Người ốm nên uống sinh tố gì? 9+ loại sinh tố tăng sức đề kháng, ngon và dễ làm
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Bổ sung các Vitamin và khoáng chất là rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch và giúp phục hồi sức khoẻ khi bị ốm. Vậy người ốm nên uống sinh tố gì để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất này? Theo dõi ngay bài viết sau đây!
Người ốm sốt nên ăn cháo gì thì tốt cho sức khỏe?
1. Người ốm nên uống sinh tố gì?
Không chỉ giúp bù nước và cung cấp đa dạng các Vitamin, khoáng chất tăng sức đề kháng, sinh tố còn hỗ trợ hệ tiêu hoá của người ốm hoạt động hiệu quả hơn. Dưới đây là gợi ý những loại sinh tố tốt nhất cho người ốm:
1.1. Sinh tố cam, bưởi
Đối tượng sử dụng: Người bị cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm trùng, người suy giảm miễn dịch,…
Công dụng: Cam và bưởi là những loại trái cây rất giàu:
- Vitamin C và nhiều chất chống oxy hóa khác như Kẽm, Carotenoid,… giúp người ốm tăng cường miễn dịch, tăng khả năng chống chọi lại với bệnh tật và nhanh hồi phục. Người ốm có nên uống nước cam không? Chắc chắn là có.
- Vitamin B, Magie, Sắt và nhiều dưỡng chất khác còn giúp giảm các triệu chứng viêm, mệt mỏi, đau nhức khi bị ốm.
Nguyên liệu:
- Cam: 2 quả.
- Bưởi: 1 quả.
- Mật ong: 1 thìa.
- Đá viên.
Cách làm:
- Cam và bưởi gọt vỏ, tách thành từng múi. Lấy thịt quả ra cắt nhỏ.
- Cho cam, bưởi và đá viên vào máy xay, xay nhuyễn.
- Rót sinh tố đã xay ra cốc và thêm một thìa mật ong vào khuấy đều là dùng được.
Lưu ý khi uống:
- Không nên uống sinh tố cam gần với thời gian uống sữa.
- Người ốm bị tiêu chảy hoặc đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, chống dị ứng, chẹn kênh Canxi, Statin, Indinavir, Carbamazepin,… nên hạn chế uống loại sinh tố này.
- Người ốm bị viêm loét dạ dày tá tràng không nên uống. Trong cam có nhiều axit sẽ làm tổn thương dạ dày, nhất là lúc đói.
1.2. Sinh tố táo xanh, cà rốt và cam
Đối tượng sử dụng: Người bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt virus, người bị nhiễm trùng,…
Công dụng: Vitamin C từ táo, cam và Vitamin A từ cà rốt giúp cải thiện sức đề kháng hiệu quả. Cà rốt cũng chứa Vitamin B6 cũng hỗ trợ tăng sinh tế bào miễn dịch và sản xuất kháng thể, giúp kháng viêm và ngăn virus tấn công cơ thể. Do vậy nó là một trong những đáp án hoàn hảo cho câu hỏi “người ốm nên uống sinh tố gì?”.
Nguyên liệu:
- Cà rốt: 2 củ.
- Táo xanh: 2 – 3 quả.
- Cam: 2 quả.
Cách làm:
- Cắt ngọn và gọt vỏ cà rốt. Cắt táo và cam thành 4 phần.
- Cho lần lượt cà rốt, táo và cam vào máy ép
Lưu ý khi uống:
- Không uống sinh tố này cùng với sữa.
- Người bệnh viêm loét dạ dày, bệnh thận, táo bón,… nên hạn chế uống loại sinh tố này.
1.3. Sinh tố củ cải đường, cà rốt, gừng và táo
Đối tượng sử dụng: Người bị cảm lạnh, cảm cúm, sổ mũi, ho, nôn, viêm họng, đau nhức cơ thể, người bị viêm nha chu, viêm khớp dạng thấp,…
Công dụng:
- Vitamin C và Polyphenol từ táo, Vitamin A từ cà rốt và nhiều chất chống oxy hóa từ gừng giúp củng cố hệ miễn dịch, đẩy lùi các nguyên nhân gây bệnh.
- Gừng chứa Curcumin chống viêm hiệu quả và có tính ấm giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau và kích thích tiêu hoá. Từ đó làm giảm các triệu chứng viêm, đau và hạ sốt nhanh hơn.
Nguyên liệu:
- Củ cải đường: 1 củ cỡ vừa.
- Táo: 1 quả.
- Gừng: ½ củ.
- Cà rốt: 3 củ.
Cách làm:
- Các nguyên liệu rửa sạch, gọt vỏ và bổ đôi.
- Cho nguyên liệu vừa sơ chế vào máy xay, xay nhuyễn. Chắt bỏ bã và để lạnh khoảng 10 phút là dùng được.
Lưu ý khi uống:
- Không nên dùng thức uống này cho người bị trúng nắng, trúng gió, buồn nôn do các nguyên nhân không phải do lạnh gây ra.
- Không nên uống khi bị sốt cao, tăng huyết áp, bệnh gan mật và đang sử dụng các thuốc chống đông máu.
1.4. Sinh tố cà chua
Đối tượng sử dụng: Người bị khó tiêu, đau đầu, đau nhức cơ thể, người bị viêm đau.
Công dụng:
- Vitamin C, Lycopen, Beta-caroten và Folate trong cà chua giúp tăng cường sức đề kháng và giảm các triệu chứng viêm hiệu quả cho người ốm.
- Cà chua còn cung cấp một lượng lớn Magie giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau đầu và đau nhức cơ thể.
- Ngoài ra, lượng nước và chất xơ trong cà chua còn giúp thúc đẩy tiêu hoá và tăng cường hấp thu dinh dưỡng cho người ốm chóng khỏi.
Nguyên liệu:
- Cà chua: 3 – 4 quả.
- Siro đường hoặc mật ong: 40ml.
- Nước cốt chanh.
- Đá viên
Cách làm:
- Chần sơ cà chua trong nước sôi 30 giây rồi vớt ra vào tô nước lạnh và lột vỏ, cắt nhỏ.
- Cho cà chua và một ít đá lạnh vào máy xay, thêm siro đường vào cùng rồi xay nhuyễn mịn.
- Đổ sinh tố ra cốc vào cho thêm một ít nước cốt chanh là dùng được.
Lưu ý khi uống:
- Người ốm mắc các bệnh dạ dày, đường ruột, khớp và sỏi thận không nên uống nhiều sinh tố cà chua.
- Không nên dùng cà chua xanh để làm sinh tố do có thể gây ngộ độc.
- Người đang dùng các thuốc điều trị đông máu nên hạn chế uống loại sinh tố này.
1.5. Sinh tố cải xoăn, cà chua và cần tây
Đối tượng sử dụng: Người bị cảm nóng, táo bón, khó tiêu, người bệnh tim mạch, viêm khớp, người bị đau dạ dày,…
Công dụng:
Cải xoăn và cà chua cung cấp lượng lớn Vitamin A và C giúp tăng cường miễn dịch và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của người ốm.
Cần tây chứa Polysaccharide và nhiều chất chống oxy hoá như Flavonoid, Polyphenol giúp giảm viêm hiệu quả. Ngoài ra, cần tây còn chứa chất Apium và chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Nguyên liệu:
- Cà chua: 3 quả.
- Cần tây: 2 nhánh nhỏ.
- Cải xoăn: 3 lá lớn.
- Nước cốt chanh.
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu. Cắt nhỏ cà chua.
- Cho cà chua, cần tây và cải xoăn vào máy xay xay nhuyễn. Rót sinh tố ra cốc rồi thêm một ít nước cốt chanh là dùng được.
Lưu ý khi uống:
- Người bị huyết áp thấp, thiếu máu, phụ nữ có thai và người bệnh thận không nên uống sinh tố cải xoăn, cà chua và cần tây.
- Người đang dùng các thuốc chống đông máu nên hạn chế thức uống này.
Có thể bạn quan tâm:
- Người ốm có nên ăn mít không? Người bệnh nào cần kiêng mít tuyệt đối?
- Ăn sầu riêng khi ốm có giúp nhanh khỏi ốm không?
1.6. Sinh tố dâu tây và kiwi
Đối tượng sử dụng: Người bị cảm lạnh, cảm cúm, người bị bệnh hô hấp, hen suyễn.
Công dụng:
Dâu tây và kiwi đều là những nguồn bổ sung Vitamin E, C, B6, Folate, Kali, Sắt và Mangan tuyệt vời, giúp tăng cường sức khỏe toàn diện cho người ốm và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.
Polyphenol trong dâu tây còn giúp làm giảm tình trạng viêm, trong khi một số chất chống oxy hóa trong kiwi giúp làm giảm tình trạng thở khò khè trong hen suyễn.
Nguyên liệu:
- Kiwi: 1 quả.
- Dâu tây: 3 quả.
- Sữa tươi: 150ml.
- Mật ong: 2 thìa.
- Đá viên.
Cách làm:
- Kiwi gọt vỏ, cắt miếng nhỏ tùy ý. Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống và cắt đôi.
- Cho kiwi và dâu tây đã cắt cùng sữa tươi, mật ong và 3 – 4 viên đá vào máy xay và xay nhuyễn.
Lưu ý khi uống: Người bị rối loạn đông máu hoặc sau phẫu thuật cần tránh uống sinh tố dâu tây và kiwi.
1.7. Sinh tố dâu tây và xoài
Đối tượng sử dụng: người bị khó tiêu, táo bón, người suy nhược, người bệnh tim mạch.
Công dụng:
- Xoài và dâu tây đều rất giàu Vitamin E, C và khoáng chất Kali, Đồng. Nhờ đó, người ốm được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất và cải thiện sức khỏe toàn diện.
- Xoài và dâu tây còn rất giàu Polyphenol, một nhóm chất chống oxy hoá có hoạt tính chống viêm và nhiễm trùng hiệu quả, giúp đẩy lùi các tác nhân gây bệnh và giảm nhẹ triệu chứng.
Nguyên liệu:
- Xoài chín: 1 quả.
- Dâu tây: 6 quả.
- Đường hoặc mật ong: 2 thìa.
- Sữa chua: 1 hộp.
Cách làm:
- Dâu tây rửa sạch, bỏ cuống và cắt đôi. Xoài gọt vỏ và cắt miếng nhỏ tùy ý.
- Cho dâu tây, đường/mật ong và sữa chua vào máy xay, xay nhuyễn rồi đổ ra cốc.
- Cho xoài vào máy xay, xay nhuyễn. Sau đó đổ vào hỗn hợp dâu tây đã xay và trộn đều là dùng được.
Lưu ý khi uống: Người bệnh dạ dày, cao huyết áp hoặc tiểu đường nên hạn chế uống loại sinh tố này.
1.8. Sinh tố dưa hấu bạc hà
Đối tượng sử dụng: Người bị bệnh cúm, cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, dị ứng, nghẹt mũi, người bị nóng trong, khó tiêu, đầy hơi.
Công dụng:
Dưa hấu không chỉ giúp bổ sung điện giải tốt mà còn giàu Vitamin C và Arginine giúp tăng cường miễn dịch, giảm đau cơ trong bệnh cảm cúm.
Lá bạc hà chứa Menthol và chất chống viêm Axit Rosmarinic giúp giảm các triệu chứng dị ứng, nghẹt mũi, viêm họng, giảm đầy hơi, khó tiêu, giảm đau và chống nhiễm trùng hiệu quả.
Nguyên liệu:
- Dưa hấu: ½ quả.
- Lá bạc hà: 5 lá.
- Mật ong: 1 thìa.
Cách làm:
- Dưa hấu thái miếng vuông và cho vào ngăn đá đông lạnh.
- Sau khi dưa hấu đã đông, cho dưa, lá bạc hà và mật ong vào máy xay xay nhuyễn.
Lưu ý khi uống: Người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ nhỏ không nên uống loại sinh tố này.
1.9. Sinh tố táo xanh, rau diếp và cải xoăn
Đối tượng sử dụng: Người bệnh xương khớp, táo bón, khó tiêu, phụ nữ bị tắc tia sữa,…
Công dụng:
- Cải xoăn và táo rất giàu Vitamin A, C, Vitamin nhóm B và các hoạt chất chống oxy hóa giúp người ốm tăng sức đề kháng và cải thiện sức khỏe rất tốt.
- Cải xoăn còn chứa nhiều Canxi giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp hiệu quả. Rau diếp trong y học cổ truyền có tác dụng bổ gân cốt, nhuận tràng, chữa táo bón và tắc tia sữa. Như vậy bạn đã biết người ốm nên uống sinh tố gì rồi đúng không?
Nguyên liệu:
- Táo: 1 quả.
- Cải xoăn: 5 – 6 lá lớn.
- Rau diếp: 5 – 6 lá.
- Sữa tươi: 100ml.
- Mật ong: 1 thìa.
Cách làm:
- Các nguyên liệu rửa sạch. Rau cắt khúc, táo bổ làm tư.
- Cho táo, cải xoăn, rau diếp và sữa tươi vào máy xay xay nhuyễn. Sau đó đổ sinh tố ra cốc và thêm mật ong là dùng được.
Người ốm mệt mỏi nên ăn gì? |
2. Cách uống sinh tố giúp người ốm nhanh hồi phục
Sinh tố là thức uống an toàn và bổ dưỡng cho người ốm. Tuy nhiên, để cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo hấp thu tối đa dưỡng chất trong sinh tố, cần lưu ý cách uống sinh tố như sau:
Liều lượng: 2 – 3 ly/ngày.
Thời điểm uống:
- Giữa hai bữa chính hoặc trước bữa ăn nửa tiếng: Sinh tố chứa nhiều Axit hữu cơ và các loại men tiêu hoá, giúp kích thích vị giác và tiêu hoá tốt hơn, từ đó hấp thu chất dinh dưỡng có trong thức ăn hiệu quả hơn.
- Dùng trong bữa ăn: Uống sinh tố rau củ trong bữa ăn giúp tăng cường dinh dưỡng, tăng hấp thu một số dưỡng chất như Sắt và giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón.
Cách uống: Nên uống từ từ để cơ thể có đủ thời gian hấp thu dưỡng chất trong sinh tố và giảm áp lực lên dạ dày.
Lưu ý:
- Không uống thuốc bằng sinh tố: Một số hoạt chất có trong các rau củ hoặc trái cây làm sinh tố có khả năng làm giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của các thuốc điều trị. Người ốm chỉ nên uống sinh tố sau khi uống thuốc khoảng 1 tiếng rưỡi.
- Chọn trái cây/rau củ tươi sạch để làm: Nguyên liệu tươi sạch giúp ly sinh tố thơm ngon, giàu dưỡng chất hơn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không dùng quá lạnh: Người ốm thường có hệ tiêu hoá yếu hơn bình thường nên uống sinh tố quá lạnh rất dễ gây tiêu chảy.
- Vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng: Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng trong sinh tố.
Có thể bạn quan tâm:
Người ốm có nên uống nước dừa? Những đối tượng cần lưu ý khi uống nước dừa? |
3. Người ốm không nên uống gì?
Người ốm không chỉ nên cân nhắc các thức uống bổ dưỡng để sử dụng mà còn cần chú ý hạn chế các loại thức uống không tốt cho sức khoẻ, làm chậm quá trình hồi phục.
- Nước lạnh: Nước lạnh có thể khiến người ốm bị kích thích đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy, giảm lưu thông máu và giảm sức đề kháng, làm nặng thêm các triệu chứng sốt, viêm họng, ho có đờm,..
- Đồ uống đóng chai, đồ uống có gas: Các loại nước ngọt, soda, đồ uống có ga thường chứa rất nhiều đường có thể khiến người ốm mất nước và điện giải nặng hơn, tăng nguy cơ các bệnh lý béo phì, tiểu đường,…
- Đồ uống có cồn: Rượu, bia có thể gây mất nước và làm nặng thêm các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng, mệt mỏi,… Rượu, bia cũng dễ làm tăng tác dụng của nhiều loại thuốc điều trị gây nguy hiểm cho người bệnh.
- Đồ uống chứa caffein: Caffeine trong cà phê, trà xanh gây giảm tác dụng của một số thuốc điều trị và tăng thân nhiệt nên có thể khiến người ốm bị sốt cao và đau đầu hơn.
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, người ốm có thể bổ sung sản phẩm Nutricare Gold. Sản phẩm gồm 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp Axit Amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp Protein, tế bào miễn dịch, từ đó tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, cùng Omega 3,6,9 và hệ Antioxidant hỗ trợ tim mạch, phòng ngừa đột quỵ. Bên cạnh đó, Nutricare Gold còn giàu chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và Lactium cải thiện giấc ngủ ngon, đồng thời hàm lượng Canxi, Glucosamin, HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe. Bạn nên dùng 2 ly sữa Nutricare Gold mỗi ngày để cơ thể hồi phục hiệu quả hơn.
Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia Nutricare về chủ đề “Người ốm nên uống sinh tố gì?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để chọn và làm được những ly sinh tố thơm ngon giúp người ốm mau hồi phục.
Ngoài sinh tố, người ốm có thể bổ sung sữa dinh dưỡng Nutricare. Tăng cường 50% Canxi cùng hàm lượng lớn vitamin D3, Magie, Phospho, đạm HMB, chất béo không no MUFA&PUFA, Lactium,… giúp người ốm cải thiện sức khỏe toàn diện.
Có thể bạn quan tâm:
Người ốm ăn gì cho mập? 9+ thực phẩm hỗ trợ tăng cân an toàn, nhanh chóng |
Liên hệ tới số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khoẻ để được giải đáp ngay các thắc mắc về chủ đề dinh dưỡng cho người ốm bạn nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *