11+ Dấu hiệu biến chứng tiểu đường cần được phát hiện sớm
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Đái tháo đường là bệnh mạn tính có thể gặp phải ở bất kỳ độ tuổi nào. Trong quá trình điều trị, nếu đường huyết không được kiểm soát hiệu quả thì có thể để lại biến chứng tiểu đường gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. Cùng tìm hiểu cụ thể những biến chứng mà người bệnh có thể mắc phải trong bài dưới đây của Nutricare.
1. Biến chứng hạ đường huyết
Hạ đường huyết là biến chứng nguy hiểm, cấp tính cần được xử trí nhanh chóng. Đường huyết giảm xuống dưới 3.9 mmol/L (70 mg/dL) sẽ gây ra tình trạng hạ đường huyết. Biến chứng này xảy ra do người bệnh không kiểm soát nồng độ Glucose trong máu.
Biểu hiện
- Những biểu hiện nhẹ: chóng mặt, run rẩy, tim đập nhanh, hồi hộp, đổ mồ hôi, đói,…
- Các biểu hiện có thể nặng hơn nếu người bệnh để biến chứng kéo dài: chuyển động khó khăn, khó nói, yếu cơ, nhìn mờ, lú lẫn, co giật, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân
Biến chứng hạ đường huyết có thể xảy ra ở cả bệnh tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 và ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Biến chứng tiểu này xảy ra do:
- Kiêng khem không đúng như: Nhịn ăn, bỏ bữa, ăn không đủ,…
- Tăng tiêu thụ Glucose: Tập thể dục hoặc hoạt động thể lực quá mức,…
- Do thuốc hạ đường huyết bị dùng quá liều.
Phòng ngừa và điều trị
Trong trường hợp người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu của biến chứng hạ đường huyết, biểu hiện triệu chứng nhẹ thì cần nhanh chóng bổ sung Glucose bằng cách uống ½ cốc nước đường, nước trái cây, ngậm 5 – 6 viên kẹo hay ăn 3 – 4 bánh ngọt,… Còn với trường hợp người bệnh có triệu chứng biến chứng nặng, người thân trong gia đình cần liên hệ có sở y tế gần nhất và đưa đi cấp cứu kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Hậu quả của tiểu đường: Nắm rõ biến chứng để phòng tránh
2. Biến chứng nhiễm toan Xeton
Nhiễm toan Xeton là một biến chứng tiểu đường cấp tính nghiêm trọng ở người bệnh tiểu đường. Tình trạng xảy ra khi cơ thể người bệnh không sản xuất đủ insulin. Điều này khiến Glucose không được vận chuyển vào để cung cấp năng lượng cho tế bào. Đồng thời, nó kích thích quá trình phân hủy mô mỡ, tăng acid béo tự do gây tăng thể xeton trong máu.
Biểu hiện
Nhiễm toan Xeton thường có dấu hiệu như sau:
- Những dấu hiệu thường gặp của biến chứng tiểu đường nhiễm toan xeton: luôn cảm thấy khát, uống nhiều nước nên đi tiểu nhiều, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, nhìn mờ, da khô, môi khô, đau bụng, buồn nôn,…
- Một số triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm: nồng độ đường huyết người bệnh thường xuyên cao trên 16.7 mmol/L (300 mg/dL), biểu hiện lú lẫn, buồn nôn, nôn, đau bụng, hơi thở mùi xeton (mùi trái cây), thở ngắn.
Nguyên nhân
Biến chứng tiểu đường nhiễm toan xeton thường gặp nhiều hơn trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Nguyên nhân gây nhiễm toan Xeton đến từ:
- Người bệnh thiếu insulin: Không tuân thủ điều trị, ngừng sử dụng insulin, tiêm insulin không đúng kỹ thuật,…
- Tăng hormon (Glucagon, Cortisol,…) gây ảnh hưởng đến hoạt động của insulin: Người bệnh mắc các bệnh lý nhiễm trùng, bệnh cấp tính, phẫu thuật, stress,…
- Các yếu tố khác: tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng rượu,…
Phòng ngừa và điều trị
Biến chứng nhiễm toan xeton là một biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần được theo dõi nồng độ Glucose và xeton máu thường xuyên. Khi xuất hiện biểu hiện nguy hiểm của biến chứng, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
3. Tăng áp lực thẩm thấu
Một biến chứng tiểu đường cấp tính khác đó là tăng áp lực thẩm thấu. Khi nồng độ Glucose trong máu cao kéo dài, phần Glucose dư thừa sẽ được đào thải qua nước tiểu khiến bệnh nhân tiểu nhiều và kéo theo mất nước, mất điện giải.
Biểu hiện
Biểu hiện triệu chứng có thể xuất hiện từ từ kéo dài trong vào ngày đến vài tuần: Khát nước, khô miệng, người bệnh thường xuyên đi tiểu, lượng nước tiểu lớn, mắt nhìn mờ, sốt, lú lẫn, yếu một bên người,… và nặng dần người bệnh có thể xuất hiện ảo giác, co giật, hôn mê,…
Phòng ngừa và điều trị
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ gặp biến chứng tăng áp lực thẩm thấu cao hơn khi có các yếu tố: cao tuổi, có đợt nhiễm trùng cấp, mắc bệnh lý đau tim, đột quỵ, đang sử dụng thuốc lợi tiểu, không tuân thủ điều trị đái tháo đường,…
Cách xử trí cấp thiết nhất khi người bệnh gặp các triệu chứng trên là nên liên hệ đến các cơ sở y tế gần nhất được chẩn đoán, phát hiện biến chứng tiểu đường và điều trị kịp thời.
4. Biến chứng tiểu đường về mắt
Biến chứng về mắt có thể xuất hiện sớm nếu đường huyết không được kiểm soát tốt hoặc xuất hiện sau khoảng 5 năm ở cả người bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Đường huyết tăng cao gây tổn thương ở hệ thống mao mạch đáy mắt và thủy tinh thể khiến tầm nhìn của người bệnh bị ảnh hưởng.
Biểu hiện
Dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cho biến chứng tiểu đường về mắt ở người bệnh tiểu đường có thể nhìn mờ. Sau đó người bệnh nhìn thấy các đốm đen trong tầm nhìn, mờ đột ngột, điểm vàng bị sưng lên rò rỉ chất lỏng,… Những tổn thương về mắt ở người bệnh có thể xảy ra như đục thủy tinh thể, phù hoàng điểm, tăng nhãn áp, thậm chí mù lòa.
Phòng ngừa và điều trị
Để phòng ngừa biến chứng về mắt, người tiểu đường nên kiểm tra mắt định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần. Tuân thủ điều trị để kiểm soát đường huyết ổn định, giảm yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng. Khi có bất kỳ biểu hiện nào về mắt, người bệnh nên đi khám ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.
5. Bệnh lý thần kinh
Những biến chứng thần kinh ở người tiểu đường là một bệnh lý mạn tính. Đây còn là một biến chứng tiểu đường thường gặp ở cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Nồng độ đường huyết tăng cao, kéo dài là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thương các dây thần kinh trên cơ thể.
Biểu hiện
Biểu hiện của bệnh lý tùy thuộc vào vị trí, thường gặp dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
- Triệu chứng phổ biến: tê bì tay chân, cảm giác râm ran như kiến bò, mất cảm giác…
- Bệnh lý còn ảnh hưởng đến các cơ quan tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu,… gây ra các vấn đề như khó nuốt, buồn nôn, nôn, chướng hơi, tiểu tiện không tự chủ, táo bón, tiêu chảy.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý ngoại vi ở người bệnh tiểu đường: béo phì, mắc kèm bệnh tăng huyết áp, bệnh thận, uống rượu bia, hút thuốc.
Phòng ngừa và điều trị
Để ngăn ngừa tiến triển của biến chứng tiểu đường về thần kinh, người bệnh cần tuân thủ điều trị, theo dõi đường huyết và huyết áp thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt, luyện tập điều độ để kiểm soát đường huyết ổn định.
Tìm hiểu thêm:
- Làm sao để hạn chế tối thiểu biến chứng ở người bị tiểu đường
- 7 loại thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường và lưu ý khi sử dụng
6. Biến chứng tiểu đường ở bàn chân
Loét, nhiễm trùng, khô nứt nẻ, vết rộp,… ở bàn chân là biến chứng tiểu đường mạn tính của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao gây ra da bàn chân khô do thiếu nước, viêm tắc tuần hoàn ngoại vi, bệnh thần kinh ngoại biên khiến bàn chân khô, nứt nẻ, dễ nhiễm trùng.
Biểu hiện
Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm: mất cảm giác, tê cứng bàn chân, ngứa ran, châm chích ở bàn chân, xuất hiện vết phồng rộp, vết loét, sưng tấy… Nếu tình trạng tiến triển, người bệnh có thể bị nhiễm trùng, sốt, ớn lạnh,…
Phòng ngừa và điều trị
Biến chứng bàn chân có thể gặp ở cả người bệnh tuýp 1 và tuýp 2. Để phòng ngừa biến chứng, người bệnh nên thăm khám định kỳ, khi xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ cần đến ngay các phòng khám để được xử trí nhanh chóng. Bên cạnh đó cần tuân thủ điều trị, thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, chăm sóc và kiểm tra tình trạng bàn chân thường xuyên.
7. Biến chứng bệnh thận
Biến chứng trên thận là một trong những biến chứng tiểu đường mạn tính của bệnh tiểu đường, gây ra do tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận dẫn đến tổn thương cấu trúc thận, thận hoạt động kém hiệu quả và suy thận. Tổn thương thận do tiểu đường thường tiến triển thành suy thận mạn giai đoạn cuối sau 10 – 20 năm.
Biểu hiện
Khi lượng đường trong máu tăng cao, thận phải làm việc quá mức dẫn đến tình trạng tổn thương hệ thống lọc máu ở thận. Tình trạng này diễn ra lâu ngày làm suy giảm chức năng lọc của thận và tiến triển thành suy thận với các triệu chứng như phù, tăng huyết áp, cổ chướng,…
Phòng ngừa và điều trị
Tuy vậy, biến chứng này hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách kiểm soát tốt lượng đường huyết và giữ huyết áp ổn định. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống ít muối, ít mỡ, ít đạm, bỏ rượu, thuốc lá, tập luyện thể dục thường xuyên. Đồng thời, hãy theo dõi chức năng thận định kỳ bằng cách xét nghiệm nước tiểu để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng thận.
8. Biến chứng bệnh tim mạch
Biến chứng tim mạch là biến chứng tiểu đường mạn tính phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Chúng thường được phát hiện ở giai đoạn muộn do các biểu hiện bệnh thường không rõ ràng. Biến chứng này xảy ra với cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, tuy nhiên có nguy cơ cao hơn trên người bệnh mắc tiểu đường tuýp 1.
Biểu hiện
Bệnh mạch vành như nhồi máu cơ tim, suy tim, đau thắt ngực, bệnh mạch máu não như đột quỵ hoặc bệnh mạch máu chi dưới là các bệnh lý thường gặp nhất của biến chứng này.
Nguyên nhân
Đường huyết tăng cao thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch máu và dẫn đến các triệu chứng lâm sàng ở các cơ quan tổ chức.
Phòng ngừa và điều trị
Để phòng ngừa và kiểm soát các biến chứng tim mạch, biện pháp được khuyến khích hàng đầu là kiểm soát tốt đường huyết. Đồng thời, cần theo dõi và xử lý các yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp và rối loạn lipid máu.
Bên cạnh chế độ vận động phù hợp, người bệnh nên giảm ăn muối, tinh bột, chất béo, đạm, tăng cường rau xanh, hạn chế tối đa rượu bia, các chất kích thích và giảm cân.
9. Biến chứng về da
Biến chứng trên da là một biến chứng tiểu đường xuất hiện thường xuyên và có xu hướng xảy ra ở những người lớn tuổi hoặc mắc tiểu đường trên 10 năm. Biểu hiện mà người bệnh hay gặp nhất là xuất hiện đốm hoặc mảng tăng sắc tố da ở trước cẳng chân, tổn thương da tróc vảy, xuất hiện bóng nước hoặc các mảng xơ cứng da.
Biểu hiện
Da dễ bị thiếu độ ẩm và trở nên khô, nứt nẻ, dễ bị mụn nhọt, viêm nang lông, nhanh sừng hoá và dễ bị nhiễm khuẩn, nấm.
Nguyên nhân
Biến chứng tiểu đường về da là hậu quả do biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh tiểu đường. Nồng độ đường huyết tăng cao khiến cơ thể phải huy động nước vào mạch máu, đồng thời gây tổn thương mạch máu dẫn đến giảm tưới máu nuôi dưỡng da.
Phòng ngừa và điều trị
Tổn thương da do bệnh tiểu đường thường lành tính và có thể tự biến mất sau nhiều năm nếu kiểm soát tốt đường huyết. Bên cạnh sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết và chế độ sinh hoạt phù hợp, người bệnh có thể hạn chế biến chứng da thông qua bổ sung đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) và sử dụng kem dưỡng ẩm cho làn da.
10. Các vấn về về răng miệng
Người bệnh tiểu đường tuýp 1 và cả tuýp 2 có thể thường xuyên mắc các vấn đề về răng miệng.
Biểu hiện
Các biểu hiện bao gồm: chảy máu chân răng, nướu sưng đỏ, có mủ ở kẽ răng, khó chịu khi nhai, tụt lợi, răng lung lay, miệng có mùi hôi,…
Nguyên nhân
Hàm lượng đường trong nước bọt cao tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Do đó, người bệnh dễ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, tưa miệng, khô miệng,…
Phòng ngừa và điều trị
Người bệnh cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng bằng cách:
- Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày theo đúng hướng dẫn.
- Nên sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm tre để tránh làm tổn thương và làm rộng kẽ răng.
- Súc miệng nước muối sau bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn.
- Giảm tiêu thụ thực phẩm có nhiều đường và tinh bột.
11. Biến chứng nhiễm trùng
Nhiễm trùng là biến chứng tiểu đường thứ phát sau biến chứng trên mạch máu và thần kinh của bệnh tiểu đường và thường có tính chất dai dẳng, hay tái phát. Biến chứng này có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên cơ thể như ở miệng, da, bàn chân, phổi hoặc đường tiết niệu.
Nguyên nhân & Biểu hiện
Người bệnh mắc tiểu đường thường dễ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn hơn bình thường. Nguyên nhân có thể là do:
- Nồng độ đường huyết tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Các biến chứng thần kinh làm giảm cảm nhận cơn đau gây chậm xử lý các tổn thương.
- Biến chứng trên mạch máu ngoại vi gây giảm dinh dưỡng tới các mô và giảm huy động các tế bào miễn dịch tới mô bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Phòng ngừa và điều trị
Nhiễm trùng là biến chứng mạn tính có thể gặp phải ở cả tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Kiểm soát đường huyết, thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp vẫn là biện pháp chủ yếu để hạn chế xảy ra biến chứng.
Ngoài ra, người bệnh có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng bằng cách thường xuyên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là ở 2 chân. Đồng thời xử lý các vết thương, vết xước hoặc rách da ngay khi mới phát hiện.
Bên cạnh đó, để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch, tránh tụt đường huyết và phòng ngừa các biến chứng, người tiểu đường có thể sử dụng Glucare Gold. Đây là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người tiểu đường của Nutricare.
Glucare Gold có chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng cùng hệ bột đường Glucare hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) giúp ổn định đường huyết sau uống. Đạm Whey dễ hấp thu cùng với 56 dưỡng chất hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra sữa còn chứa Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, giúp giảm biến chứng tim mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Trên đây là thông tin về 11+ biến chứng tiểu đường giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn cũng như có những hướng phòng tránh và biện pháp xử trí phù hợp, kịp thời. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về biến chứng tiểu đường, hãy liên hệ ngay tới fanpage Glucare Gold hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được giải đáp chi tiết.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *