9 sai lầm phổ biến khi lên thực đơn cho người bệnh tiểu đường loại 2
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Người tiểu đường cần tuân thủ theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt để kiểm soát đường huyết ổn định. Tuy nhiên có nhiều quan điểm sai lầm khi lên thực đơn cho người bệnh tiểu đường loại 2 gây nguy hiểm cho sức khỏe và thiếu vi chất cần thiết. Bài viết sẽ đưa ra 9 sai lầm phổ biến để giúp bạn lên thực đơn tốt nhất.
1. 9 Sai lầm cần tránh trong cách ăn uống của người tiểu đường loại 2
Một số quan điểm sai lầm cần tránh khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường:
1.1. Kiêng hoàn toàn đồ ngọt
Đồ ngọt chứa nhiều đường có thể làm nồng độ đường trong máu tăng nhanh chóng. Người tiểu đường loại 2 không nhất thiết cần kiêng hoàn toàn đồ ngọt, tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn thực phẩm với liều lượng phù hợp.
Đường là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho hoạt động của cơ thể. Không chỉ vậy, bác sĩ còn khuyên rằng người tiểu đường nên ăn một chút đồ ngọt khi có dấu hiệu hạ đường huyết để cân bằng ổn định đường huyết.
Các thức ăn hàng ngày như nước sốt cà chua, mật ong, ngô, trái cây,… đều đã chứa đường. Vì vậy, bạn cần tính toán lượng đường trong các món ăn này để tính toán lượng đường có thể bổ sung. Theo khuyến cáo, lượng đường tối đa cho người lớn mắc tiểu đường loại 2 là 30gr/ngày.
1.2. Kiêng hoàn toàn thực phẩm có đường huyết cao
Người tiểu đường loại 2 không kiêng hoàn toàn mà chỉ nên hạn chế nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI>70). Tuy nhiên khi xây dựng thực đơn, bạn không nên chỉ đánh giá riêng về chỉ số GI mà cũng cần quan tâm đến chỉ số tải đường huyết (GL).
Ví dụ, cùng chỉ số GI là 72, nhưng dưa hấu có GL là 5, bánh quy có GL là khoảng 55 do đó việc lựa chọn một lượng phù hợp dưa hấu cho người bệnh vẫn tốt hơn bánh quy. Người bệnh có thể bổ sung sau bữa ăn chính 1 – 2 giờ với lượng nhỏ khoảng 200g/lần và không quá 500g/ngày.
Một số thực phẩm như dưa hấu, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, lòng đỏ trứng, cá ba sa,… đều là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể.
1.3. Kiêng ăn hoa quả
Người tiểu đường vẫn có thể ăn một lượng hoa quả thích hợp. Hầu hết các loại hoa quả thường có chỉ số GI thấp đến trung bình. Không chỉ vậy, các vi khoáng chất, chất xơ cùng nhiều chất thiết yếu có nhiều trong hoa quả.
Một ngày người tiểu đường loại 2 có thể ăn khẩu phần hoa quả chứa khoảng 15g Carbohydrate là hợp lý.
1.4. Sữa chua có thể phòng, chống bệnh
Sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp, sữa chua thuần chay,… có chỉ số GI thấp. Đồng thời, sữa chua rất giàu dinh dưỡng bao gồm: Protein, Canxi, Photpho, Vitamin B12,… cùng Probiotics giúp tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra công dụng phòng ngừa và điều trị hoàn toàn căn bệnh này.
Vì vậy, người tiểu đường có thể bổ sung loại sữa chua phù hợp trong khẩu phần ăn hàng ngày. Liều lượng phù hợp cho người tiểu đường là khẩu phần sữa chua chứa không quá 15g Carbohydrate.
1.5. Chất tạo ngọt sẽ gây biến chứng nguy hiểm
Hiện nay có nhiều chất tạo ngọt không chứa Calo, không làm tăng đường huyết như Sodium cyclamate, Aspartame,… Do không làm tăng lượng đường trong máu sau khi ăn nên những chất tạo ngọt này là một lựa chọn không tồi khi người bệnh tiểu đường muốn ăn đồ ngọt.
Theo FDA, lượng chất tạo ngọt có thể sử dụng cho người tiểu đường trong 1 ngày là khoảng 50mg/kg cân nặng.
1.6. Ăn các loại thực phẩm không đường
Thực phẩm “không đường” có nghĩa là lượng đường trong 100g hoặc 100ml thực phẩm không quá 0.5g. Tuy nhiên, lượng Calo hoặc tinh bột trong các thực phẩm này vẫn có thể có hàm lượng cao. Vì vậy khi ăn nhiều thực phẩm “không đường” vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu người bệnh nhanh chóng.
Người tiểu đường không nên ăn quá nhiều thực phẩm không đường. Đồng thời, hàm lượng calo, chất béo và lượng ăn mỗi lần cần được chú ý.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 13+ Loại rau giúp ổn định đường huyết
- Những loại rau người tiểu đường không nên ăn và nên ăn
1.7. Chỉ ăn rau xanh, không bổ sung thịt
Nhiều người bệnh tiểu đường lo ngại thịt chứa nhiều chất béo không tốt cho tim mạch và huyết áp. Thực tế, thịt cung cấp nhiều chất đạm cùng các dưỡng chất khác cho cơ thể. Nếu không bổ sung thịt, người bệnh có thể thiếu chất đạm, giảm sức đề kháng,…
Do đó chế độ chỉ ăn rau không bổ sung thịt có thể gây thiếu hụt chất dinh dưỡng, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm ở người tiểu đường. Mỗi ngày người tiểu đường nên bổ sung Protein không quá 1g/kg cân nặng.
1.8. Ăn ít hoặc bỏ bữa chính
Người mắc bệnh tiểu đường bị giảm khả năng điều hòa nồng độ Glucose trong cơ thể. Vì vậy nếu bỏ bữa chính hay ăn ít có thể gây ra hậu quả tụt đường huyết.
Do đó khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường, bạn cần chú ý đến lượng thức ăn phù hợp mỗi bữa, nên chia nhỏ bữa ăn và không nên bỏ bữa. Hãy đọc hết bài viết để nắm được chi tiết cách lập kế hoạch bữa ăn khoa học cho người tiểu đường bạn nhé!
1.9. Uống thuốc tiểu đường là có thể ăn tùy thích
Điều trị bệnh tiểu đường loại 2 có sự đóng góp lớn của chế độ ăn uống và chế độ luyện tập đúng cách. Nếu người bệnh lạm dụng thuốc và ăn uống không kiểm soát có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng nguy cơ gặp biến chứng bệnh.
Vì vậy người bệnh cần uống thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với thực hiện chế độ ăn uống phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường
2. Nguyên tắc lên thực đơn cho người bệnh tiểu đường loại 2
Vậy để xây dựng được thực đơn ăn uống cho người tiểu đường loại 2, bạn cần nắm rõ các nguyên tắc sau:
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong mỗi khẩu phần bao gồm: chất bột đường (50 – 60%), Protein (15 – 20%), Lipid (20 – 30%), Chất xơ 20 – 35g/ngày.
- Nạp đủ năng lượng hàng ngày theo cân nặng và chiều cao nhằm duy trì năng lượng hoạt động và ổn định đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
- Phân chia năng lượng cho các bữa ăn trong ngày. Tỷ lệ năng lượng cho mỗi bữa ăn: Ăn sáng (20%), phụ sáng (10%), ăn trưa (25%), phụ chiều (10%), ăn tối (25%), phụ tối (10%).
Một số thực phẩm người tiểu đường loại 2 nên ăn và không nên ăn bao gồm:
Nhóm thực phẩm | Nên ăn | Không nên ăn |
Glucid | Gạo lứt, bánh mì đen, ngũ cốc nguyên cám,… | Khoai, mì, gạo, miến dong, nui, bánh ngọt,… |
Protein | Thịt nạc, sữa không đường, vừng, lạc, cá hồi, thịt gà,… | Xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói,… |
Lipid | Dầu thực vật, dầu oliu, dầu hướng dương, bơ, hồ đào, óc chó,… | Mỡ động vật, phủ tạng động vật, thịt mỡ, pho mát, thức ăn chiên rán,… |
Vitamin và khoáng | Rau họ cải, bông cải xanh, măng tây, dưa leo, bưởi, cam, lê,… | Chuối, na, mít, bí đỏ, xoài chín, ngô, khoai tây,… |
Tìm hiểu thêm:
- Thực đơn KETO cho người tiểu đường trong 7 ngày
- Top 11 món ăn cho người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết
3. Thực đơn cho người bệnh tiểu đường loại 2 trong 7 ngày
Mẫu thực đơn tham khảo cho người bệnh tiểu đường loại 2 trong 7 ngày:
Ngày | Bữa sáng | Bữa trưa | Bữa tối | Các bữa phụ |
Ngày 1 | Cháo gạo lứt đậu đỏ: 1 bát con
Bưởi: 2 múi |
Cơm: 1 bát
Đậu nhồi thịt: 1 bìa đậu, thịt băm 20g Bắp cải luộc: 150g |
Cơm gạo lứt: 1 bát
Cá thu sốt cà chua: 100g Canh bí xanh: 150g |
Sữa Glucare Gold: 180ml
Táo xanh: ½ quả |
Ngày 2 | Bánh mì đen: 2 lát
Trứng ốp: 1 quả Dưa chuột: 200g |
Bún cá rô đồng: 1 bát
Bông cải xanh xào: 200g |
Cơm: 1 bát
Thịt bò xào ớt chuông: 1 đĩa nhỏ Su hào luộc: 250g |
Thanh long 1 – 2 miếng
Bưởi: 2 múi |
Ngày 3 | Cháo yến mạch: 1 bát con
Chuối: ½ quả |
Cơm gạo lứt: 1 bát
Cá ngừ kho: 90g Canh rau dền: 150g |
Cơm gạo lứt: 1 bát
Trứng rán rau củ: 1 quả Thịt lợn luộc: 70g Rau cải luộc: 150g |
Sữa Glucare Gold: 180ml
Lê: ½ quả |
Ngày 4 | Phở gà: 1 bát con
Rau xà lách |
Miến xào thịt ức gà: miến 30g, thịt ức gà 100g
Rau muống luộc: 150g |
Cơm gạo lứt: 1 bát
Cá trắm rán: 90g Su su luộc: 150g |
Sữa Glucare Gold: 180ml
Táo xanh: ½ quả |
Ngày 5 | Cháo thịt băm: 1 bát con
Quýt: 1 quả |
Cơm: 1 bát
Tôm rang: 8 con Thịt rang: 50g Súp lơ luộc: 150g |
Cơm: 1 bát
Bắp cải cuộn thịt: 40g Đậu hũ: 60g Canh cải canh: 150g |
Cam: 1 quả
Lựu: ½ quả |
Ngày 6 | Khoai lang hấp: 100g
Trứng luộc: 1 quả |
Cơm gạo lứt: 1 bát
Thịt luộc: 50g Đậu sốt: 1 bìa Canh rau ngót: 150g |
Cơm: 1 bát
Mực nhồi thịt: 90g Bắp cải xào: 200g |
Sữa Glucare Gold: 180mlSữa chua: 1 hộp |
Ngày 7 | Bánh cuốn: 3 cuốn
Dứa: 1 miếng |
Cơm gạo lứt: 1 bát
Cá hồi hấp: 100g Cải bó xôi xào: 200g |
Cơm: 1 bát
Gà nấu nấm: 90g Canh khổ qua nhồi thịt: 150g |
Dưa lê: 1 – 2 miếng
Sữa hạnh nhân: 1 ly 180ml |
Thực đơn cho người bệnh tiểu đường loại 2 cần được kiểm soát tốt để cân bằng giữa cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh và ổn định đường huyết. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và tránh những hiểu lầm không đúng khi lên thực đơn cho người bệnh.
Để được tư vấn cách xây dựng thực đơn cụ thể cho người tiểu đường loại 2, hãy gọi tới hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc trang thông tin của sản phẩm Glucare Gold nhé!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *