Bệnh tiểu đường nên uống gì? 12+ loại đồ uống giúp kiểm soát đường huyết

4.7/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường thường rất khắt khe và nghiêm ngặt nhằm ổn định đường huyết mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Vậy bệnh tiểu đường nên uống gì để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và tốt cho cơ thể? Cùng tìm ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây của Nutricare nhé!

1. Bệnh tiểu đường nên uống gì?

Trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường uống nước gì tốt, dựa trên nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, các loại thức uống thường được ưu tiên lựa chọn là nước ép rau củ, nước ép trái cây, một số loại trà, sữa chuyên biệt…

Loại nước uống Liều lượng Thời gian uống
Nước lọc
  • Đàn ông nên uống 13 cốc (3,08 lít)
  • Phụ nữ uống khoảng 9 cốc (2,13 lít)
Nước tỏi tây 1 cốc (300ml)/ngày Sau bữa sáng
Nước ép củ cải 1 cốc (300ml)/ngày Trước bữa sáng hoặc bữa trưa
Nước ép mướp đắng 1 – 2 cốc (300 – 600ml)/ngày Sau bữa ăn sáng
Nước ép dưa chuột 1 cốc (200ml)/ngày Bữa sáng hoặc trước khi đi ngủ 30 phút
Nước ép cà chua 1 cốc (300ml)/ngày Sau bữa ăn khoảng 2 – 3 tiếng
Trà lá xoài 1 – 2 cốc/ngày Sáng sớm khi bụng còn đói
Trà hoa cúc 1 – 2 tách trà/ngày Buổi sáng và trước khi đi ngủ
Trà cam thảo 350ml/ngày Giữa buổi sáng hoặc buổi chiều
Trà xanh 2 – 3 tách/ngày 2 giờ trước hoặc sau mỗi bữa ăn. Không dùng vào buổi tối
Nấm linh chi 1,5 – 9g linh chi thái lát; 1 – 1,5g linh chi tán nhuyễn; 1ml dung dịch nấm linh chi Trước bữa sáng hoặc buổi tối
Sữa chuyên biệt cho người tiểu đường 300 – 500ml/ngày Uống vào bữa sáng và sau bữa trưa

1.1. Nước lọc

Nước tinh khiết luôn được ưu tiên vì loại nước này không chứa calo cũng không chứa đường nên không làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể gây ra mất nước nên việc uống đủ nước có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng glucose dư thừa ra ngoài cơ thể. Theo Viện y học khuyên cáo, đàn ông nên uống 13 cốc (3,08 lít) nước, phụ nữ uống khoảng 9 cốc (2,13 lít) [1]

Bạn có làm đa dạng các loại nước uống bằng cách:

  • Thêm 1 lát chanh hoặc cam
  • Thêm các nhánh thảo mộc như: bạc hà, húng quế,….

1.2. Nước tỏi tây

Công dụng cho bệnh nhân tiểu đường:

Nước tỏi tây đặc biệt có ích cho người bệnh tiểu đường do: [2]

  • Chứa ít Carbs (14,2 g/100g tỏi tây), ít Natri và không có chất béo bão hòa hay Cholesterol.
  • Alliums và Kaempferol trong tỏi tây cũng đã được chứng minh tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường.

Liều lượng nên uống: 1 cốc (300ml)/ngày.

Thời điểm uống: Sau bữa sáng.

Lưu ý khi sử dụng: Nước tỏi tây chứa nhiều Vitamin K có thể làm giảm tác dụng các thuốc chống đông máu, vì vậy người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc này cần hạn chế uống nước tỏi tây.

Nước tỏi tây
Nước ép tỏi tây làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh tiểu đường

1.3. Nước ép củ cải

Công dụng: [3]

  • Chỉ số đường huyết (GI): 64 (mức trung bình) và lượng calo thấp: 9,56g/100g
  • Chứa chất Betalain có tác dụng tăng độ nhạy của Insulin và ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột.
  • Hợp chất Nitrat có trong củ cải đường cũng giúp làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.

Liều lượng nên uống: 1 cốc (300ml)/ngày.

Thời điểm uống: Trước bữa sáng hoặc bữa trưa.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Người tiểu đường có tỳ vị hư hàn, mắc kèm các bệnh dạ dày, đường ruột không nên uống nước ép củ cải.
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên uống 1 – 2 lần mỗi tuần và không nên uống nước ép củ cải sống mà nên nấu chín trước khi sử dụng.
  • Không nên sử dụng nước ép củ cải với nho, lê, táo do có thể gây bướu cổ và suy giáp.

1.4. Nước ép mướp đắng

Công dụng: [4]

  • Các hợp chất trong mướp đắng đã được chứng minh là có tác dụng giảm kháng Insulin và điều chỉnh lượng đường cao trong máu.
  • Hàm lượng Vitamin A cao và nhiều chất chống oxy hóa khác giúp phòng ngừa biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường.

Liều lượng nên uống: 1 – 2 cốc (300 – 600ml)/ngày.

Thời điểm uống: Sau bữa ăn sáng.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Nên uống nước ép mướp đắng ngay sau khi chế biến để tránh nước ép bị biến chất.
  • Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không nên uống nước ép mướp đắng do có thể gây co thắt tử cung và sinh non.
Nước ép mướp đắng
Nước ép mướp đắng hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa tiến triển tiểu đường type 2

1.5. Nước ép dưa chuột

Công dụng: [5]

  • Chỉ số đường huyết (GI) ở mức thấp: 15
  • Chứa rất ít calo, giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả cho người bệnh tiểu đường type 2 bị béo phì.

Liều lượng nên uống: 1 cốc (200ml)/ngày.

Thời điểm uống: Bữa sáng hoặc trước khi đi ngủ 30 phút.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Tránh sử dụng những quả dưa chuột có vị đắng do có thể gây khó tiêu.
  • Dưa chuột có tính lạnh nên người bệnh tiểu đường có hệ tiêu hoá yếu nên hạn chế uống nước ép dưa chuột.
  • Nước ép dưa chuột có tác dụng lợi tiểu nên người bệnh đang sử dụng các thuốc lợi tiểu cần cân nhắc khi uống.

1.6. Nước ép cà chua

Công dụng: [6]

  • Cà chua có chỉ số GI = 15 (mức thấp), chứa nhiều chất xơ, ít Carbs (3,9g/100g) và chất béo, không chứa Cholesterol nên hỗ trợ kiểm soát cân nặng và đường huyết hiệu quả.

Liều lượng nên uống: 1 cốc (300ml)/ngày.

Thời điểm uống: Sau bữa ăn khoảng 2 – 3 tiếng.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Không nên dùng cà chua xanh do chứa Alkaloid có thể gây ngộ độc.
  • Nên dùng cà chua chín thay cho cà chua sống.
  • Không nên uống nước ép cà chua khi đói do Pectin và nhựa Phenolic trong cà chua có thể gây đau bụng và tăng nguy cơ loét dạ dày.
  • Người bệnh tiểu đường bị đau dạ dày không nên uống nhiều nước ép cà chua.
Nước ép cà chua
Nước ép cà chua giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường

Có thể bạn quan tâm:

1.7. Trà lá xoài

Công dụng:

  • Hai hoạt chất 3Beta-taraxerol và Mangiferin trong lá xoài có tác dụng làm tăng độ nhạy của Insulin, ổn định đường huyết sau ăn nhờ làm chậm quá trình hấp thu tại ruột.

Liều lượng nên uống: 1 – 2 cốc/ngày.

Thời điểm dùng: Sáng sớm khi bụng còn đói.

Lưu ý khi sử dụng: Không nên uống trà lá xoài gần với các loại thuốc hạ đường huyết khác do có thể gây hạ đường huyết đột ngột.

Lá xoài non
Trà lá xoài non giúp ổn định đường huyết sau ăn

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường ăn cam được không?

1.8. Trà hoa cúc

Công dụng: Trà hoa cúc là một trong những thức uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường. Trà hoa cúc chứa rất ít calo và giàu các chất chống oxy hoá hỗ trợ kiểm soát đường huyết và làm giảm sự tiến triển của tiểu đường type 2. [7]

Liều lượng nên uống: 1 – 2 tách trà/ngày.

Thời điểm dùng: Buổi sáng và trước khi đi ngủ.

Lưu ý khi sử dụng: Phụ nữ tiểu đường thai kỳ bị tiêu chảy, tỳ vị hư hàn không nên uống trà hoa cúc.

1.9. Trà cam thảo

Công dụng:

  • Cam thảo chứa chất Amorfrutin có tác dụng làm hạ đường máu, chống viêm và giảm kháng insulin.
  • Cam thảo còn giúp điều hòa Cholesterol máu và giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Do đó, trà cam thảo giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường type 2.

Liều lượng nên uống: 350ml/ngày.

Thời điểm dùng: Giữa buổi sáng hoặc buổi chiều.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Người bệnh tiểu đường bị các bệnh gan, thận hoặc huyết áp cao không nên uống trà cam thảo.
  • Cam thảo có tác dụng lợi tiểu và nhuận tràng nên người bệnh có đường ruột yếu không nên sử dụng.
Trà cam thảo
Trà cam thảo ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường kiêng ăn trái cây gì?

1.10. Trà xanh

Công dụng:

  • Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa nhóm Polyphenol và Polysaccharide giúp điều hòa đường huyết và giảm Cholesterol xấu trong cơ thể, giúp dự phòng biến chứng tiểu đường.
  • Trà xanh còn có tác dụng giảm tình trạng viêm tự miễn, giúp làm chậm tiến triển của tiểu đường type 1 khiến nó không thể không có khi trả lời cho việc bệnh tiểu đường nên uống gì.

Liều lượng nên uống: 2 – 3 tách/ngày.

Thời điểm dùng: 2 giờ trước hoặc sau mỗi bữa ăn. Không dùng vào buổi tối.

Lưu ý khi sử dụng: Trà xanh chứa hàm lượng cao Caffein nên người bệnh tiểu đường bị huyết áp cao không nên uống.

1.11. Nấm linh chi

Công dụng:

  • Nấm linh chi chứa nhiều hợp chất như Polysaccharid, Proteoglycan, Protein, Triterpenoids,… giúp thúc đẩy tăng sinh Insulin ở tuyến tụy và giảm sự đề kháng Insulin, giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
  • Các hợp chất này còn giúp điều hoà mỡ máu, chống viêm và tăng cường miễn dịch, giúp giảm nguy cơ các biến chứng trên tim mạch, thần kinh và mắt.

Liều lượng nên uống:  1,5 – 9g linh chi thái lát; 1 – 1,5g linh chi tán nhuyễn; 1ml dung dịch nấm linh chi.

Thời điểm dùng: Trước bữa sáng hoặc buổi tối.

Lưu ý khi sử dụng: Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ và người bệnh cao huyết áp không nên dùng nấm linh chi.

Nấm linh chi
Nấm linh chi có nhiều công dụng hiệu quả đối với người bệnh tiểu đường

Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có nên ăn bưởi không?

1.12. Sữa chuyên biệt cho người tiểu đường

Loại sữa cho bệnh nhân tiểu đường: Các loại sữa ít béo và không đường như sữa tách béo, sữa đậu nành, sữa gạo hoặc các loại sữa không đường khác có thể cung cấp calo, vitamin và khoáng chất rất phù hợp trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường nên uống gì.

Công dụng cho bệnh nhân tiểu đường: Các loại sữa này đều nằm trong nhóm có chỉ số đường huyết thấp và ít calo, giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng cao với nhiều Vitamin và khoáng chất trong sữa cũng giúp tăng cường sức khỏe, giảm viêm, sáng mắt và dự phòng các biến chứng tiểu đường.

  • Liều lượng nên uống: 300 – 500ml/ngày.
  • Cách dùng: Uống vào bữa sáng và sau bữa trưa.
sữa Glucare Gold
Glucare Gold là sữa dinh dưỡng hàng đầu cho người bệnh tiểu đường

2. Bệnh tiểu đường không nên uống gì?

Ngoài việc bệnh tiểu đường nên uống gì thì có một vài thức uống người bệnh tiểu đường cần hạn chế do đem đến nhiều ảnh hưởng không tốt tới việc kiểm soát đường huyết. Cụ thể:

2.1. Soda và nước tăng lực

Các thức uống này thường chứa rất nhiều đường tinh luyện hấp thu nhanh nên có thể làm tăng đường huyết đột ngột và nguy cơ bị bệnh tiểu đường type 2. Theo một nghiên cứu trên 1.695 người cho thấy, người ở độ tuổi trung niên nếu uống trên 3 loại nước uống có đường mỗi tuần có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn 46% so với người không uống. Ngoài ra, theo USDA, 1 lon nước tăng lực có chứa hơn 26 đường và 75mg caffein. Vì thế, 2 loại nước này nên được loại bỏ khỏi danh sách thức uống người bệnh tiểu đường nên uống.

2.2. Đồ uống có cồn

Các loại rượu bia có thể gây tăng đường huyết và cả hạ đường huyết xuống mức nguy hiểm ở người bệnh tiểu đường type 1. Ngoài ra, các thức uống này có thể làm giảm hiệu quả của Insulin và các thuốc điều trị tiểu đường.

2.3. Cocktail

Cocktail có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng chứa rất nhiều Carbohydrate nên có thể gây tăng lượng đường trong máu như khi uống soda.

Rượu bia
Rượu bia làm giảm hiệu quả của Insulin và các thuốc điều trị tiểu đường

Bên cạnh chế độ ăn hằng ngày, các thức uống được sử dụng cũng góp phần không nhỏ trong quá trình kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường. Hy vọng thông qua những chia sẻ của các chuyên gia Nutricare về chủ đề “Bệnh tiểu đường nên uống gì?”, bạn sẽ lựa chọn được loại thức uống phù hợp nhất giúp cải thiện chất lượng sống cho người bệnh tiểu đường.

Liên hệ ngay tới số hotline 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc website Nutricare để được giải đáp các thắc mắc về chủ đề dinh dưỡng của bệnh tiểu đường bạn nhé!

Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Nguồn tham khảo:

1. Ginta, D. (2020) Drinks for diabetics: What you can have and what to avoid, Healthline. Available at: https://www.healthline.com/health/diabetes/drinks-for-diabetics (Accessed: January 18, 2024).

2. Petre, A., MS and (nl), R. D. (2019) What are leeks and wild ramps? 10 impressive benefits, Healthline. Available at: https://www.healthline.com/nutrition/leek-benefits (Accessed: January 19, 2024).

3. Củ cải đường: Những điều cần biết và lợi ích cho sức khỏe. Vinmec.com. Available at: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/cu-cai-duong-nhung-dieu-can-biet-va-loi-ich-cho-suc-khoe (Accessed: January 19, 2024).

4. Ai không nên ăn mướp đắng? Vinmec.com. Available at: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/ai-khong-nen-an-muop-dang (Accessed: January 19, 2024).

5. Frothingham, S. (2019) Are cucumbers good to eat with diabetes?, Healthline. Available at: https://www.healthline.com/health/is-cucumber-good-for-diabetes (Accessed: January 19, 2024).

6. Uống nước ép cà chua có tác dụng gì? Vinmec.com. Available at: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/uong-nuoc-ep-ca-chua-co-tac-dung-gi/ (Accessed: January 19, 2024).

BS CK II BÙI HỒNG THANH

4.7/5 - (3 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
4.7/5 - (3 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment