Sau phẫu thuật ăn hải sản: Nên hay Không?

4.4/5 - (32 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Sau phẫu thuật ăn hải sản được hay không là vấn đề hiện vẫn có 2 luồng ý kiến trái chiều. Theo phân tích dinh dưỡng, hải sản bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất nên có thể sử dụng. Đối với quan niệm dân gian, hải sản là đồ tanh, có thể gây kích ứng, không an toàn cho người bệnh sau phẫu thuật. Vậy đáp án đúng là gì, mời bạn theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời thỏa đáng.

1. Sau phẫu thuật ăn hải sản được không?

Hải sản là loại thức ăn yêu thích của rất nhiều người với hương vị phong phú cùng lượng dinh dưỡng cao. Vì thế sau phẫu thuật, rất nhiều câu hỏi được  đặt ra xung quanh về việc ăn hải sản như: Sau phẫu thuật ăn mực được không?, ăn cá sau phẫu thuật có sao không?, ăn tôm sau phẫu thuật có sao không?,…

Theo phân tích thành phần dinh dưỡng, hải sản chứa nhiều protein hỗ trợ tăng cường sức khỏe giúp người bệnh hồi phục sớm. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, sau phẫu thuật ăn hải sản là không nên vì những thực phẩm này có thể để lại sẹo lồi và gây kích ứng. Vì thế, để tránh những ảnh hưởng không tốt, người sau phẫu thuật nên kiêng ăn hải sản.

1.1. Theo dân gian

Hải sản là nhóm thực phẩm gồm: tôm, cua, mực, ghẹ… Đây đều là đồ tanh và người bệnh sau phẫu thuật không nên ăn vì những lý do sau:

  • Hải sản dễ gây kích thích, dị ứng: Trên thực tế, có khá nhiều trường hợp do cơ địa hoặc bẩm sinh bị dị ứng khi ăn tôm, cua, mực… Vì vậy, theo quan niệm dân gian, người mới phẫu thuật xong, vết thương đang trong quá trình hồi phục, khi ăn hải sản có thể bị kích thích hoặc dị ứng làm vết thương lâu lành hơn.
  • Hải sản chứa nhiều Protein: Trong hải sản luôn chứa hàm lượng protein (đạm) cao, rất dễ bị cơ thể nhận nhầm là yếu tố lạ và sản sinh kháng thể để bảo vệ. Từ đó, tại vết thương hở sẽ rất dễ xuất hiện tình trạng sẹo lồi, đau nhức, bị mưng mủ. Ngoài ra, lượng đạm cao sẽ khiến hệ tiêu hóa phải làm việc “vất vả” và dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc táo bón.
  • Hải sản còn chứa histamin: Trong hải sản như tôm, bạch tuộc chứa nhiều histamin. Khi vào cơ thể, histamin sẽ phóng thích và gây ra tình trạng dị ứng khiến vùng lên da non bị ngứa ngáy, kích ứng. Đặc biệt với những người cơ địa xấu (không hợp ăn hải sản) sau khi ăn có thể khiến vết thương bị sưng phù, chảy mủ thậm chí là nhiễm trùng.
  • Hải sản có tính hàn: Theo dân gian, đồ tanh là thực phẩm có tính hàn, vì vậy ăn tôm sau phẫu thuật, ăn cua, mực,… dễ gây đau bụng và ức chế quá trình đông máu, khiến cho vết thương lâu lành, không tốt cho người bệnh sau phẫu thuật.

Vì vậy, theo kinh nghiệm dân gian, sau phẫu thuật người bệnh nên kiêng ăn hải sản để vết thương sớm lành. Nếu có nhu cầu ăn khi không có tiền sử dị ứng với hải sản nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Sau phẫu thuật ăn hải sản
Theo quan niệm dân gian người bệnh sau phẫu thuật cần kiêng hoàn toàn hải sản tới khi hồi phục

1.2. Theo phân tích dinh dưỡng

Theo khoa học phân tích dinh dưỡng, hải sản cung cấp cho cơ thể một lượng đạm và khoáng chất dồi dào. Bên cạnh đó, hải sản còn có các chất béo lành mạnh, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình hồi phục sức khỏe và điều trị vết thương.

  • Protein dồi dào: Trong hải sản chứa rất protein, giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, liên kết các mô giúp vết thương sau phẫu thuật nhanh lành.
  • Chất béo lành mạnh: Các loại cá béo như: cá hồi, cá ngừ chứa nhiều axit béo Omega-3 lành mạnh. Dưỡng chất này có tác dụng giảm viêm, hạn chế nhiễm trùng vết thương hiệu quả.
  • Giàu khoáng chất: Các loại hải sản đều giàu khoáng chất như: canxi, magie, kali… giúp tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng và bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh sớm hồi phục.

Như vậy, theo khoa học phân tích về dinh dưỡng, hải sản cũng là một trong những nhóm thực phẩm có lợi cho quá trình hồi phục vết thương và vực dậy sức khỏe cho người bệnh.

Thông qua 2 ý kiến trên, mặc dù có mang lại khả năng phục hồi vết thương tốt nhưng hải sản có thể tạo nên không ít những tác dụng không mong muốn nên người có cơ địa dị ứng với hải sản nên kiêng sử dụng hải sản sau phẫu thuật cho đến khi lành.

Hải sản
Hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất nhưng thực phẩm này vẫn có khả năng tạo nên những tác dụng không mong tới sức khỏe người bệnh nên cần kiêng

2. Sau phẫu thuật kiêng hải sản trong bao lâu?

Với việc sau phẫu thuật ăn hải sản thì không có một mốc thời gian cụ thể cho việc phải kiêng hải sản bao lâu sau phẫu thuật. Mỗi người sẽ cần kiêng một khoảng thời gian khác nhau phụ thuộc vào bệnh lý, hình thức phẫu thuật, tình trạng sức khỏe và mức độ hồi phục. Trung bình người bệnh thường kiêng từ 2 tuần đến 3 tháng sau khi phẫu thuật.

Ngoài ra, với những người phẫu thuật thẩm mỹ thì cũng cần kiêng hải sản tùy từng loại phẫu thuật. Như vậy, sau phẫu thuật bao lâu thì ăn được hải sản? Cụ thể:

Loại phẫu thuật Thời gian kiêng
Sinh con Sinh mổ sau 2-3 tháng
Rạch tầng sinh môn khi mổ thường sau 1 tháng
Phẫu thuật thẩm mỹ Nâng mũi sau 1 tháng
Làm mắt sau 2 – 6 tuần
Phẫu thuật xương hàm mặt sau 2 tháng
Nâng ngực nội soi sau 1 – 2 tháng
Hút mỡ bụng, đùi, bắp tay sau 1 tháng
Cắt amidan Cắt bỏ amidan bằng dao mổ sau 14 ngày
Dùng dao plasma sau 7 – 10 ngày
Mổ ruột thừa Mổ hở sau 3-4 tuần
Mổ nội soi
Phẫu thuật nội soi bằng robot
Mổ thủy tinh thể Mổ thường Không cần kiêng hải sản

Để có khoảng thời gian kiêng cữ chính xác nhất theo hình thức phẫu thuật và tình trạng sức khỏe, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trị liệu. Ngoài ra, cũng nên hỏi bác sĩ về các thực phẩm cụ thể nên kiêng sau phẫu thuật để có quá trình hồi phục sớm nhất.

3. Ngoài hải sản người sau phẫu thuật cần kiêng gì?

Không những cần kiêng hải sản mà theo dân gian, người sau phẫu thuật cần kiêng một số thực phẩm như sau để sớm hồi phục và vết thương nhanh lành:

  • Rau muống: Theo kinh nghiệm dân gian, rau muống có thể khiến vết thương sau phẫu thuật bị sẹo lồi hoặc thâm, gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, theo khoa học, trong rau muống có thành phần gây kích thích sự tái tạo tế bào mới. Với sự tăng lên đột ngột này sẽ không có lợi cho da và gây nên những vết sẹo lồi xấu xí.
  • Đồ nếp: Đây là thực phẩm có tính nóng, người bệnh sau phẫu thuật ăn đồ nếp có thể khiến vùng da đang lên da non bị sưng tấy, nhiễm trùng hoặc mưng mủ.
  • Thịt bò: Đây là thực phẩm rất giàu đạm, khiến lượng collagen sản sinh quá lớn tại vùng da bị tổn thương. Khi đó, vết phẫu thuật sẽ có sẹo lồi hay dễ bị thâm xỉn.
  • Trứng gà: Cũng giống như thịt bò, trứng là thực phẩm giàu đạm sẽ khiến vết thương bị kích ứng, ngứa ngáy và gây khó chịu.
  • Đồ uống có cồn, bia rượu: Những loại đồ uống này gây cản trở quá trình lưu thông máu và khiến vết thương sẽ lâu hồi phục hơn.

Tìm hiểu thêm về các thực phẩm cần tránh tại: Sau phẫu thuật không nên ăn gì?

Rau muống, thịt bò, trứng gà
Rau muống, thịt bò, trứng gà là một trong những món cần phải kiêng sau phẫu thuật để tránh những tác động xấu lên vết thương

4. Gợi ý bổ sung dinh dưỡng tốt sau phẫu thuật

Bổ sung dinh dưỡng phù hợp, lành mạnh góp phần rất nhiều vào quá trình hồi phục của người sau phẫu thuật. Những nhóm thực phẩm sau đây sẽ thúc đẩy và hỗ trợ tích cực để người bệnh sớm lành vết thương và sinh hoạt trở lại bình thường.

Chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trơn tru hơn để ngăn ngừa táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ như: trái cây tươi (bơ, chuối, quả mọng…) và rau củ (rau bina, bông cải xanh…) hoặc bánh mì nguyên hạt và bột yến mạch… sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.

Carbohydrate: Hàm lượng dưỡng chất này sẽ giúp bổ sung năng lượng cho người bệnh sau phẫu thuật để vực dậy sức khỏe, xua tan mệt mỏi. Những thực phẩm giàu carbohydrate mà bạn có thể tham khảo: các loại đậu (đậu nành, đậu hà lan,..), trái cây và rau củ (lê, táo, cà rốt,..), các loại ngũ cốc nguyên hạt…

Chất béo: Các loại chất béo lành mạnh như: chất béo không bão hòa, Omega 3, Omega 6 giúp cơ thể hấp thụ vitamin tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch và tăng năng lượng sau phẫu thuật. Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh là: dầu ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch và các loại hạt…

Vitamin và khoáng chất: Giúp tăng cường quá trình chuyển hóa dinh dưỡng để cơ thể có thêm nhiều năng lượng, hồi phục nhanh. Cụ thể:

  • Vitamin A: Có nhiều trong: khoai lang, rau cải xoăn, rau bina… Có vai trò kích thích sự tổng hợp collagen, sự đa dạng hóa của các nguyên bào sợi cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
  • Vitamin C: Có tác dụng chống oxy hóa để ngăn ngừa viêm nhiễm, vết thương sớm lành. Vitamin C có nhiều trong: quả mọng, cam, quýt, cà chua…
  • Vitamin D: Tăng cường hấp thu canxi để xương chắc khỏe, thực phẩm chứa nhiều vitamin D: sữa, ngũ cốc, nấm…
  • Vitamin E: Bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do để hạn chế viêm nhiễm. Loại vitamin này có nhiều trong các loại hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, bơ, bí, quả kiwi…
  • Vitamin K: Có trong rau lá xanh, cá, gan và dầu thực vật… Rất cần thiết cho quá trình đông máu.
  • Kẽm: Thúc đẩy sự hình thành bạch cầu và kháng thể, tham gia vào nhiều chức năng miễn dịch, góp phần nâng cao đề kháng cơ thể. Thực phẩm giàu kẽm như các loại sữa, đậu, thịt lợn…
  • Sắt: Người bệnh sau phẫu thuật thường bị mất máu, bổ sung thực phẩm giàu sắt như: thịt gia cầm, đậu, ngũ cốc nguyên hạt… sẽ giúp người bệnh sớm bù đắp lượng máu đã mất và tăng cường năng lượng.
Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất rất cần thiết để giúp cơ thể bổ sung năng lượng, hồi phục nhanh sau phẫu thuật

Ngoài ra, bệnh nhân sau khi phẫu thuật có thể bổ sung thêm chế phẩm Sữa Nutricare Gold để bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe nhanh chóng. Nutricare Gold chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi, đảm bảo dinh dưỡngtăng cường sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, sữa còn có chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hạn chế táo bón thường gặp ở bệnh nhân trong thời gian hậu phẫu thuật.

Nutricaregold

Qua bài viết trên, chắc hẳn câu hỏi “sau phẫu thuật ăn hải sản hay không” đã được giải đáp. Dù hải sản có bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất tốt nhưng cũng gây những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe người bệnh sau phẫu thuật. Vì vậy, nếu có cơ địa dị ứng với hải sản, nên kiêng nhóm thực phẩm này khi bạn vẫn đang trong giai đoạn hồi phục.

Hãy lựa chọn những thực phẩm an toàn, lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất như sữa Nutricare Gold để giúp vết thương sớm lành, sức khỏe hồi phục nhanh.  Nếu vẫn còn những băn khoăn về dinh dưỡng sau phẫu thuật, các bạn hãy liên hệ tới số hotline: 18006011 để được tư vấn cụ thể hơn.

Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4.4/5 - (32 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4.4/5 - (32 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment