Người ốm có nên ăn yến không? Hướng dẫn sử dụng yến đúng cách

4.5/5 - (15 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Yến là một trong số những thực phẩm bổ dưỡng thường được sử dụng trong bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, thực tế người ốm lại được khuyến cáo không nên ăn yến. Cùng tìm hiểu cụ thể hơn về câu hỏi “người ốm có nên ăn yến không” thông qua bài viết sau cùng Nutricare!

1. Người ốm có nên ăn yến không?

Các chuyên gia khuyên rằng “Người ốm không nên ăn yến” dù đây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao. Nguyên nhân là do người bị ốm có thể trạng cơ thể khá yếu, cơ thể không thể hấp thụ được hàm lượng dưỡng chất cao từ yến.

Việc ăn tổ yến sẽ vô tình làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Điều này có thể dẫn đến những tác động hoàn toàn không tốt đối với cơ thể, khiến bệnh nhân chậm hồi phục, đặc biệt là:

  • Người bị sốt, cảm mạo, đau đầu.
  • Người bị đầy bụng, đau bụng.
  • Người bệnh ho nhiều có đờm.
  • Những người mắc viêm da, viêm phế quản cấp, các triệu chứng viêm tiết niệu hay viêm gan,…

Tìm hiểu thêm thức ăn bồi bổ cơ thể để xây dựng thực đơn ngon miệng và bổ dưỡng cho người ốm

Tổ yến
Người ốm có nên ăn yến để cải thiện sức khỏe không

Người ốm có nên uống nước dừa?

2. Chỉ khi nào người ốm có thể dùng yến được?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người ốm chỉ sử dụng yến khi các triệu chứng bệnh đã giảm đáng kể. Việc bồi bổ cơ thể ở giai đoạn này sẽ giúp cơ thể tăng cường năng lượng.

Một số tác dụng nổi bật của yến với sức khỏe người bệnh mới ốm dậy:

  • Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn: Crom, Protein cùng các loại Acid amin,… có tác dụng kích thích vị giác của người mới ốm dậy. Vì vậy, bổ sung yến sào giúp ăn uống ngon miệng hơn, hỗ trợ tiêu hóa và bù đắp năng lượng một cách hiệu quả.
  • Bổ phế, long đờm, giảm ho: những người bị ho, ho có đờm, hen suyễn, cảm cúm, viêm phổi còn triệu chứng nhẹ có thể ăn yến. Bởi theo Đông y, yến có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, cải thiện chức năng hệ hô hấp.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi sau ốm: Trong yến có chứa 17 loại Acid amin, nhiều chất chống oxy hóa và khoáng chất. Vì vậy, bệnh nhân mới ốm dậy có thể sử dụng yến để cải thiện đề kháng, hồi phục sức khỏe sau khi ốm dậy.
Sử dụng tổ yến
Sử dụng yến trong hồi phục sức khỏe sau ốm

Có thể bạn quan tâm:

3. Liều lượng và thời điểm ăn yến tốt

Để sử dụng yến một cách hiệu quả cũng như hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực từ việc dùng sai, dùng không đúng cách, cần lưu ý những thông tin bao gồm:

Liều lượng: 

Cơ thể người mới ốm dậy vẫn chưa thể hấp thu được quá nhiều dinh dưỡng. Một ngày, không nên ăn quá nhiều để tránh lãng phí yến và tác dụng ngược. Trong giai đoạn cơ thể hồi phục sau ốm dậy, có thể sử dụng 3-4 gram yến/ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Thời gian sử dụng: 

Thời gian sử dụng yến tốt nhất là khi bụng rỗng, tức sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút – 1 tiếng. Nguyên nhân được giải thích do đây là lúc cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng tốt nhất, phát huy tác dụng.

Lưu ý: Nếu người bệnh còn đang sử dụng thuốc điều trị ốm hoặc thuốc điều trị các bệnh lý nền cần sử dụng yến sau khi dùng thuốc khoảng 2 giờ.

Tổ yến
Thời điểm dùng yến tốt cho sức khỏe

4. Hướng dẫn ăn yến đúng cách

Với nguyên liệu là yến, có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng phù hợp để sử dụng trong giai đoạn hồi phục sau ốm như: Tổ yến sào chưng đường phèn, chè tổ yến hạt sen, yến chưng sữa tươi, súp yến thô thả gà, cháo tổ yến thô nếp than,…. Trong đó, tổ yến chưng đường phèn là món ăn đơn giản, dễ thực hiện để sử dụng hàng ngày.

Nguyên liệu gồm:

  • 10g yến (tai yến)
  • Nước tinh khiết
  • Đường phèn

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Ngâm tai yến trong nước từ 40-60 phút sau đó đặt yến vào rây inox rửa qua.
  • Bước 2: Đổ yến đã rửa và khoảng 500ml nước vào thố sứ.
  • Bước 3: Chưng cách thủy yến trong thố sứ trong 25 phút và chờ yến sào nở đều.
  • Bước 4: Thêm đường phèn vào thố sứ. Nấu thêm 5 phút cho đường tan và tắt bếp sử dụng.

Yến sau khi chưng có thể để trong tủ lạnh ăn dần. Ngoài ra, có thể chưng yến cùng đường phèn và các thành phần khác như hạt sen, lê, táo khô,…

Bảo quản:

  • Với tổ yến thô – tổ yến còn lông: Bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Tránh bảo quản ở nơi quá kín và có độ ẩm cao vì dễ làm yến bị mốc và hỏng.
  • Với tổ yến đã sơ chế qua (làm sạch và sấy khô): Bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc và hạn chế ánh sáng chiếu vào.
  • Với tổ yến được làm sạch và ngâm nước: Làm khô yến, sau đó bảo quản trong hũ tại nơi thoáng mát.
  • Với yến tươi – yến chưa chưng: Sau khi sơ chế, để ráo nước và cho vào túi zip, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 7 ngày, hoặc bảo bảo quản trong ngăn đá từ 3 – 5 tháng.
Chưng tổ yến
Tổ yến thô cần được nhặt sạch lông, tạp chất trước khi chưng

Có thể bạn quan tâm:

Người ốm nên uống sinh tố gì?

5. Những sai lầm thường gặp khi sử dụng yến cho người ốm

Là thực phẩm bổ dưỡng, dễ sử dụng và chế biến. Tuy nhiên, trong quá trình dùng yến để bổ dưỡng trong giai đoạn sau ốm, một số sai lầm mà người dùng thường gặp phải như:

  • Ăn yến quá thường xuyên: Với đối tượng người mới ốm dậy, đặc biệt là người cao tuổi, việc ăn quá nhiều yến sẽ gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Liều lượng ăn yến tốt nhất là 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 3g.
  • Ăn yến cùng các bữa ăn trong ngày: Việc vừa khiến yến không thể phát huy được hết hiệu quả vừa gây lãng phí. Nên ăn yến khi đói hoặc vào các bữa phụ.
  • Chưng càng lâu càng ngon: Thời gian chưng giúp giữ được giá trị dinh dưỡng nhiều nhất thường kéo dài từ 20 – 30 phút. Yến chưng trong thời gian dài sẽ bị nhão, giảm đi hương vị thơm ngon, vị thanh. Đồng thời, các chất dinh dưỡng của yến cũng bay hơi đáng kể.

Ngoài việc ăn yến, người bị ốm có thể bổ sung thêm sữa Nutricare Gold. Sản phẩm với 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, có giá trị sinh học cao giúp cung cấp acid amin thiết yếu tham gia vào quá trình tổng hợp protein, tế bào miễn dịch giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe nhanh chóng, phù hợp cho các đối tượng bị ốm sốt. Bên cạnh đó, sữa Nutricare Gold giàu chất xơ hoà tan FOS giúp tăng cường hệ vi khuẩn có lợi đường ruột, hỗ trợ ổn định tiêu hóa, đồng thời hạn chế tình trạng táo bón, giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

nutricare gold mớiVới thông tin được cung cấp trong bài viết, có thể khẳng định người ốm không nên ăn yến trong giai đoạn phát bệnh. Tuy nhiên, sau khi tình trạng bệnh có dấu hiệu chuyển biến tốt, thì hoàn toàn có thể sử dụng yến để cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến câu hỏi “Người ốm có nên ăn yến không?”, hay liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 18006011 hoặc truy cập Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để nhận được phản hồi sớm nhất!

Ghé thăm trang web của Nutricare Vietnam để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4.5/5 - (15 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4.5/5 - (15 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment