Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Tiểu đường có ăn được rau ngót không?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Rau ngót là thực phẩm phổ biến có mặt trong nhiều bữa ăn của gia đình người Việt. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có ăn rau ngót được không? Theo nghiên cứu, rau ngót có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất dinh dưỡng, do đó người tiểu đường có thể ăn rau ngót. Hãy cùng các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích và một số cách bổ sung rau ngót an toàn cho người tiểu đường.
1. Mắc bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không?
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn rau ngót trong các bữa ăn chính, với liều lượng khoảng 100g rau ngót/ngày.
Chỉ số đường huyết của rau ngót trong khoảng GI = 10 – 15, đây là mức nằm trong nhóm thấp (GI < 55). Chỉ số đường huyết phản ánh mức độ tăng nồng độ đường huyết sau khi tiêu thụ thực phẩm. Chỉ số càng thấp thì mức độ ảnh hưởng đến sự thay đổi đường huyết càng thấp. Do đó sau khi người bệnh ăn rau ngót, nồng độ đường huyết ổn định, không bị tăng quá cao.
Bên cạnh đó, khi ăn rau ngót, người bệnh tiểu đường còn có thể nhận được nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bảng dinh dưỡng có trong 100g rau ngót:
Thành phần | Hàm lượng |
Protein | 5.3g |
Chất xơ | 2.5g |
Glucid | 3.4g |
Vitamin C | 185mg |
Vitamin A | 6.65mcg |
Kali | 457mg |
Kẽm | 0.94mg |
Sắt | 2.7mg |
Photpho | 65mg |
Có thể bạn quan tâm: Những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn
2. Lợi ích mà rau ngót đem lại
Rau ngót là một thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, rau ngót còn mang đến nhiều tác dụng tích cực đối với người tiểu đường.
2.1. Giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu [1] trên chuột mắc bệnh tiểu đường đã cho thấy: Chất diệp lục từ lá cây rau ngót có tác dụng làm giảm đường huyết. Do đó, lá cây rau ngót có tiềm năng như một loại thảo dược mới để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Vì vậy, ăn rau ngót là một lựa chọn tốt, có tác dụng tích cực đến người bệnh, giúp làm giảm lượng đường, ổn định đường huyết của người tiểu đường.
2.2. Kiểm soát cân nặng cho người tiểu đường
Nghiên cứu vào năm 2020 [2] đã chứng minh đặc tính chống béo phì và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp II của chiết xuất lá rau ngót. Theo nghiên cứu, lá rau ngót có chứa Flavonoid – đây là chất đóng vai trò hỗ trợ làm giảm lượng đường huyết, giảm tích tụ mỡ. Ngoài ra hoạt chất Polyphenol trong chiết xuất là rau ngót còn có chức năng làm giảm tăng sinh tế bào mỡ, tăng phân giải mỡ và tăng oxy hóa các Acid béo.
Do đó, ăn rau ngót mang lại nhiều lợi ích, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ béo phì cho người bệnh tiểu đường tuýp II.
2.3. Phòng tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường
Bên cạnh các lợi ích về kiểm soát nồng độ đường huyết, rau ngót còn có nhiều tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh thông thường và kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường:
- Kiểm soát huyết áp: Hoạt chất Papaverin trong rau ngót có tác dụng làm giãn cơ trơn, giảm sức cản ngoại vi, giảm huyết áp, tốt cho tim mạch, hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch.
- Bảo vệ tế bào: Các chất chống oxy hóa như Polyphenol, hợp chất Ion có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do, stress oxy hóa, sự viêm nhiễm,… tốt cho người tiểu đường.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Các vi khuẩn klebisella pneumonia và staphylococcus auerus sống trong cơ thể có thể phát triển và gây bệnh viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết khi gặp điều kiện thích hợp. Chiết xuất Etanolic trong rau ngót có khả năng ngăn ngừa sự phát triển này, giúp hạn chế khả năng mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Nhanh chữa lành vết thương: Rau ngót có chứa lượng Vitamin C cao, cung cấp 288% so với nhu cầu hàng ngày giúp thúc đẩy khả năng hình thành Collagen, tăng tốc độ chữa lành vết thương trên da.
2.4. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
100g Rau ngót có chứa 2.5g chất xơ, đây là một nguồn chất xơ tốt giúp làm mềm phân, hỗ trợ nhu động ruột co bóp dễ dàng hơn, chống táo bón ở người tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
- Thức ăn cho người suy thận tiểu đường
- Ăn gì để tránh tiểu đường thai kỳ?
- Bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?
3. Cách bổ sung rau ngót trong khẩu phần người tiểu đường phù hợp
Rau ngót rất tốt cho người tiểu đường, nhưng để đảm bảo an toàn người tiểu đường cần lưu ý về chế độ và liều lượng ăn như sau:
3.1. Liều lượng
Người tiểu đường có thể ăn khoảng 100g rau ngót/ngày. Đây là liều lượng phù hợp được bác sĩ khuyến cáo, không nên ăn quá nhiều rau ngót có thể gây cản trở hấp thu Photpho và Canxi.
Không nên ăn liên tục rau ngót, nên thay đổi các món ăn đa dạng để nhận được nguồn dinh dưỡng phong phú nhất.
3.2. Các món ăn với rau ngót bổ sung cho người tiểu đường
Một số cách kết hợp, chế biến rau ngót cho người tiểu đường:
Canh rau ngót thịt băm:
Rau ngót kết hợp với thịt băm giúp tăng bổ sung đạm, tăng vị ngọt thanh cho món canh giúp người tiểu đường ăn ngon miệng.
Nguyên liệu:
- Rau ngót: 1 bó nhỏ
- Thịt nạc băm: 50g
- Hành khô: 1 củ nhỏ
- Muối, nước mắm, dầu ăn,…
Cách thực hiện:
- Tuốt lấy lá rau ngót rồi đem rửa sạch với nước. Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ.
- Ướp thịt nạc băm với một ít hành khô, hạt nêm, hạt tiêu 10 phút.
- Bắc nồi lên bếp, phi thơm hành khô, cho thịt đã ướp vào đảo đều. Xào đến thi thịt săn lại thì cho rau ngót vào đảo qua. Cho thêm nước vào nồi đun sôi, thêm gia vị vừa ăn là hoàn thành.
Canh tôm rau ngót
Canh rau ngót nấu với tôm cách chế biến đơn giản, cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào: Protein, Canxi, Sắt,… tốt cho người tiểu đường.
Nguyên liệu:
- Rau ngót: 1 bó nhỏ
- Tôm nõn: 100g
- Hành lá: 3 nhánh
- Muối, dầu ăn, hạt nêm,…
Cách thực hiện:
- Rau ngót đem tuốt lấy lá, rửa sạch. Hành lá cắt bỏ rễ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
- Bắc nồi, thêm dầu ăn sau đó cho tôm vào đảo đều. Khi tôm săn lại thì cho thêm nước vào nồi.
- Nước sôi cho rau ngót vào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi nước sôi được khoảng 5 phút, tắt bếp là hoàn thành.
Canh rau ngót nấu trứng
Đây là một cách kết hợp mới lạ, hấp dẫn, vừa giúp tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh vừa làm phong phú thêm cho thực đơn của người tiểu đường.
Nguyên liệu:
- Rau ngót: 1 bó nhỏ
- Trứng gà: 1 quả
- Hành tím: 1 củ nhỏ
- Dầu ăn, bột canh, mắm, hạt nêm,…
Cách thực hiện:
- Rau ngót đem tuốt lấy lá, rửa sạch, sau đó dùng tay vò nát lá rau ngót. Hành tím bóc vỏ, băm nhỏ.
- Tiếp theo, bắc nồi phi thơm hành tím, cho rau ngót vào, đồng thời thêm gia vị vừa ăn, đảo đều tay.
- Sau đó thêm nước vào nồi, vặn lửa vừa, đun đến khi nước sôi khoảng 5 phút. Đập 1 quả trứng gà vào nồi canh, khuấy đều. Khi trứng tan đều tạo vân trong nồi canh là có thể thưởng thức.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường có ăn được rau ngót không?’’. Rau ngót mang đến nhiều lợi ích cho người tiểu đường, vì vậy bạn có thể bổ sung rau ngót trong khẩu phần ăn của họ với lượng phù hợp theo hướng dẫn trong bài viết nhé. Ghé thăm trang web của Glucare Gold để nhận được những thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe bản thân hằng ngày.
Xem thêm:
- Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 13+ Loại rau giúp ổn định đường huyết
- Người tiểu đường có ăn được rau dền không? Nên ăn bao nhiêu?
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *