Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường cần phải được xây dựng khoa học để góp phần kiểm soát đường huyết tốt cho người bệnh. Hãy theo dõi bài viết sau để có những gợi ý lý tưởng cho thực đơn hàng ngày của người bệnh tiểu đường và có được lưu ý cần thiết để áp dụng cho việc ăn uống hàng ngày.
Chuyên gia chia sẻ chế độ ăn đúng chuẩn cho người đái tháo đường
1. Thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường
Sau đây là thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường trong ngày, giúp ổn định lượng đường trong máu và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Lưu ý rằng những thực đơn này cần sử dụng linh hoạt và thay đổi thường xuyên để khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường không bị lặp đi lặp lại dễ gây ngấy, từ đó làm giảm khẩu vị ăn uống của họ.
1.1. Bữa sáng
Đối với thực đơn cho bệnh tiểu đường thì bữa sáng giúp cung cấp năng lượng cho và có tác dụng ổn định đường huyết trong cả 1 ngày. Vì vậy, bữa sáng cần phải được quan tâm và đảm bảo đủ 3 dưỡng chất gồm: ¼ tinh bột, ½ chất đạm, ½ chất xơ.
Thực đơn 1
Một bát bún, phở, mì vào các bữa sáng. Lượng dinh dưỡng trong bữa sáng này gồm:
- ¼ tinh bột (khoảng 100 – 150g bún/phở/mì gạo)
- ½ chất đạm (khoảng 100g thịt gà, thịt bò, cá, thịt lợn, tôm, cua…)
- ½ chất xơ (rau sống, dưa chuột, xà lách, rau cải, rau cần…).
Lưu ý rằng người bị bệnh tiểu đường ăn bún, phở, mì gạo nên giảm một nửa lượng trong bát bình thường và không nên dùng thêm quẩy bởi quẩy chứa tinh bột và nhiều chất béo không tốt cho người bệnh tiểu đường.
Thực đơn 2
Lượng dinh dưỡng trong bữa sáng này gồm:
- ¼ tinh bột từ ½ bát xôi nhỏ
- ½ chất đạm từ trứng, thịt, giò…
- ¼ chất xơ từ rau sống, dưa chuột, dưa nộm…
Bữa sáng cho người tiểu đường tốt sẽ hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe người tiểu đường mà bạn cần lưu ý!
1.2 Bữa trưa
Là một trong những bữa chính trong ngày và bổ sung năng lượng cho buổi chiều. Trong thực đơn cho người bệnh tiểu đường thì bữa trưa cần ¼ tinh bột, ¼ chất đạm và ½ chất xơ.
Thực đơn 1
Lượng dinh dưỡng trong bữa trưa này gồm:
- ¼ tinh bột từ cơm gạo lứt (1 chén nhỏ)
- ¼ chất đạm từ canh trứng cà chua (1 quả trứng ) và thêm 1 đĩa nhỏ mướp đắng xào tôm tươi (khoảng 50g tôm)
- ½ chất xơ từ các món rau như cà rốt, cà tím, mướp đắng.
Thực đơn 2
Lượng dinh dưỡng trong bữa trưa này gồm:
- ¼ tinh bột từ bún, mì, phở (1 bát con)
- ¼ chất đạm từ cá nục kho cà chua (khoảng ½ con cá nục vừa)
- ½ chất xơ từ rau, củ luộc và thêm ⅙ trái thanh long cỡ vừa để tráng miệng.
1.3 Bữa tối
Bữa tối là bữa ăn kết thúc một ngày và rất dễ gây tích tụ dinh dưỡng, ảnh hưởng tới đường huyết nếu ăn nhiều. Vì vậy, dù vẫn cần đảm bảo ¼ tinh bột, ¼ chất đạm và ½ chất xơ từ rau xanh nhưng lượng cần giảm từ ½ hoặc ⅓ so với bữa trưa.
Thực đơn 1
Lượng dinh dưỡng trong bữa tối này gồm:
- ¼ tinh bột từ cơm gạo lứt (⅔ chén).
- ¼ chất đạm từ thịt trong món canh mướp đắng nhồi thịt (150g mướp đắng, 80g thịt nạc, 5g nấm).
- ½ chất xơ từ mướp đắng và đậu phụ kho tương (150g đậu phụ) cùng ½ trái cam.
Thực đơn 2
Lượng dinh dưỡng trong bữa tối này gồm:
- ¼ tinh bột bún (⅔ chén).
- ¼ chất đạm trong món canh cá rô (khoảng 1 chén con canh cá rô với 100g cá rô).
- ½ chất xơ từ 1 đĩa vừa rau củ luộc và ½ củ đậu.
Tìm hiểu thêm thông tin chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh tiểu đường để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
2. Thực đơn 1 tuần cho người bệnh tiểu đường
Sau đây là thực đơn mẫu, chi tiết cho 1 tuần hay gọi là thực đơn dành cho người bệnh tiểu đường mà bạn có thể áp dụng cho người bệnh tiểu đường. Thực đơn này chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên linh động thêm bớt các món ăn theo thói quen ăn uống bệnh tiểu đường của bản thân hoặc người nhà để có những điều chỉnh thích hợp nhất.
Thứ 2: Tổng 1300 calo/ngày
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
Ăn sáng (7h) | Bún ngan | 1 bát vừa | 351 |
Giữa trưa (9h) | Ổi | 100g | 68 |
Ăn trưa (11h) | Cơm gạo lứt
Canh cải nấu bò Cá kho (cá nục, cá chép, cá trắm,..) Lơ xanh luộc |
½ bát
1 bát canh con 150g 200g |
431 |
Xế trưa (14h) | Đu đủ chín | 150g | 50 |
Chiều (18h) | Canh đậu bắp thịt heo
Tôm tươi hấp Cà rốt luộc Dưa chuột |
½ bát con
150g 100g 150g |
350 |
Ăn tối (21h) | Sữa chua không đường | 1 hũ | 80 |
Thứ 3: Tổng 1200 calo/ngày
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
Ăn sáng (7h) | Bún mọc | 1 tô vừa | 248 |
Giữa trưa (9h) | Đu đủ chín | 200g | 70 |
Ăn trưa (11h) | Cơm
Chả cá viên kho Canh bắp cải thịt heo Su su luộc |
¾ bát
3 viên 1 bát nhỏ 130g |
359 |
Xế trưa (14h) | Lê | 150g | 68 |
Chiều (18h) | Cơm
Cá kèo kho rau răm Canh cải xoong thịt heo Đậu bắp luộc |
¾ bát
4 con ½ bát 170g |
354 |
Tối (21h) | Sữa dành riêng cho người tiểu đường | 27g | 118 |
Thứ tư: Tổng 1350 calo/ngày
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
Ăn sáng (7h) | Phở gà | 1 tô vừa | 423 |
Giữa trưa (9h) | Cam | ½ quả – 100g | 47 |
Ăn trưa (11h) | Cơm gạo lứt
Canh rau mồng tơi nấu cua Cá hấp Rau muống luộc |
1/2 bát
1 bát con 150g 200g |
415 |
Xế trưa (14h) | Nho | 150g | 80 |
Chiều (18h) | Cơm
Canh su hào Ức gà nướng Bắp cải luộc |
⅓ bát
1 bát con 150g 150g |
250 |
Tối (21h) | Sữa dành riêng cho người tiểu đường | 150ml | 140 |
Thứ năm: Tổng 1300 calo/ngày
Thời gian | Món ăn | Số lượng |
Năng lượng (Kcal) |
Ăn sáng (7h) | Ngũ cốc
Sữa không đường |
150g
1 ly nhỏ (100ml) |
390 |
Giữa trưa (9h) | Quýt | 100g | 55 |
Ăn trưa (11h) | Cơm gạo lứt
Canh giá đỗ Thịt nạc lợn băm Rau cải luộc |
1/2 bát
1 bát con 150g 200g |
425 |
Xế trưa (14h) | Dâu tây | 200g | 66 |
Chiều (18h) | Cơm
Canh rau lang Ức gà nướng Cà rốt luộc |
⅓ chén
1 bát con 150g 100g |
296 |
Tối (21h) | Sữa dành riêng cho người tiểu đường | 100ml |
80 |
Thứ sáu: Tổng 1300 calo/ngày
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
Ăn sáng (7h) | Salad cà chua và ức gà Cháo gà | 1 đĩa vừa
1 bát con |
215 |
Giữa trưa (9h) | Sữa không đường | 180ml | 100 |
Ăn trưa (11h) | Cơm
Canh rau ngót nấu thịt lợn nạc Cá thu sốt Bí xanh luộc |
1/2 bát
1 bát con 150g 200g |
431 |
Xế trưa (14h) | Dưa lưới | 150g | 50 |
Chiều (18h) | Cơm gạo lứt
Canh bầu nấu tôm Đậu nhồi thịt sốt Giá đỗ luộc |
1/2 bát
1 bát con 100g 150g |
382 |
Tối (21h) | Sữa dành riêng cho người tiểu đường | 135ml | 120 |
Thứ 7: Tổng 1400 calo/ngày
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
Ăn sáng (7h) | Cháo gà
Táo Sữa cho người tiểu đường |
1 bát con
100g 135ml |
390 |
Giữa trưa (9h) | Ổi | 100g | 68 |
Ăn trưa (11h) | Cơm
Canh giá nấu cà chua Mướp đắng nhồi thịt nạc Lơ xanh luộc |
1/2 bát
1 bát con 150g 200g |
461 |
Xế trưa (14h) | Dứa | 150g | 47 |
Chiều (18h) | Cơm gạo lứt
Canh mướp Mực xào dứa Rau bí luộc |
1/2 bát nhỏ
½ bát nhỏ 150g 200g |
380 |
Tối (21h) | Sữa chua không đường | 1 hũ nhỏ | 80 |
Chủ nhật: Tổng 1400 calo/ngày
Thời gian | Món ăn | Số lượng | Năng lượng (Kcal) |
Ăn sáng (7h) | Bánh mỳ trứng | 1 cái vừa | 333 |
Giữa trưa (9h) | Bưởi | 4 múi | 48 |
Ăn trưa (11h) | Cơm
Thịt gà kho gừng Canh bí đao Rau lang luộc |
1 bát nhỏ
50g 1 bát con 200g |
431 |
Xế trưa (14h) | Thanh long | 170g | 68 |
Chiều (18h) | Cơm
Đậu hũ nhồi thịt sốt cà chua Canh rau dền nấu tôm |
1 bát nhỏ
1/2 miếng 1 bát nhỏ |
428 |
Tối (21h) | Sữa dành riêng cho người tiểu đường | 140ml | 140 |
Ngoài ra, người dùng có thể bổ sung thêm sữa Glucare Gold. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết.
Bên cạnh đó, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa cùng Lactium giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
3. Cách xác định nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng
Xác định nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng sẽ giúp xây dựng thực đơn chuẩn cho từng bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Các bước tính như sau:
Bước 1: Tìm ra cận nặng lý tưởng (CNLT)
CNLT = [Chiều cao (cm) – 100] x 0.9
Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng theo cân nặng lý tưởng (NCNL)
Lao động | Nhu cầu năng lượng | |
Nam | Nữ | |
Nhẹ | CNLT x 30 kcal/kg/ngày | CNLT x 25 kcal/kg/ngày |
Trung bình | CNLT x 35 kcal/kg/ngày | CNLT x 30 kcal/kg/ngày |
Nặng | CNLT x 45 kcal/kg/ngày | CNLT x 40 kcal/kg/ngày |
Bước 3: Xác định nhu cầu dinh dưỡng theo các chất:
- Chất bột đường: chiếm khoảng 50 – 60% so với tổng năng lượng.
- Chất đạm: 15-20% so với tổng năng lượng.
- Chất béo: ít hơn 25% so với tổng năng lượng.
Ví dụ cụ thể:
Một nam bệnh nhân tiểu đường cao 170cm, lao động trung bình. Thì cách tính nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng sẽ là:
Cân nặng lý tưởng: CNLT = (170-100) x 0.9 = 63.
Nhu cầu năng lượng: NCNL = 63 x 35kcal/kg/ngày = 2.205 kcal.
Nhu cầu chất dinh dưỡng cần bổ sung hàng ngày là:
- Chất bột đường: 2.205kcal x 60% : 4 = 331g (vì 1g chất bột đường cung cấp 4 kcal).
- Chất đạm: 2.205kcal x 20% : 4 = 110g (vì 1g chất đạm cung cấp 4 kcal).
- Chất béo: 2.205kcal x 20% : 9 = 49g (vì 1g chất béo cung cấp 9 kcal).
4. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường
Một số những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn xây dựng thực đơn khoa học, thân thiện với bệnh tiểu đường nhất.
- Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao nên ăn phối hợp với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Giúp trung hòa lượng đường nạp vào cơ thể và giữ đường huyết ổn định, không bị tăng đột ngột sau ăn.
- Thứ tự khi ăn: Người bệnh tiểu đường nên uống canh trước, ăn rau, ăn thịt và ăn cơm cuối cùng để không làm tăng đường huyết nhanh và làm giảm đi cảm giác đói.
- Cách chế biến món ăn tốt nhất: Đối với tất cả các thực phẩm người bệnh tiểu đường nên chế biến bằng cách luộc, hấp, hạn chế chiên, xào vì chứa nhiều dầu mỡ, ảnh hưởng xấu tới bệnh tiểu đường.
- Không ăn nội tạng động vật: Bởi nội tạng động vật có chứa nhiều chất đạm, chất béo nếu người bệnh tiểu đường sử dụng có thể làm gia tăng đường huyết nhanh chóng.
- Người bị bệnh tiểu đường nên ăn nhạt: Người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng ít hơn 6g muối mỗi ngày. Nếu bổ sung quá nhiều muối thì sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường trên thận và tim mạch.
- Bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp vitamin và chất xơ: Bởi chất xơ luôn chiếm một phần lớn trong thực đơn từng bữa của người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, các vitamin trong hoa quả và rau xanh giúp nâng cao sức khỏe để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Nên chọn những loại trái cây ít đường như: bơ, cam, dâu tây, bưởi… và hạn chế những loại quả nhiều đường như: xoài chín, vải, nhãn…
Hy vọng cách xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường trên sẽ giúp bạn có được chế độ ăn uống phù hợp và kiểm soát tốt đường huyết. Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm sữa chuyên biệt dành cho người bệnh tiểu đường như Glucare Gold vào thực đơn hàng ngày nhằm góp phần ổn định lượng đường trong máu và nâng cao sức khỏe.
Mọi thắc mắc về bệnh lý tiểu đường, sẽ được giải đáp nhanh chóng, tận tình qua hotline: 18006011, fanpage Glucare Gold hoặc website của Nutricare. Hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu nhé! |
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *