Tiểu đường ăn sữa chua được không? 4+ Câu hỏi thường gặp về sữa chua và bệnh tiểu đường

5/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Chế độ ăn uống cho người tiểu đường phải được lựa chọn nghiêm ngặt để kiểm soát đường huyết. Vậy người tiểu đường ăn sữa chua được không? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nutricare để tìm lời giải đáp!

1. Người tiểu đường ăn sữa chua được không?

Sữa chua có chỉ số đường huyết GI thấp (dưới 55) đồng thời là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và lành mạnh do ít chất béo và cholesterol. Vì vậy, sữa chua là món ăn nhẹ rất bổ dưỡng cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Cụ thể:

  • Sữa chua có tác dụng phòng ngừa tiểu đường hiệu quả, đặc biệt là tiểu đường type 2. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh sữa chua còn giúp hỗ trợ điều trị rất tốt và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người tiểu đường.
  • Lượng Carbohydrate trong sữa chua thường không cao và ít ảnh hưởng ảnh hưởng đến đường huyết. Sữa chua còn là nguồn cung cấp dồi dào Protein, Canxi, nhiều Vitamin và khoáng chất mà không chứa nhiều chất béo và Cholesterol.
Sữa chua
Sữa chua là món ăn nhẹ bổ dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Tìm hiểu thêm:

NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC NẾP CẨM KHÔNG?

2. Sữa chua có tác dụng gì với người bệnh tiểu đường?

Mỗi loại sữa chua có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau nhưng nhìn chung đều có thành phần các dưỡng chất tương tự nhau.

Để rõ ràng hơn người bệnh tiểu đường ăn sữa chua được không, cùng tham khảo bảng giá trị dinh dưỡng của sữa chua Hy Lạp:

Dinh dưỡng Hàm lượng trong 200g
Calo 146 calo
Protein 20g
Chất béo 3,8g
Carbohydrate 7,8g
Vitamin B12 43% DV
Vitamin B2 35% DV
Vitamin B5 19% DV
Vitamin A 20% DV
Canxi 18% DV
Phospho 22% DV
Kali 6% DV
Kẽm 11% DV
Selen 45% DV

DV: Giá trị dinh dưỡng được khuyến cáo mỗi ngày

Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và dồi dào, sữa chua mang tới rất nhiều tác dụng có lợi với người tiểu đường. Cụ thể tác động của sữa chua và bệnh tiểu đường:

2.1. Giảm mức độ kháng Insulin

Minh chứng việc “Người tiểu đường ăn được sữa chua không?” thì tác dụng đầu tiên trong việc chứng minh người tiểu đường ăn được sữa chua không là mức độ giảm kháng Insulin. Việc giảm kháng Insulin rất tốt cho người tiểu đường và sữa chua có khả năng này. Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các thành phần Protein, Canxi, Vitamin và vi khuẩn lên men Lactose trong sữa chua có tác động trực tiếp lên chức năng bài tiết của tuyến tụy và giảm tình trạng kháng Insulin [1].

Điều này rất có ý nghĩa trong việc kiểm soát đường huyết đối với người bệnh tiểu đường có tình trạng kháng Insulin như tiểu đường type 2.

Sữa chua có tác dụng giảm kháng Insulin
Sữa chua đã được chứng minh tác dụng giảm kháng Insulin

2.2. Kiểm soát đường huyết tốt

Khi nói đến tiểu đường và sữa chua thì lượng đường trong sữa chua thường khá ít, vì vậy chỉ số đường huyết của sữa chua thường ở mức thấp (dưới 55) và phù hợp với người tiểu đường. Đã có nhiều bằng chứng thực tế khẳng định tác dụng kiểm soát đường huyết hiệu quả của sữa chua. Điều này giúp khẳng định việc “bệnh tiểu đường ăn sữa chua được không”.

Sữa chua giàu Protein và Carbs chất lượng cao nhưng lại là thực phẩm tiêu hoá chậm, do đó ít làm tăng đường huyết đột ngột. Ngoài ra, các lợi khuẩn Probiotics trong sữa chua không chỉ giúp tiêu hoá tốt hơn mà còn được chứng minh giúp làm giảm đáng kể mức HbA1c, giảm lượng đường trong máu.

Kiểm soát đường huyết hiệu quả
Sữa chua giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

2.3. Hỗ trợ giảm cân ở người tiểu đường bị béo phì

Sữa chua là một trong những thực phẩm hỗ trợ giảm cân rất tốt. Lượng Canxi dồi dào trong sữa chua có thể làm giảm sự phát triển của tế bào mỡ. Protein của sữa chua còn giúp no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn và thúc đẩy trao đổi chất mạnh hơn, từ đó giúp tăng giảm mỡ thừa và duy trì cơ bắp trong quá trình giảm cân.

Sữa chua hỗ trợ giảm cân
Sữa chua hỗ trợ giảm cân cho người bệnh tiểu đường type 2

2.4. Các công dụng khác

Ngoài các tác dụng kể trên, sữa chua còn đem lại nhiều tác dụng có lợi khác đối với người bệnh tiểu đường:

  • Kháng viêm, tăng cường đề kháng: giúp người bệnh tiểu đường giảm nguy cơ bị biến chứng nhiễm trùng, viêm dây thần kinh, viêm loét bàn chân,…
  • Giảm huyết áp tâm thu: góp phần hạn chế tình trạng tăng huyết áp và giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
  • Cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa: gián tiếp giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn và giảm tình trạng táo bón thường gặp ở người bệnh tiểu đường.
  • Làm đẹp da: cải thiện các vấn đề về da hay gặp ở người bệnh tiểu đường như khô, nứt nẻ, ngứa, chậm lành vết thương và chậm liền sẹo,…
Sữa chua tốt cho da
Sữa chua cải thiện tiêu hoá và làm đẹp da

Có thể bạn quan tâm:

3. Bệnh tiểu đường nên ăn sữa chua thế nào cho đúng?

Sau câu hỏi “Người tiểu đường ăn sữa chua được không?” thì để tận dụng tối đa lợi ích, người mắc tiểu đường có thể ăn sữa chua theo liều lượng và thời gian sau đây:

Liều lượng: 1 – 2 hộp/ngày.

Thời điểm ăn: Ăn vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.

Cách ăn: Để tăng dinh dưỡng và ngon miệng, người bệnh tiểu đường nên ăn sữa chua trộn cùng hoa quả trong bữa phụ, trộn cùng bột yến mạch hoặc bột ngũ cốc nguyên hạt để ăn sáng.

Lưu ý: 

  • Không nên ăn sữa chua nguyên kem do có hàm lượng chất béo bão hoà cao, không tốt cho việc kiểm soát đường huyết và làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.
  • Không nên ăn kèm với các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao: granola, gạo nếp, dưa hấu, chuối, xoài,… cung cấp một lượng đáng kể Carbohydrate và đường. Vì vậy, chúng ảnh hưởng không tốt đến việc kiểm soát đường huyết.

Tìm hiểu thêm thông tin bệnh nhân tiểu đường kiêng ăn gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.

Sữa chua với hoa quả
Nên ăn sữa chua với hoa quả có chỉ số đường huyết thấp

Có thể bạn quan tâm: Sữa chua không đường và bệnh tiểu đường: Những điều Nên và Không nên?

4. Bệnh tiểu đường nên ăn loại sữa chua nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sữa chua với thành phần dinh dưỡng được biến đổi đa dạng và phong phú. Vì vậy, người bệnh tiểu đường phải cân nhắc khi lựa chọn loại sữa chua phù hợp để sử dụng.

NÊN ĂN

Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn sữa chua theo các tiêu chí sau:

  • Sữa chua có lượng Carbohydrate ở mức thấp hơn 15 gam/khẩu phần (thường tính theo hộp).
  • Sữa chua có ít đường: chứa 10 gam đường trở xuống.
  • Sữa chua không hương liệu, không có hoặc ít chất béo.

Ngoài các tiêu chí trên, người bệnh tiểu đường có thể bỏ túi một vài loại sữa chua sau đây:

  • Sữa chua Hy Lạp: chứa gấp đôi Protein nhưng hàm lượng chất béo thấp hơn so với sữa chua thường. Giúp dễ tiêu hoá và bổ sung dưỡng chất tốt hơn.
  • Sữa chua hữu cơ: làm từ các nguyên liệu hữu cơ theo quy trình nghiêm ngặt nên hàm lượng dinh dưỡng cao hơn bình thường và an toàn cho sức khỏe người bệnh.
  • Sữa chua không đường Lactose: cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và công dụng như sữa chua thông thường nhưng phù hợp với cả người bệnh tiểu đường không dung nạp Lactose.
  • Sữa chua thuần chay: Các loại sữa chua làm từ đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, yến mạch,… chứa chất béo lành mạnh và có thể chứa cả chất xơ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát cân nặng hiệu quả, phù hợp với cả người bệnh ăn chay và không dung nạp Lactose.

NÊN TRÁNH: 

  • Sữa chua giàu chất béo: chất béo làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và béo phì ở người tiểu đường.
  • Sữa chua có muối hoặc đường. Quá trình đào thải muối làm cơ thể mất nước, mất cân bằng độ ẩm nhanh chóng, tăng huyết áp. Hàm lượng đường cao gây đường huyết tăng đột ngột đặc biệt nguy hiểm.
  • Tránh sử dụng các thành phần bổ sung cùng sữa chua như mứt trái cây khô, chocolate,… để giảm lượng đường nạp vào cơ thể.
Sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp giàu Protein hơn sữa chua thông thường

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về chủ đề “Tiểu đường ăn sữa chua được không?”. Sữa chua là thực phẩm tốt cho quá trình chuyển hóa đường, hỗ trợ giảm cân và tăng cảm giác ngon miệng cho người tiểu đường.

Nếu bạn cần được tư vấn về chủ đề này, liên hệ ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng chuyên biệt cho người tiểu đường hoặc website Glucare Gold để được giải đáp các thắc mắc cụ thể và nhanh chóng nhất nhé!

sữa Glucare Gold

 

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

BS CK II BÙI HỒNG THANH

5/5 - (2 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
5/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment