Top 11 món ăn cho người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Những món ăn cho người bệnh tiểu đường góp phần quan trọng trong chế độ ăn uống khoa học, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Vậy người bệnh nên ăn các nhóm thực phẩm nào và thực đơn ra sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời nhé!
1. Top 7 món ăn ngon cho người bệnh tiểu đường
Dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý tới bạn 7+ món ăn dinh dưỡng nên bổ sung trong thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường. Những món ăn này đều là những món ăn ngon và rất lành tính, góp phần quan trọng vào quá trình cải thiện sức khỏe.
1.1. Canh cải nấu thịt
Công dụng:
Với người bình thường, sử dụng cải bó xôi thường xuyên sẽ giúp giảm tới 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Còn đối với bệnh tiểu đường, cải bó xôi giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường có trong máu. Kết hợp với protein có trong thịt lợn, cung cấp dinh dưỡng và năng lượng tới người bệnh.
Canh cải nấu thịt là một món ăn dinh dưỡng mà người bệnh tiểu đường nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
Nguyên liệu:
- 500g rau cải
- 150g thịt heo xay
- 2 củ hành tím băm nhỏ
- Các gia vị khác.
Cách chế biến:
- Rau cải rửa sạch và cắt khúc vừa ăn, ướp thịt với ½ thìa cafe nước mắm trong khoảng 5 – 10 phút.
- Cho dầu và phi thơm hành tím. Sau khi hành đã vàng, cho thịt vào đảo đều trong khoảng 1 – 2 phút và đổ khoảng 1 lít nước.
- Đợi nước sôi đều và cho rau cải vào, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Lưu ý: bạn chỉ cho rau cải vào khi nước đã sôi đều và tắt bếp sau 2 – 3 phút sau khi cho rau cải vào, tránh để lửa lâu gây nhũn rau và mất các chất dinh dưỡng vốn có trong rau.
1.2. Bông cải xanh xào tỏi
Công dụng:
- Trong bông cải xanh có chứa hoạt chất sulforaphane giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết ở những người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc tiêu thụ bông cải xanh giúp giảm mức insulin ở những người bệnh type 2 có thừa cân và bảo vệ tế bào chống lại tổn thương do biến chứng bệnh tiểu đường gây ra[1].
- Tỏi có chứa hàm lượng calo thấp, giúp làm giảm lượng đường huyết, giảm viêm và hạ cholesterol xấu ở những người bệnh tiểu đường.
Bông cải xanh xào tỏi cũng là một món ăn cho người bệnh tiểu đường và là món thuộc nhóm rau củ, cung cấp hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào tới người bệnh tiểu đường.
Nguyên liệu:
- 200g bông cải xanh
- 3 tép tỏi băm nhỏ
- 2 muỗng dầu ăn
- Gia vị khác.
Cách chế biến:
- Rửa sạch bông cải xanh, tách thành những nhánh nhỏ và cắt khúc vừa ăn.
- Cho bông cải xanh vào nước sôi trần xơ trong vòng 1 – 2 phút rồi vớt ra.
- Sau đó, phi thơm tỏi băm nhỏ với 2 muỗng dầu ăn và cho bông cải xanh vào xào cùng.
- Đảo đều tay trong khoảng 2 phút và nêm nếm gia vị vừa ăn.
Lưu ý: chỉ trần sơ qua bông cải xanh, tránh luộc kĩ làm mất chất dinh dưỡng có trong rau.
1.3. Khổ qua xào trứng
Công dụng:
- Khổ qua được xem là một vị thuốc dân gian và có nhiều công dụng tuyệt vời đối với bệnh nhân tiểu đường. Trong khổ qua, có chứa hoạt chất lectin giúp giảm nồng độ đường có trong máu, từ đó giảm sự thèm ăn và giảm số lượng các bữa ăn.
- Trứng có chứa rất ít carbohydrate, một quả trứng chỉ chứa khoảng 1/2g carbohydrate và bản thân nó không có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.
Sự kết hợp giữa khổ qua và trứng đã tạo nên một món ăn cho người bệnh tiểu đường nên bổ sung vào khẩu phần ăn trong tuần.
Nguyên liệu:
- 2 trái khổ qua
- 2 quả trứng gà
- Hành lá
- Gia vị.
Cách chế biến:
- Bạn rửa sạch khổ qua, dùng dao bổ dọc và bỏ hết phần ruột và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho khổ qua vừa được thái nhỏ vào ngâm trong chậu nước lạnh, điều này sẽ giúp loại khử bớt vị đắng của khổ qua.
- Đập 2 quả trứng gà vào bát nhỏ và cho thêm ½ thìa cafe hạt nêm, dùng đũa đánh đều. Sau đó, phi thơm hành tím và cho khổ qua vào đảo đều trong 2 phút, và cho trứng đã chuẩn bị vào xào cùng.
- Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn và rắc thêm một chút hành lá trang trí.
1.4. Cháo đậu đỏ
Cháo đậu đỏ là một món ăn nhẹ nhàng vào bữa sáng cho người tiểu đường, ngoài ra nó còn giàu dinh dưỡng và dễ làm. Sau đây là những công dụng và cách làm tin chi tiết của món ăn này.
Công dụng:
- Đậu đỏ chứa nhiều chất xơ và protein giúp người bệnh no lâu. Đậu đỏ cũng là một nguồn cung cấp carbohydrate phức hợp, khiến cơ thể tiêu hóa chậm hơn, giúp người bệnh kiểm soát được lượng đường trong máu dễ dàng.
- Cháo đậu đỏ được xếp vào vị trí dễ ăn và cũng rất ngon trong danh sách các món ăn cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, bổ sung đậu đỏ giúp loại bỏ các chất cặn bã, chất độc ở thành ruột và các chất béo có hại cho sức khỏe.
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách nấu cháo đậu đỏ cốt dừa đơn giản tại nhà.
Nguyên liệu:
- ½ bát gạo tẻ
- 150g đậu đỏ
- 150g dừa nạo
- 5 lá dứa.
Cách chế biến:
- Gạo và đậu đỏ rửa sạch và ngâm nước để mềm và dễ nấu, trong đó, gạo ngâm khoảng 1 tiếng và đậu đỏ ngâm khoảng 30 phút.
- Trong thời gian chờ, bạn cho dừa nạo cùng 1 bát nước ấm vào bao vải nhỏ và vắt lấy nước cốt. Sau khi đậu đã ngâm mềm, vớt đậu ra và cho vào nồi ninh mềm cùng 1 lít nước.
- Cho gạo và lá dứa vào nồi và nấu cùng. Khi gạo đã nở thì vớt lá dứa ra và cho nước cốt dừa vào. Đun đến khi nồi cháo sôi đều, tắt bếp và nêm gia vị vừa ăn.
1.5. Rau mồng tơi nấu cua
Công dụng:
Rau mồng tơi nấu cua là một trong các món ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường giải nhiệt mùa hè vừa ngon miệng, vừa dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường.
- Chất nhầy trong rau mồng tơi có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa của tinh bột, giúp quá trình tăng glucose trong máu diễn ra chậm hơn, tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột và gây ra biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
- Khi kết hợp với cua, canh rau mồng tơi sẽ có tác dụng kích thích sự sản sinh insulin, giúp quá trình điều tiết glucose được ổn định hơn. Ngoài ra, cua còn giúp bổ sung chất béo omega 3 góp phần ngăn chặn sự tích tụ của cholesterol xấu, ổn định đường huyết và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Nguyên liệu:
- 200g cua đồng
- 1 bó rau mồng tơi
- hành tím băm nhỏ
- Gia vị.
Cách chế biến:
- Rửa sạch cua, tách mai cua và lấy gạch ra cho vào bát. Cho phần thân cua vào cối cùng 1 chút muối và giã Sau đó, lọc bỏ phần bã và giữ lại phần nước. Rau mồng tơi rửa sạch và thái nhỏ.
- Cho dầu ăn vào chảo và phi thơm hành tím. Sau đó, cho gạch cua vào đảo đều trong vòng 2 – 3 phút.
- Cho nước lọc cua vào nồi và đun sôi. Khi nước gần sôi, cho lửa nhỏ để tránh trào phần thịt cua ra ngoài. Khi canh cua bắt đầu sôi, cho phần gạch cua và rau mồng tơi vào và đun sôi trở lại. Cuối cùng, tắt bếp và nếm gia vị vừa ăn.
1.6. Canh cải xoong tôm
Công dụng:
- Tôm có giá trị dinh dưỡng cao, có chứa nhiều acid amin, canxi, natri rất tốt cho sức khỏe. Người bệnh tiểu đường có thể yên tâm sử dụng tôm mà không gây lo tăng lượng đường trong máu do hàm lượng lớn protein có trong tôm.
- Hoạt chất chống oxy hóa quercetin có trong rau cải xoong giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, ngăn chặn quá trình chuyển hóa đường glucose thành fructose và sorbitol và tránh các biến nguy hiểm của bệnh tiểu đường như tổn thương các tế bào thần kinh, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể… Vì thế, canh cải xoong nấu tôm không thể thiếu trong các món ăn dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Nguyên liệu:
- 200g tôm tươi
- 300g cải xoong
- 2 củ hành tím băm nhỏ
- ½ muỗng dầu ăn
- Gia vị.
Cách chế biến:
- Cải xoong rửa sạch và cắt khúc vừa ăn, tôm lột vỏ, bỏ chỉ trên lưng và rửa sạch.
- Ướp tôm cùng với hành tím, hạt nêm và muối trong khoảng 20 phút.
- Sau khi tôm đã ngấm gia vị, cho tôm lên bếp và xào khoảng 2 phút. Tiếp theo, cho thêm 1 lít nước vào nồi và đun với lửa lớn.
- Sau khi nước đã sôi, bạn cho rau cải xoong vào và đun thêm 1 – 2 phút nữa, tắt bếp và nêm gia vị vừa ăn.
1.7. Canh măng chua cá hồi
Công dụng:
- Cá hồi là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường. Cá hồi cung cấp chất béo lành mạnh omega 3, bổ sung protein, làm tăng cảm giác no và tăng cường trao đổi chất, giúp người bệnh tiểu đường giảm bớt số lượng bữa ăn.
- Măng có chứa ít đường và giàu chất xơ, giúp giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, măng còn cung cấp rất nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, B giúp tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.
Nguyên liệu:
- 150g đầu cá hồi
- 100g măng chua
- 2 quả cà chua
- Gia vị: ớt, hành tím, gừng và các gia vị khác
Cách chế biến:
- Rửa sạch măng chua, cà chua, rau và cắt lát vừa ăn.
- Đầu cá hồi làm sạch và ngâm trong hỗn hợp nước muối pha loãng và gừng trong vòng 10 phút để khử sạch mùi tanh. Sau đó, ướp đầu cá với hạt nêm, muối, bột ngọt, hành tím cắt lát trong khoảng 15 phút.
- Cho 1 chút dầu ăn vào nồi và xào cà chua, khi cà chua chín cho khoảng 1 lít nước và bật lửa lớn. Khi nước sôi, cho đầu cá hồi đã ướp vào và đun nhỏ trong 5 phút, tiếp tục cho thêm măng vào đun sôi.
- Tắt bếp và nêm gia vị vừa ăn.
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là gì? Sử dụng ra sao?
2. Top 4 món ăn nhẹ dành cho bệnh nhân tiểu đường
Ngoài những món ăn trong bữa chính, những món ăn nhẹ cho những bữa ăn giữa buổi cũng có thể được thêm vào khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường. Sau đây là một số món ăn nhẹ thích hợp dành cho người tiểu đường.
2.1.Trứng luộc
Đây là món ăn cho người bệnh tiểu đường hợp lý cho bữa phụ, bởi:
- Trứng chứa ít carbs và calo: Trong 1 quả trứng chỉ có 0,35g carbohydrate và 72 calo nên trứng không làm tăng đường huyết sau ăn
- Một quả trứng luộc chín cung cấp 6g protein tốt cho người bệnh tiểu đường.
Liều lượng: ăn 3 tuần/ lần và mỗi lần ăn 1 quả/ ngày
2.2. Sữa chua không đường với quả mọng
Công dụng:
- Sữa chua có chỉ số đường huyết GI thấp (dưới 55) đồng thời là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và lành mạnh do ít chất béo và cholesterol.
- Ngoài ra, quả mọng là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Lấy ví dụ, một khẩu phần 1 cốc (khoảng 148g) quả việt quất cung cấp 4g chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và ổn định lượng đường trong máu sau khi ăn.
Liều lượng: 1 – 2 hộp/ngày.
2.3. Ngũ cốc nguyên hạt
Công dụng:
- Ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết GI thấp hơn so với carbs tinh chế và ít làm ảnh hưởng tới lượng đường huyết, giữ hàm lượng đường trong máu của người bệnh ở mức ổn định.
- chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt là một carbs lành mạnh, nó không bị phân hủy thành đường glucose và không cung cấp thêm calo cho người tiểu đường
Liều lượng: 59,1g ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày
2.4. Salad cá ngừ
Công dụng:
- Trong một phần ăn khoảng 84g cá ngừ không cung cấp carbs nhưng lại chứa tới 22g protein nên rất phù hợp cho người bệnh tiểu đường
- Cá ngừ rất giàu axit béo omega-3 nên có khả năng giảm viêm và cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.
3. Thực đơn mẫu cho người bị tiểu đường
Với mỗi người bệnh tiểu đường sẽ có các chỉ số đường huyết và các bệnh lý nền khác nhau. Do đó, người bệnh nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra cho mình được chế độ dinh dưỡng khoa học với những món ăn cho người bệnh tiểu đường ngon và bổ dưỡng. giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Tham khảo qua sự tư vấn của bác sĩ Trần Thị Minh Nguyệt, chúng tôi đã thiết kế thực đơn ăn kiêng dành riêng cho người bệnh tiểu đường như sau[2]:
Thực đơn mẫu dành cho người bệnh tiểu đường | ||||
Bữa sáng
(6h30 – 7h30) Bữa phụ sáng (9h) |
Bữa trưa
(11h – 11h30) Bữa phụ trưa (14h – 14h30) |
Bữa chiều
(17h – 17h30) |
Bữa tối
(20h – 20h30) |
|
Thứ 2 | – Một tô phở gà vừa phải (70g bánh phở, 30g thịt gà, 30g giá đỗ).
– Hai múi bưởi đỏ. – Bữa phụ: 1 ly sữa Glucare Gold |
– Một bát cơm.
– Canh bí đỏ thịt nạc (80g bí đỏ, 5g thịt nạc) – Chả trứng (27g thịt nạc, 1/2 quả trứng, nấm mèo, bún tàu…) – Salad dưa leo, cà chua – 1 miếng dưa hấu (150g). – Bữa phụ: Một cái bánh flan nhỏ |
– Một bát cơm
– Canh cải xoong nấu tôm ( 10g tôm, 50g cải xoong) – Thịt kho sốt cà chua đậu hũ (đậu hũ 50g, thịt 25g, nấm mèo 5g, cà chua 3 quả). – Dưa cải (100g dưa) – 3 trái táo ta nhỏ. |
– 1 ly sữa Glucare Gold |
Thứ 3 | – Một đĩa há cảo gồm 6 cái vừa.
– Một trái quýt – Bữa phụ: 1 ly sữa Glucare Gold |
– Một bát cơm
– Canh măng chua cá hồi (20g cá, 50g măng, 2,5g dầu thực vật) – Thịt kho trứng (40g thịt đùi, 1 quả trứng nhỏ) – 100g rau muống luộc – 1/2 quả lê – Món phụ: 1 bánh flan nhỏ |
– Một bát cơm nhỏ
– Canh cải xoong tôm (10g tôm, 50g cải xoong) – Thịt kho sốt cà chua đậu hũ ( đậu hũ 50g, thịt 25g, nấm mèo 5g, cà chua 3 quả.) – Dưa cải (100g dưa) – 3 trái táo ta nhỏ |
– 1 ly sữa Glucare Gold |
Thứ 4 | – 1 tô bánh canh thịt heo: (70g bánh canh, 25g thịt heo, hành ngò)
– 50g nho – Bữa phụ: 1 ly sữa Glucare Gold |
– Một bát cơm
– Canh bầu tôm (10g tôm, 50g bầu). – Xíu mại ( 60g thịt, 35g củ sắn) – Salad rau càng cua trộn dầu dấm – 1 quả hồng xiêm – Món phụ: 2 cái bánh bích quy |
– Một bát cơm
– Canh cải xanh thịt nạc (10g thịt nạc, 100g cải xanh) – Gà nấu nấm ( thịt gà bỏ da, 50g nấm rơm, 100g cà chua, 3g dầu thực vật) – 1 miếng thanh long (100g). |
– 1 ly sữa Glucare Gold |
Thư 5 | – Một cái bánh mì nhỏ ăn kèm trứng rán ( 1 quả trứng)
– 50g mãng cầu xiêm – Bữa phụ: 1 ly sữa Glucare Gold |
– 1 tô bún mọc vừa (90g bún, 30g thịt sườn heo, 10g mọc viên, rau giá, bắp chuối,…)
– 1 cái bánh su kem nhỏ – Món phụ: ½ trái bắp luộc |
– Một bát cơm
– Canh bắp cải thịt nạc (10g thịt heo, 50g bắp cải) – Cá hú kho thơm (50g dứa, 45g cá hú) – 100g rau lang luộc – 4 quả chôm chôm |
– 1 ly sữa Glucare Gold |
Thứ 6 | – 1 tô nhỏ hoành thánh (16g hoành thánh, 13g thịt nạc, rau giá)
– ½ quả vú sữa – Bữa phụ: 1 ly sữa Glucare Gold |
– Một bát cơm
– Canh cua mồng tơi, rau dền (50g cua đồng, 50g mồng tơi, rau dền) – Tôm kho củ hành (50g tôm, 30g củ hành, 6g dầu thực vật) – 2 quả hồng vừa – Món phụ: 1 hộp sữa chua không đường |
– Một bát cơm
– 1 canh bí đao thịt nạc (50g bí đao, 5g thịt nạc) – Khổ qua xào trứng ( 70g khổ qua, nửa quả trứng, 2,5 g dầu thực vật) – ½ quả táo |
– 1 ly sữa Glucare Gold |
Thứ 7 | – Một đĩa bánh cuốn vừa ( 26g bột gạo, 26g thịt nạc, 20g chả, dưa leo, hành phi, nước mắm)
– 60g dứa – Bữa phụ: 1 ly sữa Glucare Gold |
– 1 tô vừa hủ tíu bò kho (50g hủ tíu, 80g thịt bò, rau giá,…)
– 150g dưa hấu – Món phụ: – 1 chiếc bánh flan nhỏ |
– Một bát cơm
– Canh đậu hũ hẹ thịt (20g thịt nạc, 20g đậu hũ, 30g hẹ) – Mực dồn thịt sốt cà chua (50g mực, 30g thịt, 5g dầu thực vật) – Bông cải xào tỏi (100g bông cải, 5g dầu thực vật) – ½ quả ổi |
– 1 ly sữa Glucare Gold |
Chủ nhật | – Một bát cháo đậu đỏ (10g gạo, 14g đậu đỏ, 12g dừa, 2g đường)
– ½ quả cam – Bữa phụ: 1 ly sữa Glucare Gold |
– 1 tô vừa hủ tíu bò kho (50g hủ tíu, 80g thịt bò, rau giá,…)
– 150g dưa hấu – Món phụ: 100g dưa lê |
– Một bát cơm
– Canh khổ qua hầm (100g khổ qua, 50g thịt nạc) – Cá chép chưng tương (100g cá chép nạc, 3g tương hột, nấm mèo, bún tàu…) – Một miếng thanh long 100g |
– 1 ly sữa Glucare Gold |
Tìm hiểu thêm thông tin về chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh tiểu đường để xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, kiểm soát tốt lượng đường huyết và sớm đạt được mục tiêu điều trị.
Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm có chứa chỉ số đường huyết thấp, người bệnh tiểu đường cần sử dụng thêm sữa công thức chuyên biệt (cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không làm tăng lượng đường huyết) trong khẩu phần ăn hàng ngày. Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Glucare Gold là sản phẩm hỗ trợ điều bị người bệnh rối loạn dung nạp Glucose, đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cả tiểu đường thai kỳ.
Glucare Gold chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa cùng Lactium giúp cải thiện giấc ngủ ngon.
Với 2 ly sữa Glucare Gold mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và ổn định đường huyết.
Hy vọng thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết món ăn cho người bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nhóm thực phẩm tốt và các món ăn dinh dưỡng cần bổ sung trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, chúng tôi có sản phẩm bổ sung dưỡng chất rất tốt cho người tiểu đường là sữa Glucare Gold, đây là một trong những sản phẩm tốt nhất giúp người tiểu đường có thể bổ sung những dưỡng chất còn thiếu bên cạnh những bữa ăn tại nhà. Ghé thăm trang thông tin của sản phẩm sữa Glucare Gold để nhận thêm thông tin chi tiết bạn nhé!
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *