Người ốm sốt nên ăn cháo gì? 6+ Điều cần tránh cho người ốm khi ăn cháo

4.2/5 - (13 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Cháo dễ chế biến và dễ tiêu hoá, là dạng thức ăn thích hợp nhất để bổ sung năng lượng và cải thiện sức khỏe cho người ốm. Vậy người ốm sốt nên ăn cháo gì? Ăn cháo không đúng cách gây ra những tác hại nào? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nutricare nhé!

1. Không nên ăn cháo 3 bữa mỗi ngày

Cháo rất dễ ăn và bổ sung dinh dưỡng tốt cho người ốm, nhất là những người bị chán ăn, tiêu hoá kém. Tuy nhiên, nếu ăn cháo cả 3 bữa mỗi ngày trong thời gian dài có thể gây suy yếu hệ tiêu hoá và tổn thương dạ dày. Cụ thể:

  • Làm giảm hoạt động nhai và sự tiết nước bọt của miệng. Trong khi đó, một số Enzym trong nước bọt cũng có vai trò thúc đẩy tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất.
  • Làm giảm nhu động dạ dày và làm suy yếu chức năng tiêu hoá. Cháo có dạng bán lỏng nên sẽ đẩy nhanh tốc độ rỗng của dạ dày và làm giảm thời gian lưu trữ thức ăn của bộ phận này. Ngoài ra, các cơ quan tiêu hóa không phải hoạt động nhiều nên có thể bị suy giảm chức năng.

Các tác động trên do ăn cháo trong thời gian dài khiến người ốm không được cung cấp đủ dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và lâu hồi phục hơn. Vì vậy trước khi tìm hiểu người ốm sốt nên ăn cháo gì bạn nên biết người ốm chỉ nên ăn 1 bữa cháo mỗi ngày và ăn các bữa ăn khác như bình thường để bổ sung đủ các nhóm dưỡng chất và duy trì chức năng tiêu hoá.

Món cháo
Ăn cháo 3 bữa một ngày có thể làm hệ tiêu hoá bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm:

Người ốm thì nên ăn gì giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng

2. Không nên ăn cháo chưa được ninh nhừ

Nói đến “người ốm sốt nên ăn cháo gì”, nhiều người có sở thích ăn cháo không ninh nhừ, tuy nhiên cách ăn này lại tiềm ẩn nhiều tác hại về sức khỏe, đặc biệt là với người ốm sốt.

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hoá như đau dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản,… Cháo chưa ninh nhừ thường có nhiều nước làm loãng dịch vị, khiến thức ăn trong dạ dày chưa tiêu hoá đã vào ruột non. Hạt cháo còn cứng và thường không được nhai kỹ làm tăng gánh nặng cho dạ dày.
  • Giảm hấp thu dinh dưỡng từ cháo và gây nhanh no nên dễ dẫn đến thiếu chất, ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của người ốm.

Nhất là những người có vấn đề về tiêu hoá nên ăn các dạng cháo được ninh nhừ hoặc cháo bột. Độ đặc của cháo có thể được thay đổi sao cho phù hợp với sức khoẻ và khẩu vị của người ốm.

Cháo chưa ninh nhừ
Ăn cháo chưa ninh nhừ có thể gây thiếu chất và tăng nguy cơ các bệnh đường tiêu hoá

Có thể bạn quan tâm:

Cảm cúm ăn cháo gì? Top 7 món cháo ngon giải cảm và bồi bổ sức khỏe

3. Người ốm không nên ăn cháo nóng vừa bắc khỏi bếp

Nhiều người có quan niệm về việc “người ốm sốt nên ăn cháo gì” là ăn cháo nóng khi vừa bắc khỏi bếp là tốt nhất đối với người ốm, nhất là trong các trường hợp sốt hay cảm lạnh. Tuy nhiên, quan niệm này lại là sai lầm.

  • Ăn cháo quá nóng rất dễ gây bỏng miệng và niêm mạc thực quản.
  • Miệng và thực quản bị bỏng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn và làm giảm bổ sung năng lượng và dinh dưỡng, làm người ốm sốt lâu khoẻ. Tình trạng này kéo dài còn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.

Người ốm nên khuấy cháo cho bớt nóng và ăn trong lúc ấm (khoảng 50 – 65°C) để tránh bị bỏng và vẫn giữ được độ ngon của cháo.

Cháo gà nóng
Ăn cháo quá nóng gây bỏng miệng và thực quản

Có thể bạn quan tâm:

Người ốm có nên ăn mít không? Người bệnh nào cần kiêng mít tuyệt đối?

4. Ăn cháo kèm với dưa chua không tốt cho người ốm

Các món cháo cho người ốm sốt thường thanh đạm nên nhiều người có thói quen ăn cháo cùng với dưa chua để tăng hương vị. Tuy nhiên, người ốm sốt không nên ăn cháo kèm dưa muối chua bởi:

  • Lượng muối cao trong dưa chua có thể làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, tim mạch và bệnh thận.
  • Ăn dưa muối cũng dễ gây tăng tiết Axit dạ dày, tăng nguy cơ phát triển hội chứng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng và nhiều bệnh đường ruột khác.
  • Khi lên men dưa chua thường dễ sinh ra Nitrit trong quá trình lên men. Chất này vào cơ thể chuyển hoá thành Nitrosamine có thể gây ung thư.

Như vậy với quan điểm đúng về “người ốm sốt nên ăn cháo gì” thì nếu muốn ăn cháo kèm dưa chua, người ốm chỉ nên ăn dưa chua đã ngả màu vàng tươi, chua giòn do lượng Nitrit trong dưa lúc này đã giảm đi nhiều so với dưa muối xổi. Ngoài ra, trước khi ăn nên rửa dưa với nước sạch nhiều lần và vắt sạch để dưa giảm độ mặn và độ chua.

Cháo với dưa chua
Ăn cháo với dưa chua làm gia tăng tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản

Tìm hiểu thêm:

5. Không bổ sung dinh dưỡng vào cháo

người ốm sốt nên ăn cháo gì? – Khi đổ bệnh, nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cao hơn so với bình thường để đáp ứng với quá trình điều trị và hồi phục. Tuy nhiên, ở cháo trắng:

  • Chỉ chứa tinh bột và nước, hàm lượng dinh dưỡng thấp và gây nhanh no nên nếu chỉ ăn cháo không sẽ khiến người ốm thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Cháo thanh đạm nên có thể nhạt miệng đối với nhiều người và khiến họ càng chán ăn hơn, ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.

Khi lên thực đơn cho người ốm và đặt câu hỏi “người ốm sốt nên ăn cháo gì” thì các món cháo này nên bổ sung vào cháo các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, trứng, nấm, rau củ,… Một số loại gia vị như gừng, tía tô,… cũng nên được dùng để tăng hương vị và giải cảm.

Cháo trắng
Cháo trắng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của người ốm

6. Ăn cháo không phù hợp với thể trạng bệnh

Trả lời việc “người ốm sốt nên ăn cháo gì” thì mỗi người bệnh sẽ có tình trạng sức khoẻ và khẩu vị khác nhau, vì vậy sẽ phù hợp với những loại cháo khác nhau. Chọn lựa thực phẩm và loại cháo không hợp lý có thể khiến người ốm lâu khoẻ, thậm chí khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Người ốm gặp phải các tình trạng sau nên hạn chế ăn cháo:

  • Người dạ dày yếu: Cháo là dạng thực phẩm bán lỏng nên có thể làm gia tăng tình trạng ợ nóng và trào ngược dạ dày –  thực quản.
  • Người bệnh tiểu đường: Cháo có thành phần chính là tinh bột gạo nên có chỉ số đường huyết cao. Đồng thời, cháo dễ tiêu hoá nên được hấp thu nhanh, do đó có thể gây tăng đường huyết đột ngột ở người bệnh tiểu đường.

Để biết người ốm sốt nên ăn cháo gì thì dưới đây là bảng gợi ý các món cháo phù hợp trong từng thể trạng bệnh khác nhau:

Tên cháo Đối tượng phù hợp
Cháo trắng loãng Người tiêu hoá kém, người bệnh gan nặng
Cháo trứng gà tía tô Người bị cảm lạnh, sốt, ho, thở gấp, tức ngực
Cháo đậu xanh Người bị sốt virus, người già  bị nóng trong và táo bón
Cháo gà Người bị cảm sốt, ho có đờm, đầy bụng khó tiêu
Cháo gừng thịt băm Người bị đau bụng lạnh, nôn ói, tiêu chảy, cảm mạo phong hàn
Cháo hành Người bị cảm mạo phong hàn, đau đầu chóng mặt
Cháo lươn Người bị thiếu máu, gầy ốm, mới ốm dậy
Cháo cá hồi Người mới ốm dậy, người bệnh tim mạch
Cháo hàu Người bị suy nhược, thiếu máu, mới ốm dậy
Cháo nấm Người mới ốm dậy, người bị nóng trong, táo bón, người bệnh thận và cao huyết áp
Cháo cải bó xôi Người mới ốm dậy, người bị táo bón
Người nhà cần đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng phục hồi sức khỏe cho người ốm, bổ sung đa dạng các món ăn vào thực đơn hàng ngày.
Cháo
Người dạ dày kém và người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn cháo

Có thể thấy cháo là loại thực phẩm dinh dưỡng và sẽ đem lại nhiều công dụng sức khoẻ cho người ốm khi được ăn đúng cách. Hy vọng những chia sẻ trên đây của các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về chủ đề “người ốm sốt nên ăn cháo gì?” sẽ giúp bạn có những lựa chọn hợp lý khi lên thực đơn món cháo cho người ốm mau khoẻ.

Ngoài chế độ ăn uống khoa học, người ốm có thể bổ sung sản phẩm Nutricare Gold. Sản phẩm gồm 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp Axit Amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp Protein, tế bào miễn dịch, từ đó tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, cùng Omega 3,6,9 và hệ Antioxidant hỗ trợ tim mạch, phòng ngừa đột quỵ. Bên cạnh đó, Nutricare Gold còn giàu chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và Lactium cải thiện giấc ngủ ngon, đồng thời hàm lượng Canxi, Glucosamin, HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe. Bạn nên dùng 2 ly sữa Nutricare Gold mỗi ngày để cơ thể hồi phục hiệu quả hơn.

nutricare gold mới

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về các vấn đề dinh dưỡng cho người ốm, vui lòng liên hệ ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được tư vấn từ các chuyên gia y tế nhanh chóng và chi tiết nhất.

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4.2/5 - (13 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4.2/5 - (13 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment