Người ốm nên ăn rau gì? TOP 9 loại rau tốt sức khỏe
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Để bổ sung vi chất, tăng cường miễn dịch thì người ốm nên ăn rau gì? Cách chế biến, liều lượng rau nên ăn là bao nhiêu? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Nutricare giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
1. Cải bó xôi
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g cải bó xôi
Thành phần | Hàm lượng |
Chất xơ | 2.2g |
Kali | 558mg |
Vitamin K | 482.9mcg |
Vitamin B9 | 194mcg |
Rau cải bó xôi tốt cho:
- Người ốm khi gặp các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
- Người bị đau đầu, gặp các vấn đề liên quan đến thần kinh, thiếu máu lên não.
- Người bị ốm do mắc các bệnh lý mạn tính: Huyết áp cao, ung thư, hen suyễn, tiểu đường.
Tác dụng: Cải thiện tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng, điều hòa huyết áp, tăng lưu thông máu não, tốt cho tim mạch, tiêu hóa, xương khớp, thị lực.
Liều lượng: Theo khuyến cáo, bạn có thể ăn khoảng 400g cải bó xôi mỗi ngày.
Gợi ý các món ăn với cải bó xôi:
- Kết hợp chế biến trong các món xào, lẩu, súp, nấu canh.
- Ăn kèm với bánh mì, bánh sandwich.
- Xay thành nước ép.
- Trộn salad cải bó xôi.
Lưu ý khi ăn: Người bị mắc chứng đông máu, suy thận nên tránh ăn cải bó xôi do Vitamin K và Kali cao gây ảnh hưởng đến tình trạng điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
2. Bông cải xanh
Không thể thiếu khi nói đến việc người ốm nên ăn rau gì là bông cải xanh, cùng tìm hiểu bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g bông cải xanh nhé:
Thành phần | Hàm lượng |
Vitamin A | 8mcg |
Vitamin K | 20.2mcg |
Vitamin C | 88mg |
Sắt | 0.72mg |
Canxi | 33mg |
Kali | 300mg |
Bông cải xanh tốt cho:
- Người ốm do mắc bệnh ung thư. Các hoạt chất có trong bông cải xanh như Glucoraphanin, Lutein, Zeaxanthin, Kaempferol giúp giảm tổn thương mô, tế bào trong cơ thể.
- Người ốm mắc các bệnh lý mạn tính như huyết áp, thận cũng được hỗ trợ làm chậm tiến triển, cải thiện tình trạng bệnh nhờ chất chống oxy hóa Sulforaphane.
- Bông cải xanh chứa đa dạng các chất chống oxy hóa, chất chống viêm, Vitamin và khoáng chất nên rất tốt cho người ốm do suy giảm hệ miễn dịch, dị ứng.
Tác dụng: Tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm, kiểm soát đường huyết, huyết áp, tăng cường chức năng não bộ, tăng cường hệ miễn dịch.
Liều lượng: Nên ăn 300 – 500g bông cải xanh mỗi tuần.
Các món ăn chế biến từ bông cải xanh:
- Bông cải xanh luộc,hấp, nấu canh, hầm xương.
- Xào bông cải xanh với thịt heo, thịt bò, ức gà, cà rốt,…
- Salad bông cải xanh.
- Nấu cháo tôm bông cải xanh.
Lưu ý khi ăn:
- Không chế biến ở nhiệt độ cao để tránh làm mất các chất dinh dưỡng.
- Không ăn nhiều khi bị đau dạ dày do rau chứa nhiều chất xơ có thể sinh nhiều khí gây đầy bụng.
- Không ăn khi bị bệnh gout do bông cải xanh có chứa lượng Purin khá cao.
3. Su hào
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g su hào:
Thành phần | Hàm lượng |
Chất xơ | 3.6g |
Canxi | 24mg |
Photpho | 46mg |
Sắt | 0.4mg |
Vitamin C | 62mg |
Su hào đem lại nhiều lợi ích:
- Người gặp các vấn đề về tiêu chảy, táo bón, rối loạn hệ tiêu hóa. Hàm lượng chất xơ cao giúp giảm ruột kết, duy trì cân bằng vi khuẩn trong ruột.
- Người ốm do mắc bệnh lý như ung thư, huyết áp cao, đau nhức xương khớp. Với lượng Kali, Sắt, Magie, Canxi dồi dào giúp làm giảm các nguy cơ rủi ro của các bệnh trên.
- Người bị cảm cúm, hệ miễn dịch suy giảm nhờ lượng Vitamin C, cùng nhiều dinh dưỡng khác giúp tăng cường đề kháng ở người ốm hiệu quả.
Tác dụng: Cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư, tăng cường miễn dịch, tốt cho hệ thần kinh, cơ, xương.
Liều lượng: Có thể ăn 200 – 300g su hào một ngày.
Các món ăn:
- Thịt kho su hào
- Su hào xào cà rốt
- Canh xương hầm su hào
- Nộm su hào
Lưu ý khi ăn: Người đau dạ dày, người bị bệnh tuyến giáp không nên ăn su hào.
Có thể bạn quan tâm:
Người ốm có nên ăn rươi? |
4. Rau diếp cá
Một trong những loại rau trong danh sách người ốm nên ăn rau gì là rau diếp cá. Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g rau diếp cá:
Thành phần | Hàm lượng |
Chất xơ | 1.8g |
Protein | 2.9g |
Vitamin C | 68mg |
Beta-caroten | 620mcg |
Rau diếp cá có công dụng giúp:
- Người cảm lạnh, sốt cải thiện sức đề kháng nhờ khả năng thúc đẩy sản sinh bạch cầu, tăng cường miễn dịch.
- Hỗ trợ người ốm mắc các bệnh lý về hô hấp điều trị hiệu quả.
- Người bị ốm do nóng trong nhờ tính mát, giải độc, thanh nhiệt của rau diếp cá.
- Người ốm do hệ miễn dịch suy giảm có thể cải thiện nhờ khả năng kích thích sản xuất tế bào bạch cầu, tăng cường đề kháng.
Tác dụng: Hạ sốt, tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường hô hấp, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể.
Liều lượng: Bổ sung khoảng 20 – 40g rau diếp cá một ngày là đủ.
Các món ăn từ rau diếp cá:
- Cháo gà diếp cá
- Nước ép rau diếp cá
- Rau diếp trộn thịt bò
- Nộm rau diếp cá
Lưu ý khi ăn: Do tính hàn, bạn nên ăn lượng vừa phải, không nên quá nhiều rau diếp cá.
Tìm hiểu thêm:
- Người ốm có nên uống nước dừa? Những đối tượng cần lưu ý khi uống nước dừa?
- Người ốm có được ăn măng không? 5+ món ăn bổ dưỡng với măng cho người ốm
5. Ngải cứu
Tiếp đến Nutricare muốn gợi ý cho bạn về việc người ốm nên ăn rau gì là ngải cứu. Chúng mang lại tác dụng gì cho người ốm? Cùng xem bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g ngải cứu:
Thành phần | Hàm lượng |
Chất xơ | 2.0g |
Canxi | 136mg |
Sắt | 3.1mg |
Phospho | 45mg |
Rau ngải cứu có công dụng trong các trường hợp:
- Người gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như: Đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, cầm máu,…
- Nhờ vị đắng, tính ấm của ngải cứu giúp trị ho, cảm cúm, cảm lạnh.
- Mẩn ngứa, ghẻ lở, rôm sảy ở trẻ em do ngải cứu có tác dụng kháng khuẩn.
Tác dụng: An thần, kháng khuẩn, lợi mật, cầm máu.
Liều lượng: Chỉ nên ăn 1 – 2 lần rau ngải cứu tươi trong tuần, nếu uống ngải cứu khô để thì chỉ nên sử dụng từ 3 – 5g rau ngải cứu khô, uống từng đợt, ngừng uống khi khỏi bệnh.
Các món ăn chế biến từ ngải cứu:
- Gà ác hầm ngải cứu
- Trứng rán ngải cứu
- Óc heo chưng ngải cứu
- Tim heo hầm rau ngải cứu
Lưu ý khi ăn: Không nên lạm dụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên ngải cứu do có thể gây ra một số tác dụng như ngộ độc, run tay chân,… không tốt đối với cơ thể.
Có thể bạn quan tâm:
Người ốm ăn cháo gì? |
6. Tía tô
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g tía tô:
Thành phần | Hàm lượng |
Chất xơ | 3.6g |
Sắt | 3.2mg |
Kali | 284mg |
Magie | 112mg |
Beta-caroten | 5520mcg |
Người ốm nào nên dùng:
- Người cảm lạnh, cảm cúm nên dùng nhờ tác dụng kích thích giãn mạch ra mồ hôi giúp hạ sốt.
- Giảm ho nhờ tác dụng làm giảm co thắt cơ trơn phế quản.
- Người bị ốm do chấn thương, mất máu.
- Người bị đau dạ dày, người viêm đau xương khớp ăn tía tô giúp hỗ trợ giảm đau cho do có chứa các chất chống viêm, chống dị ứng.
Tác dụng: Hạ sốt, giảm ho, long đờm, giảm viêm, sưng, cầm máu.
Liều lượng: Bạn có thể uống 3 – 4 ly nước tía tô mỗi ngày.
Các món ăn có sự kết hợp cùng tía tô:
- Cháo tía tô
- Chả ức gà tía tô
- Nước lá tía tô
- Chả ốc lá tía tô
Lưu ý khi ăn: Nước tía tô sau khi xay nên uống luôn, không nên để quá lâu làm mất chất dinh dưỡng trong đó.
7. Rau ngót
Bảng thành phần dinh dưỡng có trong 100g rau ngót
Thành phần | Hàm lượng |
Chất xơ | 2.5g |
Kali | 457mg |
Canxi | 169mg |
Magie | 123mg |
Vitamin B1 | 0.07mg |
Vitamin B2 | 0.39mg |
Niacin | 2.2mg |
Người ốm nào nên dùng:
- Người bị ốm có mắc táo bón được cải thiện hiệu quả nhờ hàm lượng chất xơ cao trong rau ngót.
- Người ốm: Đau đầu, lưu thông máu kém, chảy máu cam có thể bổ sung rau ngót giúp cải thiện tình trạng hiệu quả.
- Người ốm do cảm cúm, cảm lạnh, ho có thể bổ sung rau ngót giúp thanh nhiệt, giải độc, giúp cải thiện ho, sốt.
- Người ốm do mắc các bệnh lý mạn tính như: Huyết áp cao, tiểu đường,… Hoạt chất Papaverin giúp hỗ trợ giãn mạch máu, ổn định huyết áp và chiết xuất Polyphenol giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Tác dụng: Hạ sốt, giảm ho, long đờm, hạ huyết áp, lợi tiểu, giảm độc, hoạt huyết, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Liều lượng: Bổ sung tối đa 50g rau ngót 1 ngày và không nên ăn liên tục rau ngót trong 3 tháng.
Các món ăn:
- Canh rau ngót nấu tôm
- Canh rau ngót nấu thịt
- Canh rau ngót nấu mộc
- Canh cua rau ngót
Lưu ý khi ăn:
- Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối không nên dùng.
- Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây mất ngủ.
8. Rau má
Bảng thành phần dinh dưỡng trong 100g rau má:
Thành phần | Hàm lượng |
Chất xơ | 4.5g |
Canxi | 229mg |
Sắt | 3.1mg |
Vitamin C | 37mg |
Vitamin B1 | 0.15mg |
Vitamin B2 | 0.14mg |
Người ốm nên dùng trong các trường hợp:
- Người mệt mỏi, lo lắng uống nước rau má giúp tăng cường chức năng thần kinh hiệu quả.
- Người máu lên não kém gây suy giảm trí nhớ sử dụng rau má giúp tăng cường tuần hoàn, thúc đẩy lượng oxy lên não giúp hỗ trợ các hoạt động của não bộ.
- Người bị chấn thương sử dụng rau má giúp tăng cường lưu thông máu, vết thương nhanh hồi phục nhờ các Triterpenoids có trong rau má.
- Người viêm amidan, viêm phổi có thể sử dụng các bài thuốc dân gian giúp cải thiện các tình trạng hiệu này quả.
- Giảm tình trạng say nắng nhờ tính mát, tác dụng thanh nhiệt nhanh chóng của nước rau má.
- Người ốm do gặp các vấn đề về tiêu hóa: Tiêu chảy đau dạ dày, khó tiêu
Tác dụng: giảm ho, long đờm, tăng cường tiêu hóa, nhanh lành da liền sẹo, tốt cho não bộ, thúc đẩy hệ tuần hoàn,…
Liều lượng: 1 cốc nước rau má một ngày (khoảng 40g rau má tươi). Tuy nhiên không nên dùng liên tiếp quá 6 tuần.
Các món ăn (liệt kê):
- Canh rau má thịt băm.
- Rau má xào tỏi.
- Canh rau má tôm tươi.
- Gỏi rau má, thịt bò.
- Rau má xào thịt.
Lưu ý khi ăn:
- Dùng quá nhiều gây ra tình trạng đau đầu, tiêu chảy, tăng đường máu…
- Tương tác với một số thuốc: Thuốc ngủ, thuốc trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc tiểu đường, hạ sốt.
Bên cạnh nhóm rau của quả thì người ốm cần được bổ sung thêm các nhóm thực phẩm khác, bạn tham khảo món ăn bồi bổ sức khỏe để hỗ trợ phục hồi cơ thể.
Bổ sung rau trong chế độ dinh dưỡng của người ốm là việc không thể thiếu. Không chỉ vậy, việc hiểu rõ và lựa chọn loại rau phù hợp sử dụng khi ốm sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, người ốm có thể bổ sung sản phẩm Nutricare Gold. Sản phẩm gồm 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp Axit Amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp Protein, tế bào miễn dịch, từ đó tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi nhanh chóng, cùng Omega 3,6,9 và hệ Antioxidant hỗ trợ tim mạch, phòng ngừa đột quỵ. Bên cạnh đó, Nutricare Gold còn giàu chất xơ hoà tan FOS giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và Lactium cải thiện giấc ngủ ngon, đồng thời hàm lượng Canxi, Glucosamin, HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe. Bạn nên dùng 2 ly sữa Nutricare Gold mỗi ngày để cơ thể hồi phục hiệu quả hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ cho bài viết: “Người ốm nên ăn rau gì?”. Để nhận thêm tư vấn về các loại rau tốt cũng như dinh dưỡng giúp người ốm nhanh hồi phục, hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng qua fanpage Nutricare – Bí quyết sống khỏe bạn nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *