Bệnh tiểu đường có ăn rau má được không? Ăn thế nào cho đúng?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Khi tìm kiếm từ khoá “Bệnh tiểu đường có ăn rau má được không?”, có rất nhiều nguồn thông tin cho rằng loại rau này làm tăng Cholesterol và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu khoa học, rau má được sử dụng đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Theo dõi ngay bài viết sau đây để được giải thích chi tiết!
1. Người tiểu đường có được ăn rau má không?
Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, người tiểu đường có thể ăn rau má, tuy nhiên cần chú ý đến tình trạng sức khoẻ, liều lượng và thời gian sử dụng.
Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy dường như rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trên người chứng minh điều này. Nghiên cứu nói trên chỉ khuyến cáo người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng và đề xuất thời gian tối đa được sử dụng là 6 tuần và dùng lại sau ít nhất 2 tuần [1].
Chiết xuất rau má cũng chứa nhiều hoạt chất hiệu quả tốt cho người tiểu đường. Bên cạnh đó, rau má từ lâu đã được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền nhờ nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe.
- Theo Y học cổ truyền: rau má có tính hàn, có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, giải độc, giảm phù nề tay chân, tăng tốc độ lành thương và cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.
- Theo Y học hiện đại: Rau má có lợi cho người bệnh tiểu đường nhờ chỉ số đường huyết ở mức rất thấp (GI= 10 – 15) cùng nhiều lợi ích trên hệ tim mạch và thần kinh.
Có thể bạn quan tâm:
Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì?
Dưới đây là một số tác dụng của rau má và lời khuyên của bác sĩ trước khi ăn cho người tiểu đường.
2. 5+ tác dụng của rau má với người tiểu đường
Rau má rất được ưa chuộng trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam nhờ hương vị ngon miệng và đem lại rất nhiều lợi ích sức khoẻ. Dưới đây là tổng hợp tác dụng của rau má đối với người bệnh tiểu đường:
2.1. Giảm rủi ro gặp biến chứng tim mạch
Rau má giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành và làm giảm tiến triển các biến chứng tim mạch khác. Các hoạt chất trong rau má đã được chứng minh tác dụng cải thiện sức bền của mạch máu.
- Hoạt chất Bracoside A có tác dụng kích thích bài tiết Nitrit Oxid, giúp giãn mạch và tăng lưu lượng máu đến các mô.
- Chất xơ trong rau má giúp giảm Cholesterol máu, giảm thiểu xơ vữa động mạch.
Biến chứng trên tim mạch là biến chứng mạn tính phổ biến nhất ở các bệnh nhân tiểu đường và thường gây hậu quả như nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do đó, phòng ngừa biến chứng tim mạch là nhiệm vụ hàng đầu trong kiểm soát tiểu đường.
2.2. Hỗ trợ giảm tình trạng tay chân phù nề
Để hạn chế tình trạng phù, ngoài thuốc kiểm soát đường huyết, người bệnh cũng có thể sử dụng rau má.
- Hoạt chất như Triterpenoid có công dụng bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa, giúp cải thiện tình trạng phù chân do tĩnh mạch.
- Tác dụng lợi tiểu của rau má cũng góp phần làm giảm phù tay, chân khi người bệnh xuất hiện biến chứng thận.
Tay chân phù nề là biểu hiện của nhiều biến chứng khác nhau của bệnh tiểu đường, có thể là do biến chứng thận, biến chứng mạch máu hoặc biến chứng trên tim. Dùng rau má giúp kiểm soát tốt đường huyết, từ đó cải thiện đáng kể cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
2.3. Rút ngắn thời gian lành vết thương ở người tiểu đường
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các hoạt chất Triterpenoid trong rau má có khả năng kích thích phân chia tế bào, tổng hợp collagen và thúc đẩy liền vết thương hiệu quả. Hoạt chất Asiacoside trong rau má cũng đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, giúp phòng ngừa hiện tượng nhiễm trùng.
Loét bàn chân là biến chứng khá phổ biến của bệnh tiểu đường. Các vết loét này thường lâu lành hơn bình thường do biến chứng mạch máu nhỏ làm giảm tuần hoàn đến nuôi dưỡng mô, làm lành vết thương. Dùng rau má để ăn hoặc bôi ngoài da có thể giảm bớt tình trạng này.
2.4. An thần và giúp người tiểu đường ngủ ngon hơn
Người tiểu đường có thể sử dụng rau má để cải thiện giấc ngủ và cải thiện trí nhớ. Rau má chứa:
- Triterpenoids đã được chỉ ra là có tác dụng giảm lo âu, chống lại hiện tượng stress oxy hoá và lão hoá trên hệ thần kinh, giúp người bệnh an thần, dễ ngủ và ngủ ngon hơn.
- Bracoside B cũng có tác dụng bảo vệ và thúc đẩy hoạt động của hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng tâm lý và cải thiện trí nhớ cho người bệnh.
Người bệnh tiểu đường có nguy cơ rối loạn giấc ngủ cao, thường là do hậu quả của các biến chứng như tim mạch, thần kinh, biến chứng bàn chân. Nồng độ đường huyết cao cũng khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng, bất an, khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Hãy khéo léo thêm rau má vào thực đơn hàng ngày để người bệnh có những giấc ngủ ngon nhé.
2.5. Một số công dụng hữu ích khác
Bên cạnh các lợi ích kể trên, rau má còn đem lại nhiều lợi ích khác cho người bệnh tiểu đường như:
- Thanh nhiệt, giải độc: Theo y học cổ truyền, rau má tác dụng lợi tiểu, nhuận gan tốt, giúp giải nhiệt và đào thải độc tố rất tốt.
- Trị mụn nhọt: Rau má có tính mát và nhuận gan nên giúp hạn chế mụn nhọt, rôm sẩy do nhiệt và do gan.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Rau má rất giàu chất xơ giúp nhuận tràng và cải thiện sức khoẻ hệ tiêu hoá cho người bệnh rất tốt.
3. Mắc tiểu đường ăn rau má thế nào cho đúng?
Tuy là loại thực phẩm lành tính nhưng để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, người tiểu đường cần chú ý:
Thời gian ăn: Không nên ăn liên tục trong 6 tuần. Sau mỗi 6 tuần sử dụng rau má nên nghỉ ngơi ít nhất 2 tuần để hạn chế tối đa nguy cơ làm tăng đường huyết và tăng lipid máu.
Liều lượng: 100-200g/ngày.
Cách sử dụng:
- Nước ép rau má: Có thể chế biến bằng cách xay rau má tươi trong máy xay sinh tố, bỏ bã và sử dụng phần nước cốt. Mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống 1 cốc nước ép rau má (khoảng 40g).
- Kết hợp với các nguyên liệu khác để nấu ăn: Rau má cũng có thể chế biến thành các món ăn như gỏi rau má trộn tôm thịt, canh rau má, rau má xào thịt bò để kích thích vị giác cho người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn các món ăn này theo liều lượng rau má đã khuyến cáo.
Tìm hiểu thêm:
- Những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn
- 7 thói quen ăn uống bệnh tiểu đường phải loại bỏ
4. Lưu ý khi dùng rau má cho người bệnh tiểu đường
Rau má rất tốt nhưng trong một số trường hợp người bệnh tiểu đường không nên sử dụng. Cụ thể:
- Người bệnh có đường huyết cao chưa được kiểm soát không nên sử dụng rau má do nguy cơ ảnh hưởng đến việc ổn định đường huyết của người bệnh.
- Phụ nữ tiểu đường thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng đầu nên tránh sử dụng rau má do có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Người bệnh tiểu đường đang uống thuốc điều trị rối loạn lipid máu, thuốc chống co giật, thuốc điều trị tiểu đường như Insulin. Rau má cũng có thể tương tác với các thuốc an thần gây buồn ngủ và chậm nhịp thở.
Tìm hiểu thêm thông tin bị tiểu đường ăn kiêng những gì để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
5. Các loại rau tốt cho người mắc tiểu đường
Rau xanh là loại thực phẩm luôn được khuyến cáo cho thực đơn của người bệnh tiểu đường. Ngoài rau má, một số loại rau tốt đã được chứng minh an toàn người tiểu đường có thể sử dụng có thể kể đến như:
- Rau giàu chất xơ: Chất xơ giúp người bệnh giảm cân và kiểm soát cân nặng hiệu quả, đồng thời phòng ngừa biến chứng trên tim mạch của bệnh tiểu đường. Các loại rau giàu chất xơ nhất là rau xà lách, rau muống, rau cải xanh, cải bẹ, cà rốt hay cải bắp,…
- Rau có chỉ số GI thấp: Rau có chỉ số GI thấp sẽ giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Một số loại rau củ có chỉ số GI thấp là súp lơ, dưa chuột, cà chua, cải thảo, ớt chuông, su hào, cà tím, đậu cove,…
- Rau giàu protein: Protein sẽ giúp người bệnh no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân và góp phần kiểm soát đường huyết cho người bệnh. Rau bina, rong biển, măng tây, hoa atiso,… là các loại rau giàu protein.
- Rau có hàm lượng nitrat cao: Rau giúp bổ sung Nitrat sẽ giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp và hạn chế các biến chứng tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim cho người bệnh. Các loại rau chứa nhiều Nitrat phổ biến là rau diếp cá, cần tây, củ cải,…
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Bên cạnh các loại thực phẩm như rau xanh nói trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại sữa dinh dưỡng như sữa Glucare Gold tới từ Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ.
Glucare Gold có chỉ số GI thấp đã được chứng minh lâm sàng cùng hệ bột đường Glucare hấp thu chậm (Isomaltulose & Erythritol) giúp ổn định đường huyết sau uống. Đạm Whey dễ hấp thu cùng với 56 dưỡng chất hỗ trợ miễn dịch khỏe mạnh. Ngoài ra sữa còn chứa Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, giúp giảm biến chứng tim mạch, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ.
Trên đây là giải đáp từ các chuyên gia dinh dưỡng cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có ăn rau má được không?”. Rau má là loại rau lành tính và đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ, tuy nhiên người bệnh tiểu đường cần lưu ý kỹ khi sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chủ đề dinh dưỡng cho người tiểu đường, bạn hãy liên hệ ngay tới hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Glucare Gold – dinh dưỡng y học cho người đái tháo đường để được Nutricare giải đáp chi tiết nhé!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *