Uống cà phê sau phẫu thuật nên hay không? Cafein có tác hại gì?
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Cà phê là thức uống phổ biến và được nhiều người ưa thích. Nhưng uống cà phê sau phẫu thuật có được không? Nhiều chuyên gia đã khuyến cáo không nên tiêu thụ cà phê sau khi mổ vì sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt như chậm liền vết thương, tăng huyết áp, cản trở hấp thu dinh dưỡng,… Hãy cùng Nutricare làm rõ thông tin trên ngay trong bài viết sau.
1. Sau phẫu thuật cần hạn chế uống cà phê
1 Cốc cà phê có chứa khoảng 90 – 120mg Caffein. Đây là hoạt chất chống oxy hóa có tác dụng giúp kích thích hệ thần kinh, tăng cường sự tập trung, tỉnh táo.
Nhưng đối với người sau phẫu thuật, tiêu thụ quá nhiều Caffein (trên 400mg Caffein/ngày) sẽ gây ra nhiều tác động bất lợi cho cơ thể. Khi đó, hoạt chất này có thể làm chậm quá trình phục hồi vết thương, làm tăng nhịp tim và huyết áp của người bệnh hoặc có thể gây cản trở hấp thu Vitamin và khoáng chất ở ruột.
Vì vậy người sau phẫu thuật cần hạn chế tiêu thụ cà phê nói riêng và các sản phẩm có chứa Caffein nói chung như trà, nước tăng lực,…
- Nhiều khuyến cáo cho rằng không nên uống cà phê sau phẫu thuật
Có thể bạn quan tâm:
Sau phẫu thuật nội soi nên ăn gì để hồi phục nhanh chóng?
2. Tác hại khi người sau phẫu thuật uống quá nhiều cà phê
Những tác động tiêu cực của Caffein đối với sức khỏe và quá trình phục hồi của người sau phẫu thuật:
2.1. Có thể làm vết thương chậm lành
Một nghiên cứu năm 2014 [1] đã cho kết quả là Cafein gây cản trở quá trình chữa lành vết thương. Cafein có tác động ức chế biểu mô hóa, làm chậm quá trình di chuyển của tế bào, giảm tăng sinh tế bào.
Do đó, khi tiêu thụ càng nhiều Cafein sau phẫu thuật thì tốc độ các tế bào biểu bì bao phủ trên bề mặt vết thương càng giảm, quá trình chữa lành vết thương của cơ thể càng chậm.
- Cafein có tác động làm chậm quá trình chữa lành vết mổ ở người sau phẫu thuật
2.2. Có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp
Cafein có tác dụng làm co mạch máu dẫn đến cản trở quá trình lưu thông máu và tăng huyết áp. Tình trạng huyết áp cao sau phẫu thuật có thể là nguy cơ gây ra suy tim và đột quỵ. Đây là những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra sau phẫu thuật. Vì vậy, tốt nhất người bệnh cần hạn chế uống cà phê và các đồ uống có chứa Cafein sau phẫu thuật.
2.3. Gây mất nước sau phẫu thuật
Uống cà phê và các thức uống có chứa Cafein có tác dụng lợi tiểu. Nhưng đây lại trở thành một tác dụng bất lợi đối với người sau phẫu thuật. Khi tăng lượng nước tiểu thì dịch trong cơ thể giảm sút dẫn đến nguy cơ cơ thể bị mất nước và điện giải. Khi đó cơ thể người bệnh sẽ mệt mỏi, da khô. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm chậm quá trình lành vết thương sau mổ.
- Tác dụng lợi tiểu của cà phê có thể khiến cơ thể bị mất nước
2.4. Gây kích thích dạ dày
Cà phê có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày và kích thích đường tiêu hóa sản xuất acid dịch vị. Hiện tượng này sẽ làm tăng tình trạng ợ nóng, ợ chua ở người bệnh sau phẫu thuật, không có lợi cho quá trình hồi phục.
2.5. Có thể gây cản trở hấp thu Vitamin và khoáng chất
Khi uống cà phê cùng với bữa ăn (ví dụ bữa sáng) có thể gây cản trở sự hấp thu các dưỡng chất trong các thực phẩm ăn kèm như Sắt, Mangan, Kẽm, Đồng, Vitamin D,… Không chỉ vậy, tác dụng lợi tiểu của Cafein cũng đồng thời làm tăng bài tiết các chất như Vitamin B, Kali, Natri, Magie. Những dưỡng chất này đều cần thiết trong quá trình hồi phục sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cần hạn chế tiêu thụ Cafein sau khi phẫu thuật.
- Cà phê có thể gây cản trở hấp thu các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Có thể bạn quan tâm:
- Sau phẫu thuật có nên ăn dứa?
- Sau phẫu thuật có được ăn giá đỗ không?
- Sau phẫu thuật mũi nên kiêng ăn gì?
3. Bao nhiêu ngày sau phẫu thuật có thể uống cà phê?
Để tránh những tác dụng không tốt đến quá trình lành vết thương và sức khỏe tổng thể của người bệnh, bạn nên hạn chế uống cà phê trong khoảng 1 tháng sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, khi cơ thể đã phục hồi, chế độ ăn uống bình thường, các chỉ số huyết áp tim mạch, tiêu hóa… ổn định, người uống cà phê lâu năm có thể uống một ly nhỏ/ngày nếu cần, nhưng không nên quá lạm dụng. Bên cạnh đó bạn chỉ nên pha cà phê với lượng ít sữa/ đường. Bởi nếu tiêu thụ nhiều đường cũng gây ảnh hưởng không tốt như làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, chậm liền vết thương, gây sẹo, béo phì,…
- Bạn có thể uống cà phê khi cơ thể đã hồi phục hoặc 1 tháng sau phẫu thuật
Tìm hiểu thêm:
Trên đây là những thông tin tổng hợp để trả lời cho câu hỏi “Uống cà phê sau phẫu thuật nên hay không?”. Bạn cần hạn chế tiêu thụ cà phê và các loại đồ uống chứa Cafein sau phẫu thuật. Hãy thực hiện đúng theo những lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để sức khỏe người bệnh phục hồi nhanh chóng.
Ghé thăm trang web của Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *