Ăn tôm sau phẫu thuật: nên hay không? 4+ nguy cơ có thể gặp phải

3.7/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Ngoài những món ăn không nên ăn sau phẫu thuật chẳng hạn như thịt gà, đồ nếp, rau muống, cũng có nhiều người quan tâm về vấn đề ăn tôm sau phẫu thuật. Vậy sau phẫu thuật có được ăn tôm không? Hãy theo dõi những chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng tại Nutricare trong bài viết sau đây!

1. Sau phẫu thuật có được ăn tôm không?

Tôm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như Protein, Canxi, Sắt, Phospho,…nhưng lại bị xếp hạng vào nhóm thực phẩm không nên ăn sau phẫu thuật. Bởi tôm có thể làm giảm cảm giác ngon miệng, tăng nguy cơ dị ứng và có thể gây ngứa rát ở vết mổ hoặc sẹo lồi.

Tuy nhiên, đây mới là những kinh nghiệm, lời khuyên của những người đã từng phẫu thuật nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh. Người sau phẫu thuật cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn tôm.

Người sau phẫu thuật không nên ăn tôm
Tôm có nhiều chất dinh dưỡng nhưng người sau phẫu thuật không nên ăn tôm

2. Tại sao không nên ăn tôm sau phẫu thuật?

Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g tôm biển và 100g tôm đồng (số liệu của Viện dinh dưỡng – Bộ Y tế):

Dinh dưỡng Tôm biển Tôm đồng
Năng lượng 82 Kcal 90 Kcal
Protein 17,6g 18,4g
Lipid 0,9g 1,8g
Glucid 0,9g 0,0g
Canxi 79mg 1120mg
Sắt 1,6mg 2,20mg
Magie 37mg 42mg
Phospho 184mg 150mg
Kali 185mg 316mg
Natri 148mg 418mg
Kẽm 1,11mg — (*)
Đồng 264μg
Vitamin A 20μg 15μg
Cholesterol 152 mg _
Purin 147 mg _

Chú thích (*): chưa có phân tích hoặc không có số liệu tham khảo.

Trả lời về việc ăn tôm sau phẫu thuật thì thân tôm có chứa nhiều Protein, Carbohydrate. Trong khi đó, vỏ tôm chứa Canxi, Phospho, Kali và nhiều khoáng chất khác. Bên cạnh đó, người ta còn phát hiện được nhiều Acid amin quan trọng có trong tôm đồng như Acid aspartic, Acid glutamic , Arginine, Lysine, Leucine. Mặc dù vậy nhưng người sau phẫu thuật không nên ăn tôm do có thể gây ra các nguy cơ sau:

2.1. Có thể gây ngứa, sưng đỏ, lâu lành vết mổ

Tôm có chứa nhiều Protein trong đó có các Protein lạ. Khi vào cơ thể, chúng sẽ kích thích miễn dịch cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại gây phản ứng dị ứng khiến vết thương có thể xuất hiện hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ,… Điều này có thể làm cho vết mổ bị sưng đỏ và lâu lành hơn.

2.2. Đặc biệt nguy hiểm với người bị dị ứng tôm

Hiện tượng dị ứng tôm xảy ra khi cơ thể có phản ứng bất thường với Protein của tôm. Khi đó, cơ thể sẽ sinh ra các kháng thể và giải phóng ra các Histamin tự do dẫn đến tình trạng bị dị ứng.

Người sau phẫu thuật bị dị ứng tôm có thể gặp những triệu chứng như nổi mẩn ngứa, đau rát ở lưỡi, khó thở, tụt huyết áp,… Nếu không được xử lý kịp thời, người bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Dị ứng, gây ngứa
Dị ứng có thể xuất hiện ban, nổi mụn, ngứa ngáy khó chịu cho người mới phẫu thuật

2.3. Làm giảm giác ngon miệng

Tôm có vị tanh. Vị tanh của tôm có thể khiến cho người sau phẫu thuật mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, ăn không hết khẩu phần,… Điều này dẫn đến người sau phẫu thuật không được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật.

2.4. Gây lạnh bụng, tiêu chảy

Tôm có tính hàn, dễ làm cho người sau phẫu thuật lạnh bụng khi ăn. Bụng bị lạnh khiến cho đại tràng bị kích thích. Khi đó, đại tràng co bóp mạnh, phân bị đẩy ra ngoài một cách miễn cưỡng gây tiêu chảy.

Sau phẫu thuật ăn gì?

Đây là 4 khả năng có thể có khi tìm hiểu sau phẫu thuật có được ăn tôm không.

3. Người sau phẫu thuật nào cần kiêng tôm hoàn toàn?

Người sau phẫu thuật nên kiêng tôm hoàn toàn nếu gặp những vấn đề sau:

  • Người bị ho, hen suyễn: Ở người sau phẫu thuật đang bị ho, hen suyễn, hệ hô hấp rất dễ phản ứng với vị tanh của tôm, thì ăn tôm sau phẫu thuật sẽ làm cho bệnh tình nặng hơn.
  • Người đau mắt đỏ: Khi ăn Protein có trong tôm, cơ thể có phản ứng giải phóng nhiều Histamin, có nguy cơ gây dị ứng cho người sau phẫu thuật
  • Người mắc bệnh tim mạch: Trong tôm có chứa lượng lớn Cholesterol (152mg/100g) nên người sau phẫu thuật có Cholesterol cao hoặc có những bệnh liên quan đến tim mạch không nên ăn tôm.
  • Người sau phẫu thuật dị ứng hải sản nói chung
  • Người bị gout, viêm khớp: Trong tôm có chứa hàm lượng lớn Purin (147mg/100g) sẽ khiến nồng độ Acid uric trong máu tăng cao khiến ổ khớp bị tổn thương nặng ở người sau phẫu thuật bị gout, viêm khớp.
Người sau phẫu thuật bị đau mắt đỏ không nên ăn tôm
Người sau phẫu thuật bị đau mắt đỏ không nên ăn tôm.

4. Ngoài tôm, sau phẫu thuật không nên ăn gì?

Để tốt cho quá trình hồi phục, ngoài tôm, người sau phẫu thuật cũng không nên ăn những món ăn sau:

  • Những thực phẩm thuộc nhóm thủy sản: Thủy sản là một loại thức ăn nhạy cảm dễ gây kích ứng với người bệnh sau phẫu thuật tuy nhiên về mặt dinh dưỡng nó cũng là một loại thực phẩm bổ dưỡng. Vì vậy sau phẫu thuật ăn mực được không?, sau phẫu thuật có được ăn cá không?, sau phẫu thuật ăn lươn được không?… Câu trả lời là tùy thuộc vào cơ địa từng người mà họ có bị kích ứng với thủy sản hay không, với những người dễ bị kích ứng, họ cần đợi một thời gian trước khi sử dụng được lại nhứng sản phẩm này.
  • Nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng, sẹo lồi: Rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, lòng trắng trứng gà,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: gà rán, xúc xích, thịt nướng, thịt xông khói, mì ăn liền,…
  • Chất kích thích, đồ uống có ga, có cồn: Rượu, bia, cafe, pepsi, coca cola,…
  • Thực phẩm khó tiêu, khô cứng: Kẹo cứng, các loại hạt, mía, cua,…
Một số món ăn người sau phẫu thuật nên kiêng
Người sau phẫu thuật không nên ăn một số món ăn để quá trình hồi phục diễn ra tốt nhất.

Ngoài việc kiêng cữ, bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên bổ sung thêm sữa Nutricare Gold để phục hồi và bồi bổ cơ thể. Sản phẩm với 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi, đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, sữa Nutricare Gold giàu chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hạn chế táo bón cùng Lactium đã được chứng minh lâm sàng giúp ngủ ngon hơn.

Nutricaregold

Mong rằng với những phân tích, chia sẻ trên đây của Nutricare, bạn đã có được thông tin về ăn tôm sau phẫu thuật và trả lời được câu hỏi “Sau phẫu thuật có nên ăn tôm không?”. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về cách ăn tôm cho người sau phẫu thuật, hãy nhắn tin và để lại câu hỏi tại fanpage Nutricare hoặc gọi tới hotline 18006011 nhé!

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể ghé thăm trang web của sản phẩm sữa Nutricare Gold để tham khảo một trong những sản phẩm tốt nhất cho việc bổ trợ sức khỏe. Nutricare luôn sẵn sàng giúp đỡ, giải đáp và tư vấn các vấn đề liên quan tới chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

3.7/5 - (3 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
3.7/5 - (3 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment