Sau phẫu thuật mũi nên ăn gì và kiêng ăn gì? 10+ Thực phẩm cần lưu ý

5/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Sau phẫu thuật mũi nên kiêng ăn gì?” đây là một thắc mắc phổ biến của các bạn sau khi làm đẹp. Bởi dinh dưỡng và chăm sóc sau phẫu thuật là một trong những khâu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ. Hãy theo dõi bài viết sau để biết chính xác những thực phẩm mà bạn có thể ăn hoặc cần hạn chế sau khi nâng mũi.

1. Thực phẩm cần tránh sau phẫu thuật mũi

Việc tránh ăn một số loại thực phẩm sau phẫu thuật mũi là nhằm mục đích hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ viêm, sưng và thúc đẩy quá trình lành vết thương nhanh chóng. Cụ thể những thực phẩm bạn nên hạn chế:

1.1. Thức ăn cay

Thức ăn cay có thể gây ra các tác động không tốt đến mũi như hắt hơi, buồn nôn, chảy máu mũi. Ngoài ra ăn cay ngay sau phẫu thuật cũng làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc mê, gây tăng huyết áp,…

Vì vậy cần tránh ăn đồ ăn cay trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật mũi.

Hạn chế ăn đồ ăn cay ngay sau khi phẫu thuật mũi
Hạn chế ăn đồ ăn cay ngay sau khi phẫu thuật mũi

1.2. Thực phẩm chứa nhiều muối

Vết thương có nguy cơ bị sưng và viêm cao hơn khi ăn nhiều muối, làm chậm thời gian phục hồi sau phẫu thuật. Do đó, bạn cần tránh ăn thực phẩm chế biến như thịt xông khói, dăm bông, dưa muối, cà muối, bim bim,… và nên hạn chế lượng muối, nước mắm, bột canh,… trong khi chế biến món ăn hàng ngày.

Tốt nhất bạn nên thực hiện chế độ ăn với tổng lượng muối ít hơn 5g/ ngày trong vòng tối thiểu 1 tháng sau phẫu thuật.

1.3. Hải sản

Mặc dù cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhưng tiêu thụ hải sản sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng:

  • Thành phần Histamin trong hải sản dễ gây ra tình trạng kích ứng, dị ứng, ngứa và sưng, viêm ở vết thương.
  • Hải sản chứa Acid béo không no chuỗi dài EPA. Thành phần này chuyển hóa trong cơ thể tạo thành chất có tác dụng chống đông, điều này khiến vết thương chậm lành.
  • Hải sản chứa nhiều Protein có thể tạo sẹo lồi, hoặc xuất hiện tình trạng mưng mủ.
  • Hải sản có tính hàn nên người bệnh sau ăn dễ bị đau bụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Do đó, sau nâng mũi mọi người cần loại bỏ các món ăn liên quan tới hải sản trong khoảng 1 – 2 tháng hoặc đến khi vết thương đã lành lặn hoàn toàn.

Tìm hiểu thêm: Sau phẫu thuật ăn hải sản: Nên hay Không?

Ăn hải sản sau phẫu thuật mũi
Ăn hải sản sau phẫu thuật mũi làm tăng nguy cơ dị ứng, ngứa, sưng, viêm nơi phẫu thuật

1.4. Đồ nếp

Bạn cần kiêng ăn đồ nếp sau phẫu thuật mũi bởi:

  • Đồ nếp có tính nóng, nếu ăn nhiều dễ bị nóng trong hiến vết phẫu thuật bị sưng, mưng mủ, viêm.
  • Đồ nếp có thể làm tăng sinh Collagen quá mức trong quá trình đang chữa lành vết thương gây ra sẹo lồi, mất thẩm mỹ.
  • Tinh bột dạng phân nhánh có nhiều trong đồ nếp khó bị chia cắt khi tiêu hóa. Tình trạng này sẽ khiến cơ thể khó hấp thu, khó tiêu, làm chậm tốc độ phục hồi sau phẫu thuật mũi.

Vì vậy, thông thường bạn nên tránh ăn đồ nếp như xôi, bánh bột nếp, chè,… trong khoảng 1 tháng hoặc đến khi vết phẫu thuật lành hẳn.

1.5. Thực phẩm cứng, dai, giòn

Sau phẫu thuật mũi, tác dụng của thuốc tê vẫn còn khiến bạn khó cử động phần khuôn miệng. Khi đó, thực phẩm cứng sẽ khó nhai và góp phần làm tăng nguy cơ khiến mũi bị sưng tấy, đau… kéo dài thời gian phục hồi sau phẫu thuật.

Vì vậy, bạn hãy tránh ăn đồ ăn cứng, giòn, dai, khó nhai,… trong khoảng 2 – 3 tuần sau phẫu thuật mũi.

Hạn chế ăn thực phẩm cứng
Hạn chế ăn thực phẩm cứng, khó nhai để tránh ảnh hưởng tới kết quả phẫu thuật mũi

1.6. Rượu, bia

Thành phần ethanol có trong rượu bia gây tương tác với thuốc mê, làm tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ. Ngoài ra, uống nhiều rượu bia cũng làm tăng đáng kể thời gian phục hồi và gây sưng tấy vết mổ.

Mặc dù thông thường bạn có thể uống rượu sau khoảng 1 tuần đầu tiên, nhưng tốt nhất là nên tránh uống rượu cho đến khi vết thương phục hồi hoàn toàn.

1.7. Đồ uống chứa Cafein

Caffein có thể làm giảm tốc độ lành vết thương do thành phần này có tác động ức chế quá trình tăng sinh, làm chậm quá trình di chuyển của tế bào. Vì vậy, nên hạn chế uống cà phê, chè, trà, nước tăng lực,… sau khi phẫu thuật mũi.

Nếu cần thiết, bạn có thể uống một lượng vừa phải (khoảng 1 – 2 cốc nhỏ ít đường/ngày) nhưng không nên lạm dụng. Tốt nhất nên hạn chế uống đồ uống chứa Caffein trong khoảng 3 – 4 tuần sau phẫu thuật mũi.

Hạn chế uống cà phê
Hạn chế uống cà phê và các thực phẩm chứa Caffein sau phẫu thuật mũi

1.8. Các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chứa nhiều Cholesterol làm tăng tích tụ mỡ, nóng trong, gây ảnh hưởng đến việc liền vết mổ. Vì vậy, sau phẫu thuật mũi bạn không nên tiêu thụ nhiều các thực phẩm như loại thức ăn nhanh, dầu mỡ, khoai tây chiên, sữa nguyên kem,…

Cần cân đối và nên ưu tiên tiêu thụ các thực phẩm chứa chất béo từ thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu dừa, các loại hạt để bổ sung cho cơ thể.

1.9. Thịt bò

Người sau phẫu thuật mũi không nên ăn thịt bò vì có thể khiến lớp da non ở vết mổ mới sinh ra sẽ không đồng màu với các vùng da ở xung quanh. Không chỉ vậy, ăn thịt bò còn làm tăng nguy cơ tạo sẹo lồi do lượng đạm dồi dào có trong đó. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian thịt gà có thể sẽ làm cho vết thương bị ngứa ngáy và lâu lành, đặc biệt là phần da gà, tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào chứng minh điều này.

Bạn nên kiêng ăn những món ăn này ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật mũi.

Hạn chế ăn thịt bò
Hạn chế ăn thịt bò để tránh gây sẹo lồi sau phẫu thuật mũi

1.10. Rau muống

Rau muống có thể là yếu tố gây tăng sinh tế bào, tăng sinh Collagen khiến vết mổ trở thành sẹo lồi.

Để đảm bảo bạn có thể tránh ăn rau muống trong vòng 1 tháng sau phẫu thuật mũi.

Có thể bạn quan tâm:

Lưu ý về việc uống cà phê sau phẫu thuật bạn phải biết!

2. Thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục sau phẫu thuật mũi

Vậy, sau phẫu thuật mũi nên ăn gì để quá trình phục hồi diễn ra suôn sẻ? Hãy bổ sung những thực phẩm sau:

  • Các loại rau xanh giúp bổ sung đa dạng Vitamin, khoáng chất, chất xơ,… cho cơ thể. Đây là những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng. Có thể ăn khoảng 300g rau xanh mỗi ngày.
  • Quả mọng như dâu tây, nho, lựu, cam, bưởi, việt quất,… cung cấp nhiều Vitamin C, chất chống oxy hóa tốt cho quá trình liền sẹo. Bổ sung khoảng 100 – 200g quả trong khẩu phần ăn 1 ngày.
  • Thịt nạc: Thịt lợn nạc giúp bổ sung nhiều Protein, Acid amin hỗ trợ quá trình tái tạo mô, tăng tốc độ lành vết thương. Tiêu thụ khoảng 200g thịt mỗi ngày là phù hợp.
  • Ngũ cốc là thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi vết thương. Ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, đậu đỏ,… khi được chế biến rất dễ ăn không ảnh hưởng tới cấu trúc vùng mũi.
  • Sữa chua được bổ sung nhằm cung cấp lợi khuẩn để cân bằng môi trường sinh lý trong đường ruột, giúp tăng hấp thu dưỡng chất, thúc đẩy thời gian lành vết thương.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể. Đồng thời tạo môi trường để các hoạt động trao đổi, chuyển hóa các chất được diễn ra thuận lợi, tăng tốc độ chữa lành vết thương.
Rau, củ, quả
Rau, củ, quả là những thực phẩm tốt cho quá trình phục hồi sau phẫu thuật mũi

Xem thêm:

Trên đây là thông tin về những thực phẩm trả lời cho câu hỏi “Sau phẫu thuật mũi nên kiêng ăn gì?” Hãy bổ sung các món ăn đúng cách để giúp hỗ trợ quá trình lành vết thương nhanh chóng, tránh nguy cơ gặp rủi ro, biến chứng không mong muốn.

Nutricaregold

 

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

5/5 - (3 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
5/5 - (3 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *