Thực đơn KETO cho người tiểu đường trong 7 ngày | Hướng dẫn chi tiết
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Thực đơn keto cho người tiểu đường cắt giảm lượng Carb và tăng cường sử dụng năng lượng từ nguồn dự trữ. Từ đó hỗ trợ giảm cân, điều hòa đường huyết ở ngưỡng an toàn. Vậy cách để xây dựng thực đơn như thế nào? Cần lưu ý điều gì? Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare sẽ cùng bạn tìm đáp án cho những vấn đề trên!
1. Ảnh hưởng của chế độ ăn keto đến người tiểu đường
Chế độ ăn Keto tác động tích cực tới sức khỏe của người mắc tiểu đường loại 2:
- Cải thiện Cholesterol: Thực hiện chế độ Keto đúng cách có thể làm tăng Cholesterol tốt (HDL) và giảm Cholesterol xấu (LDL) trong thời gian lâu dài.
- Giảm cân ở người tiểu đường béo phì: Chế độ Keto tăng cường sử dụng năng lượng dự trữ, đốt cháy mô mỡ hỗ trợ người bệnh béo phì giảm cân.
- Giảm phụ thuộc vào thuốc: Thực đơn Keto chứa ít Carb, giàu chất béo tốt hỗ trợ giảm đường máu mà không cần phải dùng nhiều đến thuốc.
- Giảm huyết áp: Do thực hiện chế độ ăn ít Carb nên chế độ Keto tốt cho người tiểu đường trong duy trì huyết áp ổn định.
- Tăng độ nhạy Insulin: Nhờ những lợi ích giảm lượng Carbohydrate từ chế độ ăn Keto, từ đó giúp cải thiện tình trạng kháng Insulin.
Với tiểu đường loại 1 và tiểu đường thai kỳ, chế độ thay thế năng lượng lấy từ Carb bằng chất béo. Điều này tạo ra lượng lớn Ceton trong quá trình chuyển hóa, làm tăng nguy cơ nhiễm toan Ceton ở người tiểu đường tuýp 1.
Ăn chế độ keto đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người tiểu đường. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng trước khi thực hiện, đặc biệt là người tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ.
Có thể bạn quan tâm:
- Xây dựng thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường
- Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ: Nên và không nên ăn gì?
2. Nguyên tắc xây dựng bữa ăn Keto cho người tiểu đường
Nguyên tắc cốt lõi trong chế độ ăn Keto là cắt giảm lượng Carb và tăng cường chất béo lành mạnh.
2.1. Chất béo tốt
Trong chế độ ăn Keto, chất béo tốt là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Trong thực đơn Keto, chất béo trung bình chiếm 60 – 80% khẩu phần. Trong khi đó, theo khuyến cáo chung, hàm lượng chất béo nên đạt 20 – 30% tổng số năng lượng trong mỗi khẩu phần.
Bổ sung chất béo cho người tiểu đường từ:
- Ưu tiên chất béo lành mạnh: dầu oliu, dầu đậu nành, bơ, hạt hạnh nhân, hạt điều,…
- Hạn chế chất béo không lành mạnh: sản phẩm chiên rán, mỡ động vật, phô mai, sữa nguyên kem,…
2.2. Protein
Lượng Protein trong chế độ Keto chiếm khoảng 20% khẩu phần ăn cũng góp phần bổ sung năng lượng, cân bằng dinh dưỡng. Hàm lượng này phù hợp theo khuyến nghị cho người tiểu đường là 15 – 20%.
Người tiểu đường có thể bổ sung Protein từ cả động vật và thực vật như:
- Protein động vật: Thịt ức gà, cá béo, tôm, sữa ít béo/tách béo, trứng,…
- Protein thực vật: Đỗ, các loại đậu, vừng, lạc,…
2.3. Carbohydrate
Người tiểu đường không nên cắt giảm hoàn toàn Carbohydrate vì đây là thành phần dinh dưỡng giúp cơ thể duy trì trọng lượng và hoạt động bình thường. Lượng Carb trong chế độ Keto chỉ chiếm 10%, thấp hơn lượng Carb khuyến cáo là 50 – 60% trong khẩu phần.
Thực phẩm bổ sung Carbohydrate cho người tiểu đường:
- Thực phẩm chứa đường phức hợp: Khoai lang, ngô, gạo, bún,…
- Hạn chế đường đơn: bánh kẹo, mứt, nước ngọt,…
Ví dụ cụ thể: Với người tiểu đường 60kg
Tổng lượng Calo cần nạp: 25 – 35 Calo/kg cân nặng/ngày. Vậy người 60kg cần bổ sung 1500 – 2100 Calo, trong đó năng lượng người tiểu đường tiêu thụ:
- 70% chất béo tốt tương đương 110 – 160g.
- 20% Protein tương đương 75 – 105g.
- 10% Carbohydrate tương đương 37 – 53g.
Đồng thời bạn cũng nên kết hợp đa dạng các thực phẩm khác để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
3. Hướng dẫn lên thực đơn keto cho người tiểu đường
Sau đây sẽ là những nguyên tắc để lên thực đơn Keto trong từng bữa ăn cho người tiểu đường:
3.1. Bữa sáng
Bữa sáng là bữa ăn quan trọng giúp cung cấp năng lượng và duy trì lượng đường huyết cho ngày mới. Khẩu phần dinh dưỡng trong bữa sáng bao gồm: ½ tinh bột, ¼ Protein, ¼ trái cây.
Người tiểu đường có thể ăn bữa sáng với: Một tô bún nhỏ, trứng cuộn, nước đậu rang, sữa không đường,…
3.2. Bữa trưa
Bữa trưa đa dạng với các thành phần dinh dưỡng: chất béo tốt, Protein, Vitamin, khoáng chất, một lượng nhỏ Carbohydrate,…
Thực đơn bữa trưa bao gồm:
- Protein: thịt nạc luộc, salad thịt ức gà, trứng cuộn nấm,…
- Chất béo tốt: các loại đậu, cá hồi nướng, rau xào dầu dừa, Salad bơ,…
- Carbohydrate: một lượng nhỏ cơm, khoai, ngô,…
- Các chất dinh dưỡng khác: trái cây, rau xanh,…
3.3. Bữa tối
Tương tự với thực đơn bữa trưa, bữa tối cũng cung cấp: chất béo tốt, Protein, Vitamin, khoáng chất, cùng lượng nhỏ Carbohydrate,… Tỉ lệ các chất béo – Protein – Carb là 50 – 25 – 25.
Bữa tối trong thực đơn: Cá hồi, cá ngừ, đậu hũ, đậu hà lan, cà chua, bông cải xanh,…
3.4. Bữa phụ
Người tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành 5 – 6 bữa, trong đó có 3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ. Điều này giúp người tiểu đường duy trì ổn định lượng đường huyết trong ngày.
Bữa phụ có thể bổ sung đậu phộng, óc chó, hạnh nhân, bơ, hạt bí, sữa không đường, hoa quả giàu chất xơ, nước ép rau củ,…
Đặc biệt, bạn có thể bổ sung sữa Glucare Gold trong bữa phụ của người tiểu đường. Sữa chứa hệ Bột Đường Glucare hấp thu chậm có tác dụng ổn định đường huyết với chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng. Sữa giúp tăng cường sức khỏe cho người tiểu đường nhờ có 56 dưỡng chất cùng Đạm thực vật & Đạm Whey từ Mỹ. Sữa còn cung cấp chất béo lành mạnh Omega-3,6,9 và hệ Antioxidants giúp người bệnh phòng ngừa các biến chứng tim mạch và đột quỵ. Hơn nữa, chất xơ FOS/Inulin trong sữa còn giúp người bệnh giảm táo bón và cải thiện tiêu hoá.
4. Mẫu thực đơn keto 7 ngày người tiểu đường có thể áp dụng ngay
Sau khi đã nắm rõ những nguyên tắc trên, bạn hãy tham khảo mẫu thực đơn Keto cho người tiểu đường sau:
Ngày | Bữa sáng | Bữa phụ | Bữa trưa | Bữa phụ | Bữa tối |
Ngày 1 | Bát bún nhỏ
½ quả táo |
50g đậu phộng | Salad ức gà trộn dầu oliu
200g đậu hà lan luộc |
150ml sữa không đường | 30g thịt luộc
Canh mướp đắng nhồi thịt |
Ngày 2 | 1 quả trứng cuộn nấm
150 ml nước đậu rang |
1 quả kiwi | Salad cá ngừ
150g bông cải xanh xào |
150ml sữa không đường | 50g gà nướng
200g rau bina xào dầu dừa |
Ngày 3 | 1 quả bơ nhồi trứng nướng | 50g hạnh nhân | Phở cuốn
½ trái mướp đắng tôm tươi |
150ml sữa không đường | 1 miếng cá hồi nướng
Bông cải luộc |
Ngày 4 | Bán cuốn
1 cốc sữa chua ít đường |
50g óc chó | ½ chén cơm gạo lứt
Đậu phụ kho tương |
150ml sữa không đường | 30g thịt lợn xào rau củ
200g rau luộc |
Ngày 5 | ⅔ chén cháo đậu đỏ
150ml nước đậu rang |
½ bắp ngô luộc | Cá hồi măng tây sốt cam
150g bông cải xanh |
150ml sữa không đường | 50g sườn heo
Salad rau bina |
Ngày 6 | Bát phở nhỏ
½ củ đậu |
½ quả bơ | Salad tôm
3-5 quả oliu |
150ml sữa không đường | Cá hồi nướng
sốt bơ Salad cà chua |
Ngày 7 | Ớt chuông nhồi trứng
½ quả táo |
3 múi bưởi | Salad trứng luộc, ức gà
Cà chua, rau luộc |
150ml sữa không đường | Cá hồi măng tây sốt mè
150g bông cải xanh |
5. Lưu ý cho người tiểu đường khi ăn chế độ keto
Chế độ ăn Keto đem lại nhiều lợi ích cho người tiểu đường. Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng phù hợp với chế độ ăn Keto này. Vì vậy bạn nên lưu ý những yếu tố sau:
- Người tiểu đường loại 1 và tiểu đường thai kỳ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn để giảm thiểu các tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm.
- Người tiểu đường mắc bệnh thận không nên ăn chế độ Keto do có hàm lượng Protein cao làm đẩy nhanh tình trạng suy thận và các triệu chứng liên quan đến bệnh thận khác.
- Không nên giảm lượng Carb đột ngột nếu mới bắt đầu tập ăn để tránh các biến chứng tụt đường huyết, chóng mặt, lú lẫn, mất ý thức.
- Hạn chế lượng chất béo bão hòa như thịt chế biến sẵn, pho mát, mỡ động vật,… để tránh làm tăng lượng Cholesterol xấu (LDL).
Khi có hướng dẫn dinh dưỡng thích hợp, thực đơn Keto cho người tiểu đường có thể là một lựa chọn an toàn và mang lại nhiều lợi ích. Tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của mình để có chế độ ăn Keto phù hợp và giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
Truy cập fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc gọi hotline 18006011 để được tư vấn về chế độ ăn Keto cho người tiểu đường một cách chi tiết nhất nhé!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *