Người ốm có nên uống nước cam không? TOP 4 tác dụng nổi bật
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Nước cam thơm ngon bổ dưỡng và có giá trị dinh dưỡng cao nên hay được dùng để cải thiện sức khỏe. Dù vậy, người ốm có nên uống nước cam không vẫn là trăn trở của không ít người? Các chuyên gia khuyên rằng, các đối tượng này nên uống nước cam để tận dụng nhiều lợi ích tuyệt vời.
1. Người ốm có nên uống nước cam không?
Có thể nói nước cam là một trong những thức uống tốt nhất cho hệ miễn dịch, giúp người ốm yếu, bệnh tật nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nước cam không chỉ giàu năng lượng và có hàm lượng Vitamin C cao mà còn chứa nhiều Vitamin và khoáng chất khác. Chẳng hạn, Vitamin nhóm B, Sắt, Magie, Canxi, Phospho, chất xơ,… rất cần thiết cho sự phục hồi của cơ thể.
Trong các trường hợp người ốm bị suy giảm nhiễm dịch, nhiễm vi khuẩn, virus,… các bác sĩ vẫn luôn khuyến khích nên uống nhiều nước cam để nâng cao khả năng đề kháng với các tác nhân gây bệnh.

Ngoài nước cam, người ốm có thể tìm hiểu “Người mới ốm dậy nên ăn quả gì?” để có thêm nhiều lựa chọn cho bản thân nhé!
2. TOP 4 lợi ích sức khỏe nổi bật của nước cam với người ốm
Nước cam có hương vị thơm ngon, dễ uống, giúp kích thích vị giác. Hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều hoạt chất có giá trị tăng cường sức khỏe giúp nước cam đem lại không ít lợi ích cho người ốm. Cụ thể:
2.1. Bổ sung nguồn dinh dưỡng phong phú cho ốm
Mọi người khi ốm thường hay bị chán ăn, dễ dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Thiếu chất sẽ làm sức khỏe ngày càng yếu ớt và tạo một vòng tuần hoàn khiến người ốm lâu hồi phục.
Để biết được người ốm có nên uống nước cam không thì cùng xem bảng thành phần dinh dưỡng phong phú và đa dạng trong 100g nước cam dưới đây:
Thành phần | Hàm lượng | Đơn vị đo lường |
Giá trị năng lượng | 48 | calo |
Vitamin C | 30 | mg |
Carotene | 104 | mcg |
Chất xơ | 0.3 | g |
Kali | 93 | mg |
Canxi | 26 | mg |
Magie | 9 | mg |
Natri | 4,5 | mg |
Photpho | 20 | mg |
Sắt | 0.32 | mg |
Crom | 7 | mg |
2.2. Tăng cường đề kháng sức khỏe cho người ốm
Khi ốm, cơ thể chúng ta thường yếu ớt, hệ miễn dịch bị suy giảm chức năng nên nếu không được củng cố đầy đủ rất dễ khiến cơ thể bị tấn công bới các tác nhân gây bệnh khác, gây ốm nặng và kéo dài hơn.
Nước cam được coi là một trong những thức uống dinh dưỡng hàng đầu cho người ốm nhờ tác dụng tăng cường sức đề kháng hiệu quả:
- Lượng Vitamin C dồi dào trong nước cam thúc đẩy sản xuất các tế bào bạch cầu và bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Ngoài ra chất này còn hỗ trợ hấp thu Sắt, phát triển mạch máu và các mô liên kết, giúp nhanh lành vết thương và củng cố sức khỏe toàn diện.
- Vitamin A, Đồng, Folate và các chất dinh dưỡng khác hỗ trợ và điều hoà các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả nhất.
- Thiamine (Vitamin B1) có trong nước cam cũng có hiệu quả cao trong việc tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ thúc đẩy hấp thu các dưỡng chất thiết yếu.

2.3. Giảm viêm và giải độc cho cơ thể
Các chất chống oxy hóa mạnh trong cam như Flavonoid, Carotenoid và Vitamin C giúp:
- Chống viêm, ngăn chặn ảnh hưởng của các gốc tự do.
- Giúp thanh lọc, giải độc cơ thể và tăng cường chức năng thận.
Chính vì thế, uống nước cam đều đặn khi ốm sẽ giúp cơ thể thải độc nhanh hơn. Đồng thời, giúp hạ sốt, giảm các triệu chứng sưng đau do viêm và nhanh chóng hồi phục.

2.4. Tăng cường thể lực cho người ốm
Người ốm thường dễ thiếu năng lượng do chán ăn, mất nước và điện giải do sốt cao, nôn, tiêu chảy,… Nước cam với lượng đường lớn cùng nhiều khoáng chất như Natri, Kali, Canxi, Magie,… có tác dụng giải khát và bù năng lượng và điện giải ngay lập tức, giúp người ốm bồi bổ thể lực và nhanh cải thiện sức khỏe hơn.

Có thể bạn quan tâm:
- Ăn sầu riêng khi ốm có tốt không? Nên ăn như thế nào cho đúng?
- Người mới ốm dậy nên và không nên ăn gì để phục hồi sức khỏe
3. Hướng dẫn dùng cam đúng cách cho người ốm
Liều lượng:
Người ốm có nên uống nước cam không thì thực tế các chuyên gia khuyến cáo, người bình thường nói chung và người ốm nói riêng không nên ăn hoặc uống nước cam quá nhiều. Cam rất giàu Axit, đường có thể bào mòn, gây sâu răng cũng như không tốt cho dạ dày, thận.
- Người lớn bị ốm nên uống tối đa 200ml nước cam/ngày (tương đương 3 quả cam).
- Phụ nữ mang thai khi ốm có nhu cầu Vitamin C cao hơn có thể uống 250ml nước cam trong ngày.
- Trẻ em bị ốm chỉ nên uống khoảng 80 – 100ml nước cam mỗi ngày.
Thời điểm uống: Buổi sáng là thời điểm cơ thể hấp thu tốt nhất Canxi và các Vitamin trong quả cam.
Lưu ý khi uống nước cam:
- Không nên uống khi đói: Nước cam chứa nhiều Axit nên dễ kết hợp với Axit dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày và kích phát các cơn đau dạ dày. Người ốm nên ăn nhẹ trước khi uống nước cam để tránh tình trạng này.
- Không nên uống trước và sau khi uống sữa: Các thành phần Axit trong cam có thể phản ứng với Protein trong sữa gây chướng bụng, đau bụng và tiêu chảy. Tốt nhất nên uống nước cam cách thời gian uống sữa ít nhất 1h.
- Không nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ: Công dụng sinh tân dịch và lợi tiểu gây tiểu đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Vitamin C cũng làm tăng tỉnh táo khiến người ốm khó đi vào giấc ngủ hơn. Bạn có thể uống trước khi ngủ 1 – 2 tiếng.
- Không nên ép kết hợp nước cam và củ cải. Bởi chúng làm ức chế hoạt động tuyến giáp, có thể gây bệnh bướu cổ.
- Không sử dụng quá nhiều đường khi pha chế nước cam: Bổ sung quá nhiều đường có thể làm giảm khả năng miễn dịch của bạch cầu và gây tăng các triệu chứng viêm, khiến người ốm lâu khỏi.
- Nên mua cam có nguồn gốc địa chỉ rõ ràng, cam tươi, sạch không chứa hóa chất độc hại để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người ốm một cách tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:
Người ốm có nên uống nước dừa? |
4. Những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng nước cam
Tuy nước cam có nhiều công dụng cho việc phục hồi sức khỏe, một số người ốm có các tình trạng sau nên hạn chế uống nước cam:
- Người cảm cúm có viêm họng: Nước cam chứa nhiều thành phần Axit dễ gây đau, rát họng và khiến tình trạng viêm họng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người ốm mắc kèm ý viêm loét dạ dày tá tràng: Vitamin C và Axit Citric trong nước cam có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết Axit dịch vị. Điều này làm chứng ợ nóng, viêm loét thêm trầm trọng.
- Người ốm có mắc kèm bệnh lý đái tháo đường: Nước ép cam chứa nhiều đường, lượng Calo khá lớn nhưng lại ít chất xơ hơn cam tươi gây tăng đường huyết, tăng cân.
- Người ốm do mới phẫu thuật: Axit Citric trong nước cam có thể tạo phức với ion Ca++ trong cơ thể gây ức chế quá trình tạo Prothrombinase, Thrombin và làm máu khó đông. Vì vậy, nước cam có thể khiến các vết mổ lâu lành, đặc biệt các vết mổ đường tiêu hoá có nguy cơ bị viêm loét nặng và xuất huyết tại vết mổ.
- Người ốm bị bệnh thận: Uống nhiều nước cam có thể dẫn đến tiêu thụ quá nhiều Vitamin C và tăng Acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể. Sỏi tiết niệu và sỏi thận ở người bệnh suy giảm chức năng thận rất dễ hình thành.

Có thể bạn quan tâm:
Người ốm ăn gì cho mập? |
5. Giải đáp thắc mắc khi uống nước cam
Câu hỏi 1 – Sốt có nên uống nước cam?
Trả lời: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích những người bị sốt nên uống nước cam để mau khỏi. Nước cam có tác dụng tăng cường miễn dịch và chống lại các tác nhân gây sốt, điều hoà thân nhiệt, bổ sung nước và điện giải giúp hạ sốt nhanh và an toàn.
Câu hỏi 2 – Có nên pha thuốc hạ sốt với nước cam?
Trả lời: Không nên pha thuốc hạ sốt với nước cam. Nước cam chứa nhiều Axit nên có thể khiến thuốc hạ thuốc bị phân huỷ hoặc bị giảm hấp thu vào cơ thể, gây mất tác dụng hạ sốt và có thể tạo các chất không tốt cho sức khỏe.
Câu hỏi 3 – Uống thuốc xong có được uống nước cam không?
Trả lời: Không nên uống nước cam gần với thời điểm uống thuốc. Các dưỡng chất trong nước cam như Axit Citric, Vitamin C, Canxi, Magie,… có thể ảnh hưởng đến thuốc theo nhiều cơ chế. Chẳng hạn, chúng sẽ tạo tạo phức giảm hấp thu, tạo môi trường phân huỷ, giảm hấp thu thuốc, giảm bài tiết gây tăng tác dụng phụ,…
Thuốc điều trị bị giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị, khiến người ốm lâu hồi phục và suy giảm sức khỏe. Chỉ uống nước cam sau khi uống thuốc ít nhất 4 giờ.

Nước cam với thành phần dinh dưỡng đa dạng giúp hỗ trợ người ốm phục hồi sức khỏe hiệu quả khi được sử dụng đúng cách. Hy vọng thông qua những chia sẻ về chủ đề “Người ốm có nên uống nước cam không?”, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức để xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học và hợp lý cho người ốm mau khỏi.
Có thể bạn quan tâm:
Người ốm sốt nên ăn gì? |
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về chủ đề trên, bạn hãy gọi ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *