2. Loại nho nào phù hợp cho người tiểu đường
Hầu hết các loại nho có hàm lượng dưỡng chất như Vitamin, chất xơ, khoáng chất tương đương nhau. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường thì cần quan tâm nhiều hơn về chỉ số đường huyết và hàm lượng Carbohydrate. Hàm lượng trong 100g của một số loại nho phổ biến hiện nay:
- Nho đỏ: GI = 45, 18.0 Carbohydrate
- Nho đen: GI = 59, 18.7g Carbohydrate
- Nho xanh: GI = 45, 12.0g Carbohydrate
Theo đó, các số liệu không quá khác biệt, người tiểu đường đều có thể ăn các loại nho này. Nhưng một lựa chọn tốt nhất đó là nho xanh do có chỉ số GI và lượng đường thấp nhất.
3.3. Lưu ý khi ăn nho chế biến
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dạng chế biến của trái nho. Tuy nhiên người tiểu đường cần hạn chế ăn do:
- Hạn chế ăn nho khô: Hàm lượng đường và chỉ số GI tăng cao hơn ở nho khô (GI = 53 – 75). Do đó người tiểu đường nên hạn chế, nhưng nếu muốn ăn nho khô, bạn có thể bổ sung với lượng nhỏ khoảng 2 muỗng cà phê nho khô/ bữa, khoảng 1 – 2 lần/ tuần.
- Hạn chế uống nước ép nho: Do trong nước ép nho lượng chất xơ giảm, lượng đường tăng lên, điều này làm hấp thu nhanh và nhiều đường hơn khiến nồng độ đường huyết tăng cao.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường ăn nho được không?” là hoàn toàn có thể. Không chỉ vậy, nho còn mang đến nhiều lợi ích cho người tiểu đường trong hỗ trợ kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh. Bạn có thể ghé thăm trang thông tin của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để đón nhận những thông tin mới nhất hằng ngày về chăm sóc sức khỏe nhé.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *