Người ốm có được ăn măng không? 5+ món ăn bổ dưỡng với măng cho người ốm
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Các món ăn làm từ măng rất thơm ngon và được nhiều người yêu thích. Không chỉ thế, măng còn đem lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy người ốm có được ăn măng không? Cùng Nutricare tìm hiểu ngay!
1. Người ốm có được ăn măng không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người ốm, đặc biệt là những người bị cảm lạnh có các triệu chứng thông thường như ho, đau họng, đau đầu, hắt hơi,… hoàn toàn có thể ăn măng. Tuy nhiên, cần chú ý ăn với liều lượng hợp lý và chế biến kỹ để đảm bảo an toàn, tránh bị ngộ độc.
Cụ thể:
- Theo y học cổ truyền: măng có tính hàn, vị ngọt tự nhiên, có công dụng giải độc, thanh nhiệt, hóa đàm khí hiệu quả.
- Theo y học hiện đại: măng có thành phần dinh dưỡng đa dạng và phong phú. Các dưỡng chất này giúp giảm cân, trị táo bón, kiểm soát Cholesterol máu, tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, giảm viêm và hỗ trợ điều trị các bệnh đường hô hấp.
Tìm hiểu thêm:
Người ốm ăn gì tốt? Gợi ý 5 thức ăn tốt cho sức khỏe người ốm
2. Măng tác động như thế nào đến sức khỏe người ốm?
Măng không chỉ kích thích vị giác người ốm hiệu quả mà còn rất giàu chất dinh dưỡng, giúp hỗ trợ phục hồi sức khỏe người ốm.
Tham khảo bảng giá trị dinh dưỡng trong 100g măng tre:
Dinh dưỡng | Hàm lượng | Dinh dưỡng | Hàm lượng |
Năng lượng | 15Kcal | Vitamin C | 1mg |
Chất đạm | 1,7g | Vitamin B1 | 0,08mg |
Glucid | 1,4г | Vitamin B2 | 0,08mg |
Cellulose (chất xơ) | 4,1g | Vitamin PP | 0,6mg |
Canxi | 22mg | Vitamin B6 | 0,24mg |
Sắt | 1mg | Vitamin E | 1mg |
Magie | 3mg | Folate | 7mcg |
Mangan | 0,26mg | Purin | 29mg |
Phospho | 58mg | Lysin | 134mg |
Thời gian | 533mg | Leucin | 140mg |
Kẽm | 1,1mg | Axit aspartic | 425mg |
Đồng | 190mcg | Axit glutamic | 248mg |
Chi tiết về việc “Người ốm có được ăn măng không”, với giá trị dinh dưỡng cao nói trên, măng mang lại rất nhiều công dụng cho người ốm.
2.1. Tăng cường đề kháng, giảm viêm
Là một yếu tốt quyết định “Người ốm có được ăn măng không”, măng chứa nhiều Vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là Vitamin C, E, B, Kẽm, Selen và nhiều hợp chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống viêm hiệu quả:
- Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, tăng tạo mô liên kết. Cùng với Vitamin E tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá tạo các chất bảo vệ cơ thể.
- Các Vitamin nhóm B tham gia vào chuyển hoá và tổng hợp các tế bào miễn dịch giúp chống lại các tác nhân ngoại lai gây bệnh.
- Kẽm và Selen giúp duy trì và củng cố mọi hoạt động của hệ thống miễn dịch.
- Các hợp chất Phytosterol chống oxy hoá tốt, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của tình trạng viêm.
2.2. Hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp
Do có đặc tính chống viêm và tăng đề kháng từ các dưỡng chất nói trên, măng giúp hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp, khó thở, rát họng, ho có đờm,…
Ngoài ra, măng tre cũng đã được ghi nhận là có tác dụng kháng khuẩn và chống virus nhờ thành phần Lignans trong chất xơ.
2.3. Hỗ trợ tiêu hóa ở người ốm
Măng chứa lượng chất xơ lớn, đặc biệt là chất xơ hoà tan, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng trong đường ruột hơn và giảm các triệu chứng táo bón hay gặp ở người ốm.
Ngoài ra, một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra măng có thể hoạt động như một Prebiotic, giúp phát triển hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, hệ tiêu hoá của người ốm được cải thiện.
3. Cách ăn măng đúng cho người ốm
Đã rõ ràng về việc người ốm có được ăn măng không thì tuy có nhiều công dụng cho người ốm nhưng măng cũng chứa độc tố, do đó nếu không được sơ chế kỹ có thể gây ngộ độc. Vì vậy, khi chế biến măng cho người ốm cần lưu ý như sau:
Liều lượng
Người ốm được khuyến cáo nên ăn măng 2 lần/tuần.
Chế biến măng tươi an toàn, phòng tránh ngộ độc
- Chọn măng ngon sạch: Măng tươi ngon và không ngâm hóa chất thường có màu hơi thâm đen hoặc vàng nhạt tươi do chỉ ngâm muối. Măng tươi có mùi chua tự nhiên. Măng ngâm hóa chất để bảo quản thường trắng phau hoặc vàng đậm và có mùi hắc.
- Sơ chế cẩn thận: Măng chưa sơ chế chứa lượng lớn Cyanide, chất độc có thể gây tử vong. Vì vậy, cần sơ chế kỹ măng bằng cách rửa, ngâm măng trong nước muối và nước vo gạo khoảng 30 – 45 phút. Sau đó, luộc ít nhất 2 – 3 lần trong vòng 15 – 20 phút. Rửa sạch sau mỗi lần luộc. Khi luộc cần mở vung để chất độc có thể bay hơi hết.
- Không uống nước luộc măng: Nước luộc măng có thể chứa nhiều hợp chất Cyanide gây hại cho sức khỏe.
- Không ăn măng chưa chín: Măng chưa chín vẫn còn chứa chất độc. Khi ăn có khả năng gây ngộ độc hoặc đầy bụng, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,…
Không ăn các món măng không tốt cho người đang ốm yếu
- Măng muối ớt cay và chua: Các món măng muối cay nóng có thể gây kích thích cơn ho và làm nặng tình trạng viêm của người ốm.
- Măng chiên xào nhiều dầu mỡ: Các món măng chiên xào nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu và biến tính nhiều hoạt chất trong măng, làm giảm tác dụng thúc đẩy hồi phục sức khỏe.
- Măng nấu quá mặn: Quá nhiều muối có thể làm giảm tác dụng của măng và ức chế miễn dịch của cơ thể tạm thời, khiến người ốm lâu hồi phục. Ngoài ra ăn nhiều muối còn làm nặng thêm các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, bệnh thận và dạ dày.
- Măng xào thịt vịt: Thịt vịt có tính hàn, ngọt. Kết hợp với măng cũng có tính hàn có thể làm lạnh bụng hoặc gây ho nặng hơn.
- Măng xào ốc: Tương tự như vịt, ốc có vị tanh, tính hàn nên ăn cùng măng có thể khiến tình trạng ho trầm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
4. Top 5 món ăn bổ dưỡng với măng giúp người ốm mau khỏe
Sau khi tìm hiểu người ốm có được ăn măng không và nếu bạn đã quá ngán những món cháo trong những ngày ốm, lưu ngay 5 công thức nấu măng ngon miệng, bổ dưỡng ngay sau đây!
4.1. Măng xào gừng tươi
Lợi ích:
Gừng có tính ấm nóng, giúp chống viêm, kháng khuẩn, làm giãn mao mạch và hỗ trợ tuần hoàn máu. Gừng kết hợp với măng giúp chữa cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp rất tốt, đồng thời giúp kích thích ngon miệng và cải thiện tiêu hoá của người ốm.
Nguyên liệu:
- Măng tươi: 300g.
- Gừng: ½ củ.
- Dầu vừng.
- Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Bước 1: Măng tươi lột vỏ, rửa sạch và luộc kỹ với nước sôi cho hết đắng
- Bước 2: Măng sau khi luộc thái miếng vừa ăn. Gừng cạo vỏ, thái sợi.
- Bước 3: Bật bếp, làm nóng chảo và cho dầu vừng vào. Khi dầu nóng cho gừng và măng vào xào đến khi săn lại. Nêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp là hoàn thành món ăn.
4.2. Măng tươi luộc
Lợi ích:
Măng có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, tăng sức đề kháng và giảm viêm hiệu quả, đặc biệt có lợi đối với những người mắc bệnh đường hô hấp. Chế biến dạng luộc sẽ giúp giữ lại tối đa dưỡng chất và phát huy công dụng của măng một cách tốt nhất.
Nguyên liệu:
- Măng tươi: 500g.
- Muối.
- Nước sạch.
Cách chế biến:
- Măng tươi bỏ bẹ, rửa sạch. Cắt măng thành những miếng lớn.
- Luộc măng 3 – 4 lần. Sau mỗi lần luộc xả lại bằng nước sạch.
- Khi măng hết chất đắng, luộc măng thêm một lần cuối cho thêm một ít muối vào trong nồi nước luộc.
4.3. Măng tre xào hẹ
Lợi ích:
Lá hẹ nấu chín có tính ôn, vị cay, giúp chữa cảm mạo, ho do lạnh, táo bón, giải độc, giảm đau tức bụng, cải thiện lưng gối và làm lành vết thương. Kết hợp lá hẹ, thịt lợn với măng sẽ giúp người ốm nhanh khỏi và cải thiện sức khoẻ trong quá trình phục hồi.
Nguyên liệu:
- Măng tươi: 300g.
- Hẹ: 150g.
- Hành lá: 50g.
- Thịt heo bằm: 200g.
- Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Măng xé sợi và luộc trong 5 – 8 phút rồi xả lại nước cho thật sạch.
- Hẹ rửa sạch, cắt khúc. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ.
- Bật bếp, cho dầu vào chảo và cho hành lá, thịt heo vào đảo đều trong 2 phút.
- Cho măng vào xào tiếp 3 phút và nêm gia vị vừa đủ. Sau đó cho hẹ vào đảo đều 1 – 2 phút cho chín là tắt bếp và hoàn thành.
4.4. Gỏi măng tươi tôm thịt
Lợi ích:
Thịt heo và tôm rất giàu các dưỡng chất quan trọng cho quá trình phục hồi của người ốm. Gỏi măng tươi tôm thịt là món ăn lạ miệng và ít dầu mỡ sẽ giúp kích thích vị giác và bồi bổ cho người ốm rất tốt.
Nguyên liệu:
- Măng tươi: 800g.
- Thịt lợn nạc: 500g.
- Tôm tươi: 150g.
- Lạc (đậu phộng) rang: 100g.
- Rau thơm, ớt, chanh.
- Gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Luộc măng sau đó cắt khúc nhỏ
- Thịt cắt lát mỏng vừa ăn. Tôm luộc sơ với lửa lớn khoảng 5 phút rồi vớt ra để nguội, bóc vỏ và chẻ đôi.
- Lạc rang bóc vỏ rồi cho vào cối giã hơi dập. Tỏi và ớt cho vào cối giã nhuyễn. Rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ.
- Xào thịt lợn 10 – 15 phút với tỏi ớt đã giã nhuyễn và nêm nếm gia vị vừa ăn.
- Cho tất cả các nguyên liệu vừa chuẩn bị vào thau nhỏ và trộn đều cho ngấm gia vị.
4.5. Súp gà măng tươi
Lợi ích:
Thịt gà giúp cung cấp dinh dưỡng và bồi bổ cơ thể cho người ốm rất tốt. Món súp gà măng tươi vừa giúp tẩm bổ cho người ốm vừa giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh và kích thích vị giác, giúp người ốm ăn ngon miệng hơn.
Nguyên liệu:
- Măng tươi: 150g.
- Nấm đùi gà: 2 cái.
- Trứng gà: 2 quả.
- Gừng: 1 củ.
- Gà: 200g.
- Bột năng và gia vị vừa đủ.
Cách chế biến:
- Măng tươi luộc với nước sôi 3 – 4 lần cho hết chất đắng và rửa lại với nước sạch.
- Thịt gà luộc sơ thịt, sau đó vớt ra đĩa và xé thành sợi nhỏ vừa ăn.
- Các nguyên liệu khác rửa sạch, cắt nhỏ. Riêng gừng cắt sợi mảnh.
- Cho măng tươi và gừng vào nồi nước luộc gà đun sôi 10 – 15 phút rồi nêm gia vị vừa đủ.
- Đánh đều một quả trứng rồi cho từ từ vào nồi súp và khuấy nhẹ. Làm tương tự với bột năng rồi khuấy cho súp đặc lại rồi thêm rau mùi, tắt bếp là hoàn thành.
Có thể bạn quan tâm:
5. Người ốm nào cần kiêng ăn măng?
Măng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người ốm, tuy nhiên trong một số trường hợp người ốm không nên ăn măng. Cụ thể:
- Trẻ em đang ốm: Axit Oxalic trong măng ảnh hưởng đến việc hấp thụ Canxi và Kẽm của cơ thể. Ăn măng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển thể chất của trẻ.
- Người bị bệnh dạ dày: Măng chứa nhiều Axit Cyanhydric làm tăng axit dạ dày, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm, loét.
- Người mắc bệnh thận: Người bệnh thận không đào thải được Axit Oxalic trong măng. Chất này kết hợp với Canxi có thể dẫn đến tạo sỏi ở thận và tăng nguy cơ các biến chứng cao huyết áp,…
- Người mắc bệnh Gout: Măng làm tăng tổng hợp Axit Uric trong máu khiến bệnh Gout trở nên trầm trọng hơn.
- Người ốm đang sử dụng thuốc Aspirin: Ăn măng khi đang sử dụng Aspirin có thể gây tăng kích ứng niêm mạc dạ dày và đường tiêu hoá, gây tăng tổn thương dạ dày.
- Người vừa gãy xương: Măng làm cản trở hấp thu Canxi và Kẽm, do đó khiến vết thương chậm lành hơn.
Trên đây là những giải đáp của chuyên gia Nutricare về câu hỏi “Người ốm có được ăn măng không?”. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những lựa chọn cho thực đơn tẩm bổ giúp người ốm nhanh khỏi.
Liên hệ ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Nutricare Gold – Bí quyết sống khoẻ để được giải đáp chi tiết về chủ đề dinh dưỡng cho người ốm bạn nhé!
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *