Hậu quả của tiểu đường: Nắm rõ biến chứng để phòng tránh

5/5 - (1 vote)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc tiểu đường ngày càng tăng cao và nếu không có một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý thì hậu quả của tiểu đường là vô cùng đáng ngại.

Theo số liệu từ Hội nội tiết và ĐTĐ (VADE), năm 2020 tại Việt Nam có tới 3,53 triệu người mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) và mỗi ngày có ít nhất 80 trường hợp tử vong vì các biến chứng liên quan. Hãy cùng tìm hiểu những biến chứng thường gặp của tiểu đường để phòng tránh và điều trị kịp thời bạn nhé!

1. Biến chứng mãn tính

Biến chứng mãn tính là những ảnh hưởng xảy ra do lượng đường trong máu tăng cao mãn tính. Khi đó cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đường, chất đạm, chất béo gây nên những biến chứng với nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Cụ thể:

1.1. Biến chứng về mắt

Bệnh tiểu đường gây nên những ảnh hưởng tới mạch máu trong võng mạc, từ đó làm tổn thương võng mạc và gây nên những bệnh về mắt như như bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và thậm chí là mù lòa. Những người tiểu đường type 1 thường có nguy cơ mắc biến chứng ở mắt cao lên tới 90%, còn bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 là 60%.

Đối với hậu quả của tiểu đường này, giải pháp tốt nhất là kiểm soát tốt đường huyết với một chế độ ăn, luyện tập hợp lý. Khi có triệu chứng về mắt nên đi thăm khám ngay để có giải pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra, cần kiểm tra mắt theo định kỳ, ít nhất là mỗi 1 năm/lần.

1.2. Biến chứng về thần kinh

Với bệnh nhân tiểu đường, chất béo trong cơ thể bị rối loạn khi chuyển hóa nên có hàm lượng cao. Từ đó, gây nên tắc, hẹp mạch máu dẫn đến các dây thần kinh không nhận đủ dinh dưỡng và oxy. Điều này có thể khiến cho cơ thể phải đối mặt với những vấn đề như buồn nôn, đau đầu, khó chịu, tê bì chân tay rối loạn hệ tiêu hóa… Khoảng 50% người bị tiểu đường sẽ có những biến chứng về thần kinh. Và đây là dấu hiệu thường gặp ở cả tiểu đường tuýp 1 và type 2.

Giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa biến chứng về thần kinh là giữ lượng đường trong máu ổn định, rèn luyện và vệ sinh cơ thể thường xuyên.

Rèn luyện thể thao thường xuyên
Rèn luyện thể thao thường xuyên để làm giảm các triệu chứng về thần kinh cho người bị tiểu đường

1.3. Biến chứng về tim mạch

Biến chứng về tim mạch cũng là một trong những hậu quả của tiểu đường. Người bị tiểu đường có hàm lượng đường trong máu cao, điều này gây nên các mảng xơ vữa gồm cholesterol…, khiến các mạch máu hẹp. Khi đó, lượng máu đến tim không đủ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh về tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Tỷ lệ người bệnh tiểu đường bị đột quỵ, suy tim cao hơn 3 lần so với người bình thường.

Biến chứng ở tim mạch thường xảy ra với cả tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường tuýp 1. Tuy nhiên, thì những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ có nguy cơ cao hơn.

Biện pháp khắc phục biến chứng tim mạch tốt nhất là kiểm soát tốt các chỉ số như đường huyết, mỡ máu và huyết áp. Đồng thời áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa  học, phù hợp dành riêng cho người bị tiểu đường.

Tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm
Tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm về tim mạch dẫn tới nhồi máu cơ tim và đột quỵ

1.4. Biến chứng về thận

Thận đóng vai trò là một bộ lọc để loại bỏ chất thải từ trong máu. Khi lượng đường trong máu cao gây nên những tổn thương đến mạch máu ở cầu thận và làm suy giảm chức năng lọc của thận. Hệ quả là gây nên những biến chứng nguy hiểm như suy thận.

Để phòng tránh biến chứng về thận, cần kiểm soát tốt lượng đường huyết, giữ huyết áp ổn định. Ngoài ra, cần xây dựng chế độ ăn uống ít muối, ít mỡ, ít đạm và thường xuyên theo dõi chức năng thận bằng cách xét nghiệm nước tiểu.

Suy thận là một hậu quả của tiểu đường
Tiểu đường có thể khiến người bệnh bị suy thận

1.5. Vết thương lâu lành

Khi lượng đường cao, các mạch máu sẽ bị cản trở lưu thông. Do đó, việc vận chuyển chất dinh dưỡng để chữa lành vết thương sẽ lâu. Khi đó, vết thương sẽ cần một thời gian dài để khỏi và có thể sẽ bị lở loét, nhiễm trùng nếu không có các biện pháp bảo vệ, chữa trị phù hợp.

Biến chứng này thường xuất hiện ở cả người tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nhưng với những người tiểu đường tuýp 1 có thể thời gian để lành vết thương sẽ lâu hơn.

Biện pháp khắc phục biến chứng này là bảo vệ cơ thể tốt, hạn chế để xảy ra bị thương và  kiểm soát tốt lượng đường huyết.

1.6. Biến chứng về da

Biến chứng về da là một hậu quả của tiểu đường mà ít người để ý. Tiểu đường làm nồng độ đường trong máu tăng cao, khiến cơ thể phải sử dụng một lượng nước lớn để trung hòa. Vì vậy, làn da bị thiếu độ ẩm và trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị mụn nhọt, viêm nang lông… ảnh hưởng xấu tới làn da.

Giải pháp để khắc phục biến chứng về da là người bị tiểu đường cần bổ sung đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày, sử dụng kem dưỡng ẩm cho làn da. Và không quên kết hợp chế độ ăn uống, luyện tập để kiểm soát các chỉ số về tiểu đường.

Biến chứng da khô, mẩn đỏ
Biến chứng da khô, mẩn đỏ ở bệnh nhân tiểu đường

1.7. Biến chứng nhiễm trùng

Lượng đường trong máu cao và tuần hoàn kém khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, tạo điều kiện để các vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Từ đó, các bộ phận trong cơ thể dễ bị nhiễm trùng như răng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn, nhọt…

Biến chứng nhiễm trùng xảy ra ở cả tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Để giảm thiểu biến chứng này cần khống chế lượng đường huyết, thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ.

1.8. Các ảnh hưởng khác của bệnh tiểu đường

Ngoài những hậu quả của tiểu đường nên trên thì nó còn có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng khác. Cụ thể:

  • Ảnh hưởng đến hệ sinh sản: Tiểu đường sẽ gây nên những tổn thương với hệ thần kinh và các mạch máu. Chúng có thể gây nên khô âm đạo ở nữ giới, rối loạn cương dương ở nam.
  • Ảnh hưởng đến bàn chân: Chính vì cơ thể phải sử dụng nước để trung hòa lượng đường cao nên cơ thể bị thiếu nước và bàn chân có thể bị khô, nứt nẻ chân. Đồng thời hệ miễn dịch suy giảm kết hợp với viêm tắc tuần hoàn vi mạch làm cho chân dễ bị nhiễm trùng và có thể người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn phế.
  • Ảnh hưởng đến hệ nội tiết: Tuyến tụy có vai trò sản xuất và phóng thích insulin để tạo ra năng lượng từ đường. Khi quá trình này trục trặc hoặc cơ thể không sử dụng được insulin, hormone thay thế sẽ chuyển hóa chất béo thành năng lượng cho cơ thể sử dụng. Sản phẩm phụ tạo ra khi sinh năng lượng bao gồm các chất độc hại như axit và xeton. Sự tích lũy ceton sẽ gây tình trạng nhiễm toan ceton do đái tháo đường (biểu hiện là người bệnh khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây)
  • Ảnh hưởng đến dạ dày: Lượng đường huyết cao có thể làm cho dạ dày khó tống xuất hoàn toàn (bệnh liệt dạ dày). Từ đó gây ra một loạt các triệu chứng như buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng…
Tiểu đường có thể gây liệt dạ dày
Tiểu đường có thể gây liệt dạ dày, làm người bệnh bị buồn nôn, ợ nóng

Có thể bạn quan tâm: Nhận biết bệnh tiểu đường qua nước tiểu: Màu, mùi và các dấu hiệu khác

2. Biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính là những ảnh hưởng mang tính thời điểm, xảy ra đột ngột và vô cùng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.

2.1 Hạ đường huyết

Khi bị tiểu đường, nồng độ đường trong máu không ổn định. Nếu bị giảm xuống dưới mức cho phép (khoảng 3,6 mmol/l) sẽ dẫn đến hạ đường huyết với các biến chứng nghiêm trọng như: hôn mê, co giật, tổn thương não và nguy cơ đột tử.

Theo giáo sư Toshimasa Yamauchi của Đại học Y Tokyo cho biết: “Hạ đường huyết có thể xảy ra ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2”. Để đối phó với người bị hạ đường huyết ở thể nhẹ thì cần cho người bệnh ăn kẹo, bánh ngọt hoặc uống nửa ly nước trái cây. Còn với người bị nặng cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ và đi cấp cứu kịp thời. Khi lượng đường huyết ổn định cần xây dựng chế độ ăn, rèn luyện hợp lý để kiểm soát tốt lượng đường trong máu.

Một trong những biến chứng cấp tính của tiểu đường là hạ đường huyết
Một trong những biến chứng cấp tính của tiểu đường là hạ đường huyết

2.2 Đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu tới não bị gián đoạn khiến não bộ bị thiếu oxy. Khi lượng đường tăng cao khiến tình trạng xơ vữa động mạnh tiến triển. Khối xơ vữa phát triển nhanh làm cho mạch máu bị tắc nghẽn và dẫn tới đột quỵ.

Khi bị đột quỵ người bệnh sẽ không có khả năng vận động, nhận thức và thậm chí là tử vong. Một số trường hợp được cứu chữa kịp thời nhưng sức khỏe cũng bị suy giảm hoặc một số bộ phận như chân, tay… bị tê liệt.

Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường. Biện pháp để ngăn ngừa đột quỵ ở người tiểu đường là kiểm soát đường huyết ổn định, thường xuyên. Ngoài ra, luôn xây dựng chế độ ăn uống, lối sống khỏe mạnh, khoa học.

2.3 Hôn mê

Theo bác sĩ Võ Tuấn Khoa – khoa Nội tiết Bệnh viện Nhân Dân 115 chia sẻ “Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã lâu, cộng thêm các yếu tố thúc đẩy hạ đường huyết quá mức khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê”.[1]

Nếu người bệnh bị hôn mê lâu có thể bị di chứng não không hồi phục hay thậm chí tử vong. Còn nếu phát hiện sớm và chữa trị kịp thời thì có thể hồi phục và không để lại di chứng.

Biện pháp để khắc phục biến chứng này là ổn định lượng đường huyết bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, thuốc men hợp lý. Ngoài ra, cần duy trì tâm trạng vui vẻ, tránh bị stress.

Tiểu đường có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê
Tiểu đường có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê nguy hiểm

Việc hiểu biết về những hậu quả của tiểu đường gây ra giúp bệnh nhân hiểu được tầm quan trọng của việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

Có thể bạn quan tâm: Ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không? Nên ăn bao nhiêu là đủ?

3. Lưu ý giúp ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

Để khắc phục và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

Theo dõi đường huyết thường xuyên:

Người bệnh cần tự theo dõi đường huyết thường xuyên, thiết lập chế độ ăn uống, tập luyện để đường huyết trong vùng an toàn. Đường huyết vùng an toàn là:

  • Đường huyết lúc đói: 80 – 130mg/dL (4.4 – 7.2 mmol/l)
  • Đường huyết sau ăn 1- 2 giờ: dưới 180mg/dL (10mmol/L)
  • Chỉ số HbA1c (chỉ số đường huyết trong 3 tháng): < 7% [2]

Nếu đường huyết quá cao thì nên thiết lập lại chế độ ăn uống và uống thuốc điều độ. Còn lượng đường huyết thấp nên ăn một chút bánh, kẹo ngọt hoặc uống các loại sữa phù hợp.

Dùng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ:

Mỗi loại thuốc tiểu đường sẽ có thời gian sử dụng và kết hợp với các loại thuốc khác nhau. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng.

Luyện tập thể dục đúng cách:

Người bị đái tháo đường nên duy trì các bài tập thể dục phù hợp với sức khỏe để an toàn và mang lại hiệu quả tốt, tăng cường thể lực. Trong đó, đi bộ được coi là bài tập tốt nhất cho đa số người bị tiểu đường. Thời gian phù hợp là khoảng 30 phút mỗi ngày.

Đi bộ là bài tập phù hợp nhất cho người bị tiểu đường
Đi bộ là bài tập phù hợp nhất cho người bị tiểu đường

Tuân thủ chế độ ăn hợp lý:

Chế độ ăn được coi là “chìa khóa” chính nhằm giảm những biến chứng của tiểu đường. Người bệnh cần tuân thủ theo chế độ sau:

  • Cân đối giữa các chất đạm, chất bột, đường, chất béo và các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Chỉ ăn đúng lượng thực phẩm cần thiết hàng ngày để duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát đường huyết tốt.
  • Không nên ăn uống quá kiêng khem, bởi có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ xảy ra biến chứng.

Chế độ ăn nên bổ sung lượng sữa cần thiết để tránh hạ đường huyết và tăng cường sức đề kháng. Trong đó, Glucare Gold là sản phẩm sữa bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, có chỉ số đường huyết thấp. Qua đó, giúp người bệnh ổn định đường huyết, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp phù hợp cho người đái tháo đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Trong sữa Glucare Gold có hệ bột đường hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) với chỉ số đường huyết (GI) thấp, ít calo, dễ tiêu hóa, hấp thu chậm, giúp người dùng kiểm soát tốt đường huyết. Đồng thời, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa và Lactium cải thiện giấc ngủ ngon. Do đó, Glucare Gold được rất nhiều bệnh viện, bác sĩ và người bệnh tin dùng.

sữa Glucare Gold
Glucare Gold – Dinh dưỡng chuyên biệt cho người tiểu đường

4. Giải đáp thắc mắc của người bệnh tiểu đường

Sau đây là một số giải đáp cho những thắc mắc phổ biến của người bệnh tiểu đường:

Câu hỏi 1: Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường là bao lâu?

Biến chứng của tiểu đường là những hậu quả do tổn thương ở mạch máu và thần kinh gây ra. Các cơ quan bị thiếu máu nuôi dưỡng sẽ suy yếu dần và dần biểu hiện ra ngoài thành biến chứng. Thời gian biến chứng ở mỗi người bệnh là khác nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như thời điểm phát bệnh, cách kiểm soát đường huyết và các biện pháp chủ động phòng ngừa.

Câu hỏi 2: Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Theo Giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết “Ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, bởi nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp”. Do đó, chúng ta vẫn mong chờ vào tương lai với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật sẽ mở ra nhiều cơ hội cho người bị tiểu đường.

Câu hỏi 3: Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Khi mắc tiểu đường giai đoạn cuối, tuổi thọ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tâm lý, cách chăm sóc, mức độ biến chứng… Do đó, người bị tiểu đường giai đoạn cuối nên duy trì tinh thần lạc quan, sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn, luyện tập khoa học để “sống chung” lâu dài với bệnh.

Với bài viết trên hy vọng đã giúp các bạn thấy được những hậu quả của tiểu đường và những giải pháp khắc phục hiệu quả. Trong đó, nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa dành riêng cho người tiểu đường như Glucare Gold để tăng cường sức đề kháng, ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare để được giải đáp tận tình.

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

5/5 - (1 vote)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
5/5 - (1 vote)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment