Tiểu đường ăn lê được không? Ăn thế nào cho đúng?

4.7/5 - (6 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Lê là loại trái cây phổ biến, có vị ngọt thanh, thơm mát, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Vậy người tiểu đường ăn lê được không? Lê không chỉ là trái cây giúp người tiểu đường giảm cơn thèm ngọt mà còn mang lại nhiều tác dụng có lợi khác cho người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông tin và cách bổ sung trái lê an toàn cho người tiểu đường trong bài sau.

1. Lê là trái cây tốt cho người tiểu đường

Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung lê với lượng khoảng 50 – 70g trái lê/ngày.

Tuy lê chứa 27g Carbohydrate/ 1 quả lê (khoảng 178g) và có vị ngọt nhẹ nhưng chỉ số đường huyết của trái lê là GI = 38 – mức chỉ số thuộc phân nhóm thấp. Điều này có nghĩa là sau khi tiêu thụ lê lượng đường được hấp thu chậm, không làm tăng đường huyết đột ngột. Do đó lê là loại quả thân thiện với người tiểu đường.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu tại Hoa Kỳ [1] cho thấy ăn trái lê có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Không chỉ vậy, lê còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho người tiểu đường. Trong 100g trái lê cung cấp khoảng 0.36g Protein, 3.1g chất xơ, 116mg Kali, 12mg Photpho, 7mcg Vitamin B9, 4.3mg Vitamin C, 25 IU Vitamin A,… cùng nhiều chất oxy hóa khác như anthocyanid,… Những dưỡng chất này đều mang lại lợi ích tốt cho người tiểu đường, hỗ trợ duy trì cân bằng nồng độ đường huyết và giảm nguy cơ gặp biến chứng,…

Cùng tìm hiểu cụ thể các lợi ích trên trong phần tiếp theo bạn nhé!

Lê là trái cây thân thiện và an toàn với người tiểu đường
Lê là trái cây thân thiện và an toàn với người tiểu đường

Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn: Tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

2. Lợi ích của quả lê đối với người tiểu đường

Tiêu thụ trái lê với một lượng phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường như:

2.1. Duy trì ổn định nồng độ đường huyết

Chỉ số đường huyết của lê thuộc nhóm thấp (GI = 38). Do đó khi ăn lê, nồng độ đường huyết của người tiểu đường ổn định không bị tăng cao đột ngột.

Ngoài ra, lê còn cung cấp đến 20% lượng chất xơ so với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Lượng chất xơ này ít bị tiêu hóa ở đường ruột, góp phần làm chậm tốc độ hấp thu Glucose, tăng cảm giác no lâu hơn, hỗ trợ tốt cho điều hòa đường huyết.

2.2. Phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Biến chứng tiểu đường là tình trạng bệnh lý xấu, chuyển biến nặng của bệnh tiểu đường. Bổ sung trái lê trong khẩu phần sẽ giúp cung cấp cho người tiểu đường các hoạt chất như Anthocyanin, Vitamin C, Vitamin K, Vitamin A, cùng nhiều chất oxy hóa khác giúp ngăn ngừa chứng viêm nhiễm, tổn thương do stress oxy hóa tế bào. Các tác động này giúp hỗ trợ làm giảm tối đa nguy cơ mắc các biến chứng về viêm, loét của bệnh tiểu đường.

Ngoài ra các chất có trong trái lê như Zeaxanthin, Lutein là hoạt chất tốt cho mắt, giúp cải thiện thị lực, cải thiện các biến chứng về mắt ở người tiểu đường.

Anthocyanin
Anthocyanin là một chất chống oxy hóa có trong quả lê có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng tiểu đường

2.3. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Hàm lượng Kali có trong quả lê cung cấp khoảng 6% so với nhu cầu Kali cung cấp cho cơ thể hàng ngày. Lượng hoạt chất này rất cần thiết cho hoạt động của cơ tim, giúp cải thiện chức năng, sức khỏe tim.

Ngoài ra các thành phần như Anthocyanin cũng góp phần hạn chế tổn thương thành mạch, hỗ trợ giảm các nguy cơ liên quan đến biến chứng mạch máu, tim mạch.

2.4. Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Mỹ [1] về việc tiêu thụ trái lê và tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 đã cho kết quả rằng: Nhóm người có thói quen bổ sung lê trong khẩu phần với lượng phù hợp có khả năng mắc tiểu đường thấp hơn 18% so với các nhóm khác.

Cơ chế của kết quả này là do lượng Anthocyanin trong quả lê có tác dụng ngăn ngừa tình trạng kháng Insulin, chống viêm, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Giảm mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Ăn lê có tác dụng hỗ trợ làm giảm mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

2.5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Ngoài tác dụng hỗ trợ duy trì ổn định đường huyết thì lượng chất xơ có trong quả lê giúp thúc đẩy, tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Từ đó làm giảm các nguy cơ về tiêu hóa như đầy bụng, táo bón, rối loạn tiêu hóa… ở người tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm:

3. Bổ sung lê đúng cách cho người tiểu đường

Để nhận được tối đa lợi ích từ việc tiêu thụ trái lê, người tiểu đường nên thực hiện chế độ ăn như sau:

  • Liều lượng: 50 – 70g trái lê tương đương khoảng 1 quả lê nhỏ/ngày. Tránh ăn quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa do nhận quá nhiều chất xơ, tiêu chảy, đầy bụng do nồng độ Vitamin C cao,…
  • Thời điểm ăn: Bạn có thể chia nhỏ lượng lê trong ngày và ăn vào các bữa phụ như ăn 1 – 2 miếng lê sau ăn sáng 30 phút và 2 – 3 miếng còn lại vào bữa phụ buổi chiều.

Lưu ý khi ăn lê: Bạn nên ăn cả quả, không nên uống nước ép lê. Do nước ép lê sẽ làm tăng nồng độ đường và giảm lượng chất xơ cần thiết.

Tìm hiểu thêm thông tin bệnh tiểu đường phải ăn kiêng những gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Người tiểu đường có thể ăn khoảng 1 quả lê mỗi ngày
Người tiểu đường có thể ăn khoảng 1 quả lê mỗi ngày

Tìm hiểu thêm:

4. Công thức kết hợp với quả lê trong thực đơn cho người tiểu đường

Để làm phong phú thêm cho thực đơn của người tiểu đường, ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể chế biến lê theo một số cách sau:

1 – Salad Lê:

Món ăn này gồm có lê, thịt nạc, rau xà lách, quả óc chó, phô mai. Các thành phần trong món salad này cung cấp đầy đủ dinh dưỡng bao gồm 7g Carbohydrate, 2g Protein, 8g chất béo, 170mg Kali, 50mg Photpho,… Đây sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời cho bữa ăn chính của người tiểu đường.

Nguyên liệu:

  • Trái lê: 1 quả nhỏ
  • Thịt nạc: 300g
  • Rau xà lách: 1 cây
  • Quả óc chó: 2 – 3 quả
  • Phô mai: 1 miếng
  • Dầu ô liu

Cách làm:

  • Rau rửa sạch, cắt thành miếng vừa ăn. Lê gọt vỏ, thái hạt lựu. Quả óc chó tách lấy phần nhân.
  • Thịt nạc luộc với nước sôi đến khi chín, sau đó thái thành miếng.
  • Cho các nguyên liệu trên vào tô, thêm phô mai, dầu ô liu và trộn đều. Trình bày ra đĩa và thưởng thức.

2 – Lê nướng quế

Lê nướng quế là một món ăn lạ miệng, hấp dẫn cho người bệnh tiểu đường. Với nguyên liệu và cách làm đơn giản, bạn có thể thực hiện và bổ sung cho bữa ăn phụ cho người bệnh.

Nguyên liệu:

  • Quả lê: 1 quả
  • Quả óc chó: 1 – 2 quả
  • Bột quế: ½ muống cà phê.
  • Bơ thực vật, đường cho người tiểu đường

Cách làm:

  • Bổ quả lê làm đôi, gọt sạch vỏ và loại bỏ phần hạt. Quả óc chó tách lấy phần hạt, nghiền thô.
  • Cho phần óc chó lên nửa quả lê, rắc thêm một lớp bột quế. Đun chảy bơ, phủ một lớp lên phần nửa quả lê đó.
  • Cho vào lò nướng, nướng trong 180 độ C khoảng 30 phút là hoàn thành.
Lê nướng quế
Lê nướng quế là món ăn phù hợp cho bữa tráng miệng hoặc bữa phụ cho người tiểu đường

Tóm lại câu trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường ăn lê được không?” là người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn quả lê. Các thành phần dinh dưỡng trong lê hỗ trợ tốt cho việc kiểm soát, duy trì ổn định đường huyết. Hãy tham khảo và bổ sung lượng lê phù hợp để giúp mang lại điều tốt nhất cho sức khỏe người bệnh, ngoài ra bạn có thể tham khảo các thông tin bổ ích về chăm sóc sức khỏe tại trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học.

sữa Glucare Gold

 

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.7/5 - (6 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.7/5 - (6 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment