Bệnh tiểu đường và sữa? Những thông tin hữu ích nhất
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Sữa là đồ uống dinh dưỡng và được áp dụng trong nhiều chế độ ăn kiêng khoa học. Tuy vậy, mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và sữa vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ. Bệnh nhân tiểu đường có thể dùng sữa được không? Cùng giải đáp cho những vấn đề này trong bài viết sau đây của Nutricare nhé!
1. Bệnh nhân tiểu đường uống sữa có được không
Người bệnh tiểu đường có uống sữa được không thì là hoàn toàn có thể. Dựa trên giá trị dinh dưỡng, sữa mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định bệnh nhân tiểu đường có uống sữa được không cần xem xét dựa trên nhiều yếu tố trong mối quan hệ giữa người tiểu đường và sữa như sau:
- Mức độ hoạt động: Mức độ hoạt động của người bệnh sẽ quyết định năng lượng cần bổ sung từ chế độ ăn uống, do đó cũng sẽ quyết định lượng sữa mà người bệnh có thể uống.
- Lượng calo tổng thể hấp thu: Tuỳ thể trạng mà nhu cầu năng lượng của mỗi người bệnh là khác nhau. Vì thế, người bệnh cần tính toán và cân đối lượng calo nạp vào cơ thể, hạn chế tình trạng thừa năng lượng gây tăng cân.
- Phân phối lượng chất béo giữa chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa: Chất béo trong sữa tươi lại chủ yếu là chất béo bão hoà. Do đó, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ tim mạch khi uống sữa và ưu tiên chọn sữa ít béo.
- Lượng đồ uống khác: Sữa thường ở dạng nước và chứa nhiều chất điện giải. Vì vậy, cần tính toán lượng sữa phù hợp khi người bệnh sử dụng thêm các loại nước uống khác.
- Kết quả theo dõi đường huyết: Sữa có lượng Carb khá cao, tuy nhiên người bệnh có thể cân đối lượng Carb từ các thực phẩm khác nếu muốn sử dụng sữa. Đồng thời cần theo dõi đường huyết trước và sau uống sữa để xác định xem có thể uống hay không và nên uống với lượng bao nhiêu.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh nhân tiểu đường uống được sữa gì để hỗ trợ kiểm soát đường máu?
- Hướng dẫn xây dựng khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường chi tiết nhất
2. Vai trò của sữa với bệnh nhân tiểu đường
Nhiều nhà khoa học nghiên cứu về tác động của sữa đối với bệnh tiểu đường và chỉ ra các lợi ích của loại thực phẩm này cho người bệnh. Cụ thể, sữa giúp:
2.1. Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Một nghiên cứu năm 2019 đã chỉ rằng có nhiều bằng chứng đáng kể cho thấy Protein trong sữa làm tăng bài tiết và tăng hoạt tính Insulin, giúp ổn định đường huyết sau ăn ở cả người khỏe mạnh và bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường [1].
Cơ chế cho tác dụng từ mối quan hệ người tiểu đường và sữa được cho là do các Axit amin và Peptit hoạt tính sinh học có nguồn gốc từ Protein sữa có tác dụng thay đổi môi trường sinh lý. Theo đó, uống sữa làm chậm quá trình tháo rỗng dạ dày, tăng đáp ứng với Incretin và Insulin. Từ đó giúp đường huyết sau ăn không bị thay đổi quá nhiều và duy trì sự ổn định đường huyết.
2.2. Tăng cường đề kháng cho bệnh nhân tiểu đường
Sữa giàu các dưỡng chất quan trọng như Protein, Vitamin A, Kẽm, Selen, Vitamin E,… Các chất này giúp người bệnh tiểu đường cải thiện hệ miễn dịch đang suy yếu và hạn chế được tình trạng nhiễm khuẩn nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nhiều thành phần hoạt tính sinh học trong sữa tươi như Lactoferrin và Immunoglobulin, các Peptide và Oligosaccharides cũng có tác dụng ngăn chặn các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm,…
2.3. Giảm thiểu nguy cơ các biến chứng tiểu đường
Bạn có nghĩ rằng uống sữa giúp phòng bệnh tiểu đường không, dự phòng biến chứng là mục tiêu quan trọng và hàng đầu trong điều trị tiểu đường. Sữa mang lại nhiều tác dụng hạn chế các biến chứng phổ biến:
- Sữa tốt cho tim mạch: Chứa chất béo bão hoà nhưng sữa tươi lại chứa Omega-3. Đây là Axit béo có tác dụng giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. Các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa gạo,… chứa chủ yếu là chất béo không bão hoà cũng là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường.
- Sữa giúp giảm thiểu nguy cơ gãy xương: Sữa là nguồn bổ sung dồi dào Canxi và Vitamin D giúp ngăn ngừa tiến triển của biến chứng loãng xương, gãy xương.
- Sữa giúp ổn định huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường: Sữa chứa Kali và Lactotripeptides, 2 dưỡng chất đã được chứng tác dụng hạ huyết áp hiệu quả trên người tăng huyết áp và tiền tăng huyết áp. Do đó, đây là loại thực phẩm tiềm năng cho người bệnh tiểu đường bị tăng huyết áp.
2.4. Hạn chế mệt mỏi, căng thẳng trên cho bệnh nhân
Do chuyển hoá bị rối loạn nên người bệnh tiểu đường thường dễ đói và mệt nhiều hơn. Không chỉ bổ sung năng lượng, sữa còn cung cấp Vitamin B6 và B12 giúp điều chỉnh lại chuyển hoá dinh dưỡng trong cơ thể và giảm tình trạng hay đói, mệt mỏi. Ngoài ra, sữa còn chứa lượng đáng kể Tryptophan giúp người bệnh thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn qua tác động của tiểu đường và sữa.
Tìm hiểu thêm: TOP 10 đồ uống giải quyết vấn đề bệnh tiểu đường nên uống gì!
3. Hướng dẫn chọn sữa cho bệnh nhân tiểu đường
Sữa có nhiều công dụng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không phải loại sữa nào người bệnh cũng có thể sử dụng. Người bệnh cần dựa trên các tiêu chí sau đây để lựa chọn loại sữa phù hợp:
- Chỉ số GI thấp: Sữa có chỉ số đường huyết thấp (≤ 55) sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết đột ngột, giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn.
- Sữa động vật ít hoặc tách béo: Sữa động vật tách béo sẽ hạn chế hình thành Cholesterol xấu và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
- Sữa có nguồn gốc thực vật: Sữa thực vật chứa chủ yếu là chất béo không bão hoà giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế biến chứng tim mạch cho người bệnh tiểu đường.
- Không ngọt, ít đường, phù hợp với thể trạng (ví dụ loãng xương, tiểu đường, khó ngủ, kém ăn, ốm yếu…): Sữa ít/không đường sẽ giúp quản lý đường huyết tốt hơn. Đồng thời cần chọn sữa phù hợp với thể trạng như: sữa giàu Canxi và Vitamin D cho người bệnh loãng xương, sữa giàu Tryptophan và Magie cho người bệnh mất ngủ, sữa giàu Vitamin B cho người bệnh ốm yếu,…
- Lựa chọn sữa có ghi thành phần dinh dưỡng rõ ràng: Điều này sẽ giúp kiểm soát được năng lượng và các dưỡng chất nạp vào cơ thể, giúp người bệnh quản lý cân nặng và giảm tác dụng phụ do thừa chất dinh dưỡng.
Có thể bạn quan tâm:
4. Gợi ý những loại sữa tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Người bệnh có thể tham khảo một số loại sữa tốt cho bệnh tiểu đường dưới đây:
Dinh dưỡng | Sữa tươi nguyên chất | Sữa tách béo | Sữa gạo không đường | Sữa đậu nành không đường |
Năng lượng | 74 calo | 37 calo | 47 calo | 41 calo |
Chất béo | 4.4g | 0.25g | 0.97g | 1.96g |
Carbohydrate | 4.8g | 5.02g | 9.17g | 3g |
Chất xơ | – | – | 0.3g | < 0.75g |
Protein | 3.9g | 3.57g | 0.28g | 2.78g |
Canxi | 120mg | 129mg | 118mg | 155mg |
Chỉ số GI | 40 | 30 | – | 30 |
Bên cạnh các loại sữa kể trên, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại sữa công thức chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường. Glucare Gold là sữa tiểu đường hàng đầu hiện nay nhờ chỉ số GI thấp.
Sữa có hệ đường hấp thu chậm tiên tiến (Palatinose, Isomalt, Maltitol). Đồng thời, thành phần Crom trong sữa được chứng nhận tác dụng kiểm soát đường huyết bởi cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu. Hệ 29 vi chất thiết yếu, chất béo tốt MUFA, PUFA và chất xơ FOS/Inulin trong giúp tăng cường sức khoẻ toàn diện cho người bệnh và làm giảm nguy cơ các biến chứng tiểu đường.
5. Người tiểu đường nên uống sữa như thế nào?
Lợi ích sức khoẻ mà sữa đem lại là không nhỏ, tuy nhiên sữa vẫn là thực phẩm có lượng Carb khá lớn. Do đó, người bệnh tiểu đường cần sử dụng sữa một cách hợp lý để ổn định đường huyết hiệu quả hơn. Cụ thể:
- Liều lượng: 1 – 2 ly x 180ml mỗi ngày.
- Thời điểm uống sữa tốt cho bệnh nhân tiểu đường: Bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày.
- Trước khi uống sữa cần cân nhắc hàm lượng Carbohydrate có trong sữa để kiểm soát lượng calo và tránh tăng đường huyết đột ngột.
- Đối tượng không nên dùng: Người dị ứng với sữa/thành phần trong sữa, người bị tổn thương niêm mạc ruột, người không dung nạp Lactose, người mắc hội chứng ruột kích thích,…
- Không được lạm dụng sữa tươi không đường do sữa tươi không đường vẫn chứa lượng đường Lactose vốn có của nó và có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định đường huyết.
- Kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi ăn để cân nhắc có nên uống sữa nữa hay không.
- Nếu bị dị ứng sữa tươi không đường thì nên ngưng sử dụng để tránh các triệu chứng nguy hiểm và có thể cân nhắc chuyển sang các loại sữa nguồn gốc thực vật.
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học và thể thao để quản lý cân nặng hiệu quả hơn, tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể và hạn chế các biến chứng tiểu đường.
Sữa là loại thực phẩm bổ dưỡng và có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ người bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về mối quan hệ giữa tiểu đường và sữa. Từ đó, người bệnh có thể sử dụng sữa đúng cách để kiểm soát đường huyết và cải thiện sức khoẻ.
Nếu bạn có thắc mắc về chủ đề sữa và dinh dưỡng cho người tiểu đường, hãy liên hệ ngay hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để được tư vấn và hỗ trợ về sản phẩm Glucare Gold nhanh nhất.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *