Bệnh tiểu đường có ăn được trứng không? Cách ăn trứng đúng cho người bệnh

4/5 - (2 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Trứng là thực phẩm quen thuộc được nhiều người yêu thích. Vậy bệnh tiểu đường có ăn được trứng không, khi mà bệnh nhân cần chế độ ăn uống kiêng khem khắt khe? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những bằng chứng xác thực nhất cho câu hỏi tiểu đường có ăn trứng được không và ăn bao nhiêu là hợp lý.

Bệnh tiểu đường có ăn được trứng không?
Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được trứng không?

1. Bệnh tiểu đường có ăn được trứng không?

Người bệnh tiểu đường CÓ ăn được trứng. Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), trứng được coi là thực phẩm hữu ích cho người bệnh tiểu đường. Bởi:

  • Ít carbs: Trong 1 quả trứng, carbohydrate chỉ có 0,35g, chiếm một lượng rất nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc trứng không làm tăng đường huyết sau ăn.
  • Ít calo: Trứng cũng là một trong thực phẩm chứa ít calo, chỉ có 72 calo trong 1 quả trứng lớn. Kiểm soát hàm lượng calo dụng nạp vào cơ thể thấp góp phần giảm tình trạng đề kháng insulin và ngăn ngừa nguy cơ bị béo phì.
Trứng chứa hàm lượng nhỏ carbohydrate
Trứng chứa hàm lượng nhỏ carbohydrate và calo nên phù hợp với người bệnh tiểu đường

Tuy nhiên, trứng là thực phẩm có hàm lượng cholesterol ở mức khá cao nên nhiều người vẫn còn e ngại liệu nó có thực sự phù hợp với người bệnh tiểu đường.Song, theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, hàm lượng cholesterol mà người bệnh tiểu đường có thể bổ sung là 200mg/ ngày. Trong khi đó, lòng đỏ trứng chỉ chứa 186 mg cholesterol nên vẫn nằm trong mức cholesterol người bệnh được phép bổ sung.

Mặt khác, việc ăn các thực phẩm giàu cholesterol chưa có nhiều bằng chứng khẳng định chắc chắn sẽ làm tăng cholesterol máu. Tính đến thời điểm hiện tai, chỉ có một loại chất béo đã được chứng minh là làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu và gia tăng nguy cơ gặp phải biến chứng tim mạch ở người tiểu đường là chất béo chuyển hóa (chất béo bão hòa): có mặt trong những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ (khoai tây chiên, gà rán), đồ chế biến sẵn, đồ đóng hộp (xúc xích, thịt hộp), bánh, kẹo… Do đó, thay vì lo ngại trứng làm tăng cholesterol máu và gây ra các biến chứng tim mạch, bạn nên hạn chế những thực phẩm chiên rán, đồ đóng hộp, bánh kẹo…

Có thể bạn quan tâm:

2. Lợi ích của trứng với người bệnh tiểu đường

Những lợi ích trong phần dưới đây sẽ giúp bạn loại bỏ hoàn toàn những lo ngại khi bổ sung trứng vào bữa ăn hàng ngày:

  • Giảm nguy cơ đột quỵ: Nghiên cứu thực hiện tại Trung Quốc cho thấy những người ăn 1 quả trứng mỗi ngày giảm nguy cơ bị đột quỵ gần 30% so với những người không ăn trứng.
  • Ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên mắt và thần kinh: Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho biết hai chất chống oxy hóa quan trọng có trong lòng đỏ trứng là lutein và zeaxanthin có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt – biến chứng thường gặp ở người bệnh cao tuổi mắc đái tháo đường. Ngoài ra, thành phần choline và vitamin D trong trứng cũng được cho là có tác dụng cải thiện trí nhớ, tăng cường sức khỏe não bộ và thần kinh.
  • Giúp người bệnh cảm thấy no lâu: Trứng rất giàu dinh dưỡng, chứa 6,25g protein/ quả. Vì vậy, nó giúp người bệnh cảm thấy no lâu, từ đó giảm cảm giác thèm ăn và hạn chế phải ăn bữa phụ. Điều này giúp kiểm soát cân nặng của người bệnh ở mức hợp lý và giảm nguy cơ thừa cân, béo phì.
Sử dụng trứng thường xuyên làm giảm nguy cơ đột quỵ
Bổ sung trứng thường xuyên giúp giảm nguy cơ đột quỵ, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, đặc biệt là giúp người bệnh kiểm soát cân nặng tốt hơn

Có thể bạn quan tâm:

3. Cách ăn trứng đúng cho người bị tiểu đường

Liều lượng:

Mặc dù, trứng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn nên bổ sung ở mức vừa phải. Liều lượng tốt nhất cho người mắc bệnh tiểu đường được khuyến nghị là 3 tuần/ lần và mỗi lần ăn 1 quả/ ngày để không gây ảnh hưởng đến lượng cholesterol, triglycerid, đường huyết lúc đói hay insulin ở người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra người dùng có thể tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng theo Viện dinh dưỡng – Bộ Y Tế của 2 loại trứng để có thể tính toán lượng đường và chọn lựa khi ăn để có sức khỏe tốt nhất:

Thành phần Hàm lượng trong

100 g trứng gà

Hàm lượng trong

100 g trứng vịt

Năng lượng 166 KCal 184 KCal
Chất đạm 14.8 g 13 g
Chất béo 11.6 g 14.2 g
Carbs 0.5 g 1 g
Đường 0.77 g 0.93 g
Canxi 55 mg 71 mg
Sắt 2.7 mg 3.2 mg
Magie 11 mg 17 mg
Mangan 0.04 mg 0.04 mg
Phốt pho 210 mg 210 mg
Kali 176 mg 258 mg
Natri 158 mg 191 mg
Kẽm 0.9 mg 0.8 mg
Đồng 55 µg 62 µg
Selen 31.7 µg 36.4 µg
Vitamin B-6 0.143 mg 0.25 mg
Folate 47 µg 80 µg
Vitamin B-12 1.29 µg 5.4 µg
Vitamin A 700 µg 360 µg
Vitamin D 0.88 µg
Vitamin E 0.97 mg 1.34 mg
Vitamin K 0.3 µg 0.4 µg
Cholesterol 470 mg 884 mg

Thời điểm:

Bữa sáng đóng vai trò quan trọng đối với người tiểu đường. Nó đòi hỏi một lượng lớn chất dinh dưỡng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng năng lượng của cơ thể trong một ngày dài. Song song với đó, trứng là nguồn cung cấp dồi dào chất dinh dưỡng, có thể kể đến là protein, omega-3, kali, selen, vitamin D,  lutein, biotin, zeaxanthin, cholin… Do đó, thời điểm ăn trứng tốt nhất là vào buổi sáng.

Trứng với lượng phù hợp rất tốt cho người tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, bổ sung 3 lần/ tuần và 1 quả/ lần phù hợp nhất

Lưu ý:

  • Nên ăn trứng luộc: Người bệnh tiểu đường hạn chế ăn mặn và món ăn nhiều dầu mỡ để tránh làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận và tim mạch. Do vậy, cách chế biến trứng tốt nhất là luộc.
  • Nếu lo lắng về cholesterol: Hàm lượng cholesterol gần như hoàn toàn nằm trong lòng đỏ trứng. Vậy nên, nếu bạn lo lắng về cholesterol thì có thể bỏ lòng đỏ và ăn lòng trắng trứng. Bạn nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi quyết định bỏ lòng đỏ trứng. Bởi lòng đỏ trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nó chứa 186mg cholesterol, hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị bổ sung dưới 200mg cholesterol/ ngày ở người bệnh tiểu đường.
  • Những người dùng liều lớn thuốc nhóm statin hoặc người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch chỉ nên ăn lòng trắng trứng, phòng ngừa xảy ra biến cố tim mạch.
  • Nên kết hợp trứng với rau xanh: Bạn nên kết hợp trứng với rau xanh, trái cây hoặc bánh mì nguyên cám thay vì ăn cùng thực phẩm nhiều chất béo chuyển hóa như thịt xông khói, phô mai, xúc xích,…
  • Ưu tiên bổ sung trứng gà: So với trứng vịt, trứng gà giàu omega-3 hơn. Từ đó, giúp giảm phản ứng viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường trên tim mạch.
Nên kết hợp trứng với rau xanh khi sử dụng
Người bệnh nên kết hợp trứng với rau xanh, trái cây để giữ lượng đường trong máu ổn định

TIỂU ĐƯỜNG ĂN ĐƯỢC BÁNH MÌ KHÔNG?

4. Tiểu đường có ăn trứng vịt lộn được không?

Trứng vịt lộn cũng là thực phẩm chứa hàm lượng lớn cholesterol (khoảng 600mg/ quả). Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường vẫn CÓ THỂ ăn thực phẩm này, nhưng cần ăn với lượng hợp lý để ngăn ngừa xảy ra biến chứng trên tim mạch. Bên cạnh đó, trứng vịt lộn chỉ chứa 1g carbohydrat trong 105g trứng nên không làm tăng đường huyết sau ăn.

Bên cạnh việc ăn trứng đúng cách, người bị tiểu đường có thể bổ sung thêm sữa Glucare Gold – sản phẩm sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường. 

Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Đồng thời, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.  

sữa Glucare Gold
Glucare Gold là sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh tiểu đường

Bài viết trên là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được trứng không. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn và người thân sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về trứng cũng như cách bổ sung trứng cho người tiểu đường sao cho hợp lý. Chúc bạn xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và kiểm soát được lượng đường huyết luôn ổn định.

Nếu bạn đọc cần tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý tiểu đường hoặc sản phẩm sữa Glucare Gold, hãy liên hệ với chúng tôi qua fanpage Glucare Gold để được tư vấn và giải đáp nhé!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4/5 - (2 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4/5 - (2 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment