Top 12 loại trà dành cho người bệnh tiểu đường hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả

4/5 - (7 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Trà là một trong số đồ uống tốt cho sức khỏe bệnh nhân tiểu đường, hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Cùng Nutricare tìm hiểu ngay một số loại trà dành cho người bệnh tiểu đường có thể sử dụng hàng ngày.

Bệnh tiểu đường và bia rượu: Uống thế nào để ổn định đường huyết?

1. Top 12 loại trà người bệnh tiểu đường nên sử dụng

Trên thực tế, có nhiều loại trà dành cho người bệnh tiểu đường tốt, giúp thúc đẩy quá trình kiểm soát đường máu và nên bổ sung hàng ngày như:

1.1. Trà xanh

Lợi ích của trà xanh với người mắc bệnh tiểu đường:

  • Một tách trà xanh có 0 carbohydrate, 0 gram (g) đường hoặc chất béo và chỉ 2,4 calo an toàn cho người tiểu đường
  • Trà xanh giúp kiểm soát lượng đường trong máu thông qua giảm nguy cơ tổn thương tế bào và giảm viêm hiệu quả.
  • Thành phần EGCG có trong trà xanh có tác dụng tăng cường khả năng hấp thu glucose của các tế bào cơ xương. Nhờ đó giảm lượng đường trong máu.

Liều lượng: chỉ nên uống khoảng 500ml nước trà (tương đương 1-2 cốc).

Thời điểm uống: trước hoặc sau bữa ăn 1 giờ.

Nguyên liệu:

  • 100g lá trà xanh tươi
  • Nước lọc

Cách nấu trà xanh:

  • Bước 1: Nhặt lấy phần lá và rửa sạch với nước.
  • Bước 2: Cho lá trà vào nồi và đổ đầy nước.
  • Bước 3: Đun sôi ấm trà sau đó hãm với lửa nhỏ.
  • Bước 4: Đun với lửa nhỏ thêm 10 phút là hoàn thành.
  • Bước 5: Đợi trà nguội và uống hàng ngày. Có thể uống trà lạnh bằng cách cho thêm đá.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng trà xanh như:

  • Không uống trà lúc đói hoặc trước khi đi ngủ 1-2 giờ.
  • Không uống trà xanh quá đặc.
  • Không sử dụng trà xanh đã để qua đêm.
  • Không thêm đường vào trà xanh.
  • Không nên uống quá nhiều trà xanh.
Trà xanh
Trà xanh cho bệnh nhân tiểu đường

1.2. Trà đen

Lợi ích của trà đen trên người bệnh tiểu đường:

  • Thành phần theaflavin, thearubigin trong trà đen có tác dụng chống oxy hóa,  giảm viêm và hạ đường huyết.
  • Cản trở sự hấp thụ carbohydrate bằng cách ức chế một số enzyme
  • Bảo vệ các tế bào tiết insulin của tuyến tụy vì vậy kích thích sản xuất insulin.

Liều lượng: có thể sử dụng 2 – 3 ly/ngày

Thời điểm uống: Buổi sáng hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

Nguyên liệu:

  • 2g trà đen
  • 200ml nước sôi

Cách nấu:

  • Bước 1: Sử dụng nước sôi để tráng ấm pha trà.
  • Bước 2: Cho trà đen vào ấm đã được tráng.
  • Bước 3: Đổ nước sôi ngập sấp mặt trà, lắc nhẹ và đổ lần nước này đi.
  • Bước 4: Đổ tiếp khoảng 200ml nước sôi vào ấm trà, đậy nắp và đợi khoảng 3 phút là xong.

Lưu ý:

  • Không uống trà đen trước khi ngủ 1-2 tiếng.
  • Không uống quá nhiều trà đen.
  • Không nên uống trà quá nóng.

1.3. Trà hoa dâm bụt

Lợi ích:

  • Hoạt chất phytochemical có trong hoa dâm bụt hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả trên bệnh nhân tiểu đường loại 2, điều này làm trà hoa dâm bụt là một trong số những loại trà dành cho người bệnh tiểu đường tốt.
  • Ngoài ra, trà hoa dâm bụt còn có tác dụng giảm huyết áp và giảm viêm – biến chứng thường gặp trên bệnh nhân tiểu đường.

Liều lượng: 150ml trà mỗi lần và ba lần mỗi ngày sau bữa ăn.

Nguyên liệu:

  • 3-5 bông hoa dâm bụt.
  • 700 – 960 ml nước.
  • 1 quả Chanh.

Cách nấu:

  • Bước 1: Tách lấy cánh hoa dâm bụt và cho vào bình/ ấm đun.
  • Bước 2: Cho nước vào ấm có chứa cánh hoa dâm bụt và đun sôi trong 5 phút.
  • Bước 3: Rót trà ra cốc, có thể thêm nước chanh để thêm mùi vị.

Trường hợp không có bình đun, có thể ủ, ngâm cánh hoa dâm bụt khô cùng nước sôi trong vòng 10-20 phút để sử dụng.

Lưu ý khi sử dụng sử dụng trà hoa dâm bụt: Trường hợp bệnh nhân tiểu đường không nên sử dụng trà hoa dâm bụt:

  • Bệnh lý huyết áp thấp.
  • Đang sử dụng thuốc chứa hoạt chất chloroquine hoặc thuốc sốt rét.
  • Mắc bệnh lý liên quan đến phổi như viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, ho mãn tính,…
  • Đang mang thai hoặc cho con bú.
Trà hoa dâm bụt
Trà hoa dâm bụt giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết

1.4. Trà hoa cúc

Lợi ích:

  • Thành phần của trà hoa cúc có nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, từ đó giúp ngăn ngừa các tổn thương với các tế bào của tuyến tụy.- cơ quan giúp kiểm soát đường huyết.
  • Tác dụng giúp chống oxy hóa của trà hoa cúc giúp hạn chế sự mất cân bằng trong cơ thể- nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tiểu đường.

Liều lượng khuyên dùng: Bệnh nhân tiểu đường có thể dung 3 ly trà hoa cúc mỗi ngày

Thời điểm: vừa thức dậy, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ ít nhất 30 phút.

Nguyên liệu:

  • 10g hoa cúc khô
  • 10g rễ cam thảo.
  • Lượng nước đủ dùng

Cách nấu trà hoa cúc:

  • Bước 1: Cho hỗn hợp gồm hoa cúc khô, rễ cam thảo và nước vào ấm đun.
  • Bước 2: Đun sôi ấm trà trong vòng 5 phút.
  • Bước 3: Loại bỏ bã, lấy nước, đợi trà nguội và thưởng thức.

Lưu ý:

  • Không kết hợp dùng trà hoa cúc song song với thuốc tây y.
  • Hạn chế sử dụng trà hoa cúc nếu bạn đang mang thai.
  • Không uống khi đói bụng.

1.5. Trà quế

Lợi ích của trà quế:

  • Sử dụng loại trà dành cho người bệnh tiểu đường này giúp tăng độ nhạy insulin, vì vậy giúp làm giảm lượng đường trong máu.
  • Trà quế ảnh hưởng trực tiếp tới các enzyme tiêu hóa, làm chậm quá trình phân hủy carbohydrate diễn ra tại đường tiêu hóa.
  • Các chất oxy hóa có trong trà quế giúp cơ thể giảm stress oxy hóa – yếu tố có liên quan đến sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Liều lượng: có thể sử dụng 2,5g trà quế hoặc 2 thìa cà phê bột quế mỗi ngày.

Thời điểm dùng: Buổi sáng là thời điểm dùng trà quế tốt nhất.

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng cà phê bột quế
  • 100ml nước

Cách nấu:

  • Bước 1: Cho 1 thìa cà phê bột quế cùng 100ml nước vào ấm đun.
  • Bước 2: Đun sôi trong vòng 2 – 3 phút.
  • Bước 3: Lọc lấy nước trà để sử dụng, thêm 1 vài lát chanh để tăng thêm mùi vị.

Lưu ý:

  • Không uống trà quế nếu bệnh nhân đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Không sử dụng nhiều hơn 6g bột quế/ ngày.
Trà quế
Sử dụng trà quế cho người bệnh tiểu đường

1.6. Trà bạc hà chanh

Lợi ích:

  • Trong loại trà dành cho người bệnh tiểu đường này chứa tinh dầu chanh có tác dụng tăng cường hấp thu glucose và ức chế tổng hợp glucose
  • Chanh chứa nhiều chất xơ hòa tan, không dễ bị phân hủy và đảm bảo lượng đường được giải phóng chậm trong máu.

Liều lượng: Có thể sử dụng 1 – 2 ly trà bạc hà chanh mỗi ngày vào bất cứ thời điểm nào.

Nguyên liệu:

  • 3-5 lá bạc hà.
  • 1 gói trà túi lọc.
  • 1 quả chanh.
  • 200ml nước sôi.

Cách nấu:

  • Bước 1: Lá bạc hà sau khi được rửa đem nấu cùng nước. Sử dụng đũa, dĩa dằm lá bạc hà để chắt được tinh chất trong lá.
  • Bước 2: Pha một cốc trà túi lọc khác.
  • Bước 3: Trộn hỗn hợp nước trà (bước 3), nước bạc hà (bước 1) và nước cốt chanh. Để nguội và sử dụng.

Lưu ý: Không sử dụng nếu bạn đang bị tiểu đường thai kỳ hoặc có mắc bệnh lý trào ngược acid dạ dày, thực quản.

1.7. Trà tía tô

Lợi ích:

  • Tăng nhạy cảm với insulin, ức chế tân tạo đường ở gan. Vì vậy, giúp giảm đường huyết trong máu hiệu quả.
  • Giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến chứng phổ biến của bệnh lý đái tháo đường liên quan đến tim, não, thận, mắt.

Liều lượng: chỉ nên sử dụng 3-4 ly mỗi ngày

Thời điểm: sau bữa ăn khoảng 20 phút.

Nguyên liệu:

  • 3-5 Lá tía tô tươi.
  • 1 ít muối.
  • 500ml nước.

Cách nấu:

  • Bước 1: Đem rửa sạch lá tía tô, ngâm với nước muối 5-10 phút và rửa lại với nước.
  • Bước 2: Vò nát lá tía tô, cho vào ấm và hãm với nước sôi trong 3-5 phút để thưởng thức.

Trường hợp sử dụng lá tía tô khô, sau khi mua lá tía tô tươi, rửa sạch đem phơi khô. Khi dùng cũng hãm cùng nước trong 3-5 phút để sử dụng.

Lưu ý:

  • Bảo quản trà tía tô trong tủ lạnh nếu không dùng.
  • Chỉ nên bảo quản trong 24 giờ.
  • Trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị cảm nóng, ra nhiều mồ hôi thì không nên sử dụng trà tía tô.
Trà tía tô
Sử dụng trà tía tô mỗi ngày giúp kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường

1.8. Trà nghệ

Lợi ích:

  • Là một loại trà dành cho người bệnh tiểu đường, thành phần curcumin có trong nghệ có thể giúp ổn định đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
  • Nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ cũng cho kết quả chiết xuất nghệ vàng giúp bệnh nhân tiền tiểu đường giảm nguy cơ phát bệnh sau điều trị 9 tháng với tỉ lệ thành công lên tới 100%.

Liều lượng: 2 ly trà nghệ/ ngày.

Thời điểm: Trước khi ăn hoặc sau bữa ăn 15-30 phút.

Nguyên liệu:

  • 1 – 2 thìa cà phê bột nghệ nguyên chất.
  • 1 quả chanh.
  • 300ml nước.

Cách pha trà nghệ:

  • Bước 1: Cho bột nghệ vào bình.
  • Bước 2: Đổ nước sôi vào bình có bột nghệ và để yên trong thời gian 5-10 phút.
  • Bước 3: Lọc hỗn hợp trên qua khăn vải sạch, để trà nguội và thêm chanh để tăng hương vị và thưởng thức.

Lưu ý: 

  • Nên sử dụng lượng vừa phải, sử dụng quá nhiều trà nghệ có thể gây ra tình trạng buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…
  • Một số đối tượng bệnh nhân tiểu đường không nên dùng trà nghệ như: Phụ nữ có thai, phụ nữ đang thời thời gian hành kinh hoặc bị rong kinh, người mắc bệnh trào ngược dạ dày, người bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn đường mật,…

1.9. Trà ô long

Lợi ích:

  • Thành phần EGCG có tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả, điều này giúp trà ô long nằm trong những loại trà dành cho người bệnh tiểu đường.
  • Thành phần caffeine có trong trà ô long cũng có tác dụng giúp chống lại bệnh tiểu đường.

Liều lượng khuyên dùng: 3-4 ly/ ngày

Thời điểm: Nên uống trà ô long sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Nguyên liệu: 

  • 1 gói trà ô long.
  • 1000ml nước lọc.

Cách pha trà ô long:

  • Bước 1: Đun nước sôi, đợi nước sôi hạ nhiệt độ xuống 90-95⁰C để pha trà được ngon.
  • Bước 2: Làm ấm bình pha trà bằng cách rót nước nóng vào bình pha trà và đợi bình nóng lên, đổ nước đi.
  • Bước 3: Cho trà ô long vào ấm đã được làm nóng.
  • Bước 4: Tráng trà ô long bằng 1 lần nước sôi (đổ nước sôi ngập trà và gạn bỏ nước này).
  • Bước 5: Tiếp tục cho nước sôi vào ấm trà ô long và hãm trong thời gian 30-40 phút.

Lưu ý: 

  • Không uống trà ô long khi bụng đói.
  • Không uống trà ô long ngay sau bữa ăn.
  • Không uống thuốc cùng trà ô long.
  • Không sử dụng trà ô long nếu bạn đang có thai hoặc các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Trà ô long
Trà ô long cho bệnh nhân tiểu đường

1.10. Trà nhân sâm

Lợi ích:

  • Nhân sâm tăng cường tác dụng của các insulin trong điều trị vì vậy nâng cao khả năng kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân.
  • Các dưỡng chất trong nhân sâm giúp tăng cường đề kháng cho bệnh nhân tiểu đường, từ đó hạn chế được các biến chứng của bệnh.

Liều lượng: có thể sử dụng 5g nhân sâm để pha trà uống mỗi ngày vào buổi sáng.

Nguyên liệu:

  • 3-5g nhân sâm tươi.
  • 300ml nước.
  • 1 bình trà chất liệu đất nung và

Cách pha chế:

  • Bước 1: Thái nhân sâm đã được rửa sạch và lau khô thành lát mỏng.
  • Bước 2: Cho 3-5g nhân sâm đã thái vào bình trà, đổ nước nóng và hãm trong thời gian 5 phút.
  • Bước 3: Đợi trà nguội và sử dụng. Có thể pha lại nhiều lần với bã nhân sâm cho đến khi nước trà nhạt.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không sử dụng trà nhân sâm với bệnh nhân bị tăng huyết áp, bị đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,…
  • Không uống quá nhiều trà nhân sâm mỗi ngày.
  • Nên sử dụng bình gốm để pha trà nhân sâm.

Có thể bạn quan tâm:

2. Trà không nên dùng cho bệnh nhân tiểu đường

Bên cạnh các loại trà dành cho người bệnh tiểu đường giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả, một số loại trà như:

  • Trà lô hội.
  • Trà lê gai.
  • Trà cỏ cari…

Đây là những loại trà cần hạn chế sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân được biết đến do các loại trà này có thể tương tác làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị tiểu đường phổ biến như metformin và glyburide. Vì vậy, để lựa chọn ra loại trà tốt cho sức khỏe, bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Loại trà không tốt cho người tiểu đường
Không dùng trà cỏ cà ri, trà nha đam, trà lê gai cho bệnh nhân tiểu đường

Có thể bạn quan tâm:

3. Lưu ý khi dùng trà cho bệnh nhân tiểu đường

Trong quá trình sử dụng trà cho bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý:

  • Không thêm đường hoặc mật ong để tăng hương vị. Vì đường có thể làm tăng đường huyết.
  • Nên uống trà không đường.
  • Trường hợp muốn tăng thêm hương vị cho món trà, có thể vắt thêm chút chanh hoặc thả một chút quế sẽ giúp món trà thơm ngon hơn.

Trà là đồ uống có thể sử dụng hàng ngày đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần thật sự lưu ý khi lựa chọn trà dành cho người bệnh tiểu đường để đảm bảo kiểm soát đường huyết tốt. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe, website Nutricare hoặc hotline 18006011 để nhận được tư vấn tận tâm nhất!

sữa Glucare Gold

 

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4/5 - (7 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4/5 - (7 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment