Tiểu đường uống sữa bò được không? Có cần kiêng hẳn không?

5/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Sữa bò là một trong những loại sữa được sử dụng nhiều nhất hiện nay cho trẻ em và cả người lớn. Tuy nhiên, tiểu đường uống sữa bò được không vẫn là băn khoăn của nhiều người. Hãy theo dõi những phân tích dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

1. Người mắc tiểu đường uống sữa bò được không?

Nhiều ý kiến cho rằng, sữa bò có chứa một lượng đường nhất định có thể làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể uống sữa bò với lượng phù hợp. Sữa bò rất giàu khoáng chất và năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là Canxi. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường có thể bảo vệ hệ xương khớp, phòng bệnh loãng xương và mất tế bào xương. Bên cạnh đó, Omega-3 được tìm thấy nhiều trong sữa bò có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người bệnh.
Tuy nhiên, trong sữa bò có thành phần đường Lactose có thể làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh cần uống với một lượng vừa phải. Có rất nhiều loại sữa bò, tùy vào lượng đường trong mỗi loại, người bệnh có thể điều chỉnh liều lượng cho hợp lý. Sữa bò bao gồm nhiều loại dưới đây:

Loại sữa bò Đặc điểm Dinh dưỡng trong 1 ly 216ml
Sữa bò  nguyên chất Chưa qua chế biến, giữ cảm giác no lâu. 8g Protein và 8g chất béo.
Sữa ít béo/tách béo/không béo Hàm lượng chất béo thấp/không có. Mùi vị không ngậy so với các loại sữa khác. Protein: 8g.

Chất béo trong sữa ít béo/tách béo, không béo lần lượt là 5g, 2,5g và 0g.

Sữa không  Lactose Không chứa đường Lactose. Dinh dưỡng còn lại tương đương sữa nguyên chất.
Sữa A2 Chứa Beta-Casein A2, giảm các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa khi uống sữa thường. Dinh dưỡng còn lại tương đương sữa nguyên chất.
Sữa thêm hương vị Thường được bổ sung thêm hương vị chocolate, cafe hoặc trái cây. Protein, Carbohydrate, Chất béo.
Sữa tươi Sữa ở dạng nguyên liệu thô, chưa được tiệt trùng hay khử trùng hoàn toàn. Dinh dưỡng tương đương sữa nguyên chất.

Để phòng tránh đường huyết tăng đột ngột và biến chứng, người tiểu đường nên uống sữa ít béo hoặc đã được tách béo, sữa không đường Lactose hoặc sữa sữa sử dụng hệ bột đường chậm với liều lượng hợp lý.

Sữa bò có bổ sung một lượng nhỏ Canxi và các khoáng chất
Sữa bò có bổ sung một lượng nhỏ Canxi và các khoáng chất cần thiết cho người bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm: Trà dành cho người bệnh tiểu đường

2. Lưu ý quan trọng cho người tiểu đường khi uống sữa bò

Đã trả lời việc tiểu đường uống sữa bò được không nhưng để tránh những biến chứng nguy hiểm, người tiểu đường khi uống sữa bò cần lưu ý những điều sau:

2.1. Chú ý một số nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ra cho người tiểu đường

Mặc dù mang lại giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên sữa bò có thể gây ra một số nguy cơ về đường huyết, huyết áp, tiêu hóa,… cho người tiểu đường.

2.1.1. Làm đường huyết tăng cao

Sữa bò nguyên chất có lượng đường Lactose chiếm khoảng 40%. Trong quá trình tiêu hóa, Lactose sẽ phân hủy thành Glucose và Galactose. Những người tiểu đường bị thiếu Insulin nên lượng đường trong máu sẽ không được kiểm soát mà sẽ vẫn tăng.

Ngoài ra, hàm lượng lớn chất béo bão hòa của sữa bò sẽ làm Cholesterol trong máu tăng cao, gây xơ vữa động mạch, suy tim thậm chí đột quỵ. Vì vậy, người tiểu đường cần đặc biệt chú ý khi sử dụng sữa nguyên chất.

2.1.2. Gây đầy bụng, khó tiêu hoặc tiêu chảy

Theo thống kê, số người bệnh tiểu đường bị táo bón lên tới 60%. Hàm lượng chất béo cao trong sữa chưa tách béo khiến cơ thể người bệnh không thể kịp chuyển hóa. Bên cạnh đó, một số người tiểu đường bị thiếu hụt enzym Lactase. Điều này khiến họ không thể tiêu hóa và hấp thu đường Lactose có trong sữa, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.

2.2. Cách uống sữa bò an toàn cho người tiểu đường

Liều lượng:

Người tiểu đường chỉ nên uống 1 hoặc 2 khẩu phần sữa bò mỗi ngày, tương đương 15 – 30g Carbohydrate. Bệnh nhân kiểm tra lượng đường huyết trước và sau khi uống sữa bò để tính toán lượng sữa sử dụng hợp lý với bản thân.

Thời gian: 

Người tiểu đường có thể uống sữa bò vào buổi sáng hoặc bữa phụ trong ngày.

2.3. Những lưu ý quan trọng khác

  • Không uống sữa bò vào bữa chính và trước khi đi ngủ để tránh làm đường huyết tăng nhanh và hệ tiêu hóa thêm gánh nặng.
  • Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học: ăn đủ bữa và chia nhỏ thành 4 – 5 bữa ăn, bổ sung đủ 40ml nước/kg cơ thể, cân bằng dưỡng chất trong chế độ ăn mỗi ngày cùng các dưỡng chất khác.
  • Tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút hàng ngày với các bài tập nhẹ như đi bộ, đạp xe, yoga,… giúp tăng tác dụng của Insulin và cải thiện khả năng sử dụng Glucose của tế bào.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường có nên uống sữa bột?

3. Hướng dẫn chọn sữa bò tốt cho người tiểu đường

Ngoài việc tiểu đường uống sữa bò được không thì lựa chọn loại sữa tốt cũng cần lưu y đến. Trên thị trường có rất nhiều loại sữa bò nhưng tuy nhiên, sữa bò nào tốt cho người tiểu đường? Hãy theo dõi những phương pháp dưới đây để chọn sữa bò tốt cho người tiểu đường nhé!

3.1. Không chọn sữa có lượng Carbohydrate quá cao

Sử dụng sữa có lượng Carbohydrate quá cao, sẽ gây tăng đường huyết mạnh mẽ ở người tiểu đường gây ra biến chứng tổn thương cho hệ thần kinh, tạo áp lực lớn lên hệ thống mạch máu.

Mẹo: Bạn có thể kiểm tra bảng thành phần dinh dưỡng của sữa có ghi trên bao bì sản phẩm để lựa chọn sữa phù hợp.

3.2. Uống sữa không đường, không Lactose và tách béo

Người mắc bệnh tiểu đường uống sữa không đường giúp giảm đáng kể nguy cơ đường huyết tăng mạnh và biến chứng sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, người tiểu đường có chứng không dung nạp Lactose cũng sẽ tránh được tình trạng đầy hơi, tiêu chảy và đau bụng. Ngoài ra, người bệnh nên chọn sữa có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, có tem nhãn dán đầy đủ trên sản phẩm để chọn được sữa sạch và an toàn.

Sữa dành cho người tiểu đường
Nên chọn sữa phù hợp dành riêng cho người tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm: Tiểu đường uống sữa đậu nành

4. Lựa chọn thay thế tốt hơn sữa bò cho bệnh tiểu đường

Có thể thay thế sữa bò bằng sữa thực vật, giàu Canxi và có hàm lượng Carbohydrate thấp (hoặc bằng 0) cho người tiểu đường để người bệnh vừa được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa kiểm soát tốt được đường huyết và các biến chứng của tiểu đường.

Loại sữa Calo Chất béo Carbs Chất xơ Chất đạm Canxi
Sữa nguyên chất 148 8g 12g 0g 8g 276mg
Sữa tách béo 91 0,61g 12g 0g 9g 316mg
Sữa hạnh nhân không đường 39 2,88g 1,51g 0,5 – 1g 1,55g 516mg
Sữa đậu nành không đường 79 4,01g 4,01g 1g 7g 300mg
Sữa lanh không đường, không thêm Protein 24 2,50g 1,02g 0g 0g 300mg
Sữa hạnh nhân không đường
Sữa hạnh nhân không đường thích hợp với hầu hết người tiểu đường.

Ngoài những loại sữa nói trên, người bệnh có thể sử dụng loại sữa chuyên biệt dành cho người tiểu đường – Glucare Gold. Sản phẩm dinh dưỡng này có hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm có tác dụng ổn định đường huyết với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng. Đồng thời, hệ 56 dưỡng chất thiết yếu, bao gồm Đạm Thực vật, Đạm Whey từ Mỹ, chất béo tốt Omega-3, 6, 9, hệ Antioxidants và chất xơ FOS trong sữa giúp tăng cường sức khoẻ toàn diện cho người bệnh và làm giảm nguy cơ các biến chứng tiểu đường.

sữa Glucare Gold
Glucare Gold được các bệnh viện điều trị tiểu đường đầu ngành sử dụng

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có thể trả lời được câu hỏi ”Tiểu đường uống sữa bò được không?” Người bệnh nên kết hợp uống sữa dành cho người tiểu đường với chế độ dinh dưỡng khoa học và tăng cường vận động để kiểm soát tốt đường huyết và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về dinh dưỡng cho người tiểu đường, hãy truy cập fanpage Glucare Gold, website Glucare Gold hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

 

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

BS CK II BÙI HỒNG THANH

5/5 - (2 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
5/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment