Tiểu đường uống trà sữa có tốt không? Uống bao nhiêu là an toàn?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Trà sữa là một thức uống được nhiều người yêu thích trong đó cả những người bệnh tiểu đường. Vậy tiểu đường uống trà sữa có tốt không? Uống bao nhiêu là an toàn? Hãy theo dõi những phân tích của chuyên gia Nutricare dưới đây nhé!
1. Người bị tiểu đường uống trà sữa được không?
Người tiểu đường nên hạn chế uống trà sữa, tốt nhất là nên kiêng hẳn vì trong trà sữa có chứa nhiều đường và chỉ số GI cao.
Trà sữa có chỉ số GI tương đương với nước ngọt có gas (63)
Hàm lượng đường trong các loại trà sữa tương đương với các loại nước ngọt có gas. Trà sữa từ bình dân đến nổi tiếng từ 250 – 500ml/ly chứa khoảng 39.3g – 72.9g đường (11.62 – 26.24%). Do đó, chỉ số đường huyết (GI) của 2 loại đồ uống này có giá trị cao tương đương nhau. Nếu sử dụng trà sữa thường xuyên, người bệnh tiểu đường sẽ khiến bệnh tiểu đường nghiêm trọng hơn và có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguy cơ đến từ các thành phần khác
Trong trà sữa có bổ sung thêm các thành phần như: hương liệu tổng hợp, phẩm màu, chất béo ở dạng trans,…có khả năng gây béo phì và tổn hại đến các cơ quan nội tạng tim, thận, gan,…Vì vậy, người tiểu đường nên hạn chế tối đa, tốt nhất nên kiêng hẳn các loại trà sữa.
NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC NẾP CẨM KHÔNG?
2. Trà sữa ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh tiểu đường như thế nào?
Đằng sau ly trà sữa hấp dẫn là những thành phần có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe người tiểu đường. Thành phần của 1 ly trà sữa trân châu thông thường bao gồm:
Tên chất | Hàm lượng |
Đường | 55g |
Hạt trân châu | Tinh bột sắn (80%), Chất xơ và Protein (<1%), đường cô đặc và hương liệu tổng hợp |
Kem và bột béo | Chất béo chuyển hóa |
Topping: Pudding trứng, Phomai, thạch,… | Chất béo và Calo |
Tổng Calo | 350 – 500 Calo |
Với bảng thành phần trên, ta có thể thấy, trà sữa không có nhiều giá trị dinh dưỡng, gần như không có chất xơ, Protein hay bất kỳ loại khoáng chất nào. Đặc biệt, thức uống này có thể gây các tác động xấu đến sức khỏe người tiểu đường. Như vậy cùng tìm hiểu các tác động của trà sữa khi người tiểu đường uống trà sữa nhé!
2.1. Làm đường huyết tăng cao đột ngột
Trong 1 ly trà sữa có chứa hàm lượng lớn Carbohydrate (đường, tinh bột, chất xơ). Đây là nguyên nhân làm đường huyết tăng cao đột ngột ở người tiểu đường. Carbohydrate có trong trà sữa sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Glucose khiến đường huyết càng tăng cao. Thêm nữa, trà sữa ở dạng lỏng nên cơ thể dễ hấp thu và chuyển hóa Carbohydrate thành Glucose nhanh hơn so với thực phẩm ở dạng rắn.
Lượng đường trong máu tăng quá nhanh có thể gây ra những biến chứng cấp tính nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường như: khó chịu, bồn chồn, thở có mùi giấm, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu,… Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.
2.2. Có thể gây biến chứng tim mạch nguy hiểm
Chất béo có trong bột béo, kem, pudding của trà sữa là chất béo chuyển hóa làm giảm Cholesterol tốt, tăng Cholesterol xấu trong cơ thể. Ở người tiểu đường, tế bào nội mạc mạch máu đã bị tổn thương và rối loạn chức năng.
Khi người tiểu đường uống trà sữa có nhiều Cholesterol, một lượng lớn Cholesterol sẽ dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong thành mạch gây ra mảng xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch vành sẽ gây những biến chứng tim mạch nguy hiểm cho người tiểu đường như cơn đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,…
2.3. Dễ gây béo phì ở người tiểu đường
Trà sữa có chứa các thành phần kem, bột béo, đường, tinh bột và các chất phụ gia khác. Những thành phần này cung cấp một lượng Calo cực lớn buộc cơ thể phải hấp thu nhiều gây tích tụ mỡ ở các mô và dễ gây béo phì ở người tiểu đường.
2.4. Một số nguy cơ khác
Chất Caffein có trong trà sữa có mang đến sự tỉnh táo, minh mẫn khi người tiểu đường uống trà sữa. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, Caffein trong trà sữa còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu Sắt của cơ thể, gây chóng mặt, tim đập nhanh, rối loạn huyết áp,…
Acid Maleic từng được phát hiện có trong hạt trân châu trà sữa. Chất này khi vào cơ thể người tiểu đường có thể gây tổn thương gan, thận. Sử dụng trong thời gian sẽ gây tích tụ chất này, gây ra biến chứng suy thận mạn.
Bên cạnh đó, trà sữa nếu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm rất dễ khiến người dùng nói chung, người tiểu đường nói riêng bị ngộ độc.
Có thể bạn quan tâm:
- Người tiểu đường uống sữa hạt được không? 5+ Công dụng của sữa hạt
- Người tiểu đường uống sữa đậu nành được không?
3. Mẹo giúp hạn chế tác hại của trà sữa tới người bệnh tiểu đường
Nếu người bệnh tiểu đường khó có thể bỏ trà sữa, thì dưới đây là những mẹo nhỏ giúp cho người bệnh tiểu đường uống trà sữa nhưng vẫn giảm thiểu được những tác động xấu của trà sữa tới sức khỏe.
Giảm lượng đường xuống mức hợp lý
Người tiểu đường có thể tự pha trà sữa ở nhà để giảm lượng đường xuống mức hợp lý. Bạn có thể thay đường bằng các chất tạo ngọt tự nhiên như mật ong, Siro,… vừa đảm bảo hương vị của trà sữa và vừa tránh làm tăng đường huyết quá mức.
Thay thế loại sữa tách béo
Sữa đậu nành, sữa hạt, sữa dừa là chọn tuyệt vời để thay thế trà sữa. Những loại sữa này có chứa ít Calo giúp phòng ngừa tình trạng béo phì ở người tiểu đường. Ngoài ra, sữa này còn chứa nhiều Vitamin, khoáng chất thiết yếu, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.
Giảm topping trong ly trà sữa
Topping có trong trà sữa cũng chứa nhiều đường hoặc chất không lành mạnh. Do đó, người tiểu đường khi uống trà sữa có thể cân nhắc bỏ hẳn topping để giảm thiểu tối đa lượng đường tiêu thụ đối với người bệnh tiểu đường và các nguy cơ khác về tim mạch, thần kinh, tiêu hóa.
Có thể bạn quan tâm:
4. Thay vì trà sữa, người tiểu đường nên uống nước gì?
Trà sữa rất không tốt cho người tiểu đường, do đó, người bị tiểu đường nên thay trà sữa bằng những loại nước sau:
Tên đồ uống | Chỉ số GI | Liều lượng |
Trà mâm xôi | khoảng 25 | 1 – 2 ly/ngày |
Trà sữa thảo mộc | — (*) | 2 túi trà vào 1 cốc sữa hạt không đường. |
Nước chanh | — (*) | 1 – 2 ly/ngày |
Sinh tố trái cây | 38 – 53 | 1 – 2 ly/ ngày |
Nước dừa | 3 | 240 ml trong ngày |
Sữa chuyên biệt cho người tiểu đường Glucare Gold | 48 | 1 – 2 ly/ngày |
Chú thích (*): chưa có nghiên cứu cụ thể
Với những phân tích trên đây, hy vọng bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Tiểu đường uống trà sữa có tốt không?”. Như vậy, người mắc tiểu đường vẫn có thể uống một lượng nhỏ trà sữa nhưng tốt nhất nên kiêng hẳn loại đồ uống này. Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về dinh dưỡng cho người tiểu đường và sản phẩm dành cho người tiểu đường Glucare Gold của Nutricare, hãy truy cập fanpage Glucare Gold hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *