Tại sao người già ăn ít và cách khắc phục hiệu quả

5/5 - (7 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Ăn ít là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi, việc ăn ít sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vậy tại sao người già ăn ít và cần khắc phục bằng cách nào cho hiệu quả?

Có thể bạn quan tâm:

NGƯỜI GIÀ BIẾNG ĂN NÊN ĂN GÌ?

1. Tại sao người già ăn ít và cách khắc phục hiệu quả?

Tình trạng chán ăn ở người cao tuổi thường đến từ nhiều lý do. Tuy nhiên, các lý do chủ yếu đến từ việc suy giảm chức năng ở người già.

1.1. Suy giảm khả năng khứu giác và vị giác

Người già chán ăn do giảm vị giác và khứu giác

Khứu giác và vị giác suy giảm khiến người cao tuổi khó cảm nhận được mùi vị thức ăn, họ sẽ không xác định được thức ăn có ngon hay không, có hợp khẩu vị hay không. Tình trạng này kéo dài khiến người cao tuổi mất dần hứng thú với việc ăn uống.

Để khắc phục những ảnh hưởng của tình trạng suy giảm khứu giác, vị giác đến khả năng ăn uống của người cao tuổi có thể áp dụng một số biện pháp:

  • Thường xuyên thay đổi công thức nấu ăn.
  • Thay thế các loại gia vị thường sử dụng bằng thảo dược hoặc loại gia vị mạnh hơn để tăng hương vị. Tuy nhiên tránh thêm nhiều đường và muối vì 2 gia vị này ăn nhiều không tốt cho người già
  • Bổ sung một số hương vị mới cho món ăn thêm hấp dẫn.

1.2. Giảm khả năng thị giác

Màu sắc, hình dạng, cách trình bày thực phẩm có khả năng kích thích khả năng ăn uống. Ở người cao tuổi các vấn đề về thị lực như: Đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, khô mắt, glocom… làm hình ảnh trở nên mờ nhạt vì vậy giảm khả năng cảm nhận món ăn của người cao tuổi và dẫn đến tình trạng chán ăn kéo dài.

Trong thực đơn hàng ngày của người cao tuổi, bạn có thể tăng các tác động đến thị giác bằng một số cách:

  • Tăng màu sắc của thực phẩm trên đĩa.
  • Nên sắp xếp thực phẩm riêng rẽ để các màu sắc trở nên rõ ràng và dễ dàng cảm nhận. Với món ăn chính nên để một màu sắc nhất định và phối hợp thêm các món ăn khác như salad với màu sắc đa dạng hơn như cà rốt, cà chua, các loại rau xanh…
  • Thường xuyên thay đổi cách trình bày món ăn.

1.3. Vấn đề răng miệng

Trả lời câu hỏi tại sao người già ăn ít thì tình trạng răng miệng của người cao tuổi như mòn, sứt mẻ răng, răng yếu, dễ bị gãy, sâu răng, tủy răng xơ teo, tụt lợi, giảm tiết nước bọt… khiến việc nhai và nuốt trong quá trình ăn uống trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra tình trạng răng lung lay ở người cao tuổi làm tăng khả năng viêm lợi, mưng mủ khiến người già gặp khó khăn khi nhai thức ăn và ngại nhai do sợ đau.

Một số người cao người cao tuổi sử dụng răng giả nếu không được vệ sinh đúng cách cũng sẽ gây ra viêm lợi với hậu quả tương tự. Tình trạng này kéo dài làm người già chán không muốn ăn hoặc chỉ ăn qua loa.

Người già răng yếu
Vấn đề răng miệng khiến người già ăn uống khó khăn

Các vấn đề liên quan đến răng miệng ảnh hưởng đến quá trình ăn uống ở người cao tuổi cần được khắc phục bằng một số biện pháp:

  • Thăm khám nha sĩ thường xuyên để kiểm tra, điều trị các vấn đề liên quan đến răng miệng.
  • Sử dụng những thực phẩm mềm như đậu phụ, trứng, cá ngừ…
  • Thực phẩm nên được thái nhỏ giúp dễ nhai nuốt.
  • Thay vì sử dụng các loại rau còn sống nên nấu chín nhừ.
  • Sử dụng nước ép hoa quả thay vì sử dụng hoa quả tươi.
  • Thịt xay hoặc cắt nhỏ là những thực phẩm dễ nhai hoặc thay vì thịt, có thể cân nhắc các thực phẩm mềm như đậu đã được nấu nhừ, trứng, đậu phụ, cá ngừ,…
  • Trường hợp khó nhai nuốt nên sử dụng cháo, soup, canh hoặc thực phẩm lỏng bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho người cao tuổi như sữa Nutricare Gold.

1.4. Tác dụng phụ của một số thuốc

Thuốc điều trị các bệnh mạn tính phổ biến như thoái hóa khớp, gout, tăng mỡ máu, bệnh đường tiêu hóa (dạ dày, táo bón) là nguyên nhân dẫn đến chứng chán ăn ở người cao tuổi:

  • Thuốc giảm mỡ máu: Làm tăng men gan ảnh hưởng đến chức năng gan gây khó khăn cho việc tiêu hóa thức ăn.
  • Các thuốc trị bệnh tim mạch, thuốc ngủ, thuốc an thần, chống đau nhức, thuốc trị cảm… làm giảm cảm giác trong ăn uống.

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng trên và đề xuất đổi thuốc (nếu có thể) hoặc sử dụng các thuốc khác để điều chỉnh tình trạng chán ăn ở người cao tuổi.

1.5. Táo bón

Táo bón là một trong số những bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở người cao tuổi do các nguyên nhân như: chế độ ăn ít chất xơ, thiếu nước, hạn chế vận động dẫn đến giảm nhu động ruột hoặc tác dụng phụ của một số thuốc. Tình trạng táo bón kéo dài ở người cao tuổi gây cảm giác đầy bụng, khó chịu và chán ăn.

Theo nghiên cứu: Táo bón có thể làm giảm cảm giác thèm ăn ở người lớn tuổi với tỷ lệ 30-40% người cao tuổi sống với gia đình và 50% với người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão.

Để giải quyết dứt điểm vấn đề táo bón và chán ăn do táo bón ở người cao tuổi cần kết hợp nhiều biện pháp như:

  • Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc…
  • Uống đầy đủ nước hàng ngày, đặc biệt sau bữa ăn để tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể.
  • Làm ẩm thức ăn bằng một số loại nước sốt và có thể hạn chế được tình trạng khô miệng.
  • Tăng cường vận động bằng những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga…
  • Chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
  • Không lạm dụng thuốc nhuận tràng vì có thể làm tình trạng táo bón ở người cao tuổi trở nên tồi tệ hơn cùng một số tác dụng phụ như đầy hơi, chướng bụng, mất cân bằng điện giải, chảy máu trực tràng…

1.6. Luôn có cảm giác no

Tình trạng luôn có cảm giác no là một trong số những dấu hiệu điển hình của các bệnh lý tiêu hóa thường gặp trên người cao tuổi như đầy hơi, khó tiêu, loét dạ dày, bệnh gan, hội chứng ruột kích thích… Ngoài ra, tình trạng này cũng thường gặp ở người cao tuổi ít hoạt động thể chất nên cảm thấy no nhanh hơn trong khi ăn.

Tình trạng luôn cảm thấy no khiến người cao tuổi thường không muốn ăn, ăn ít gây thiếu năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, người cao tuổi cần thường xuyên thăm khám y tế để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiêu hóa cũng như vận động thường xuyên để giúp tiêu hóa tốt hơn.

1.7. Ăn một mình

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Queensland chỉ ra rằng ăn 1 mình làm giảm khả năng ăn. Tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn ở đối tượng người cao tuổi. Do đó, một bữa ăn với đông đủ thành viên trong gia đình, cùng sự động viên chăm sóc từ con cái sẽ giúp người cao tuổi cảm thấy hưng phấn hơn, muốn ăn uống để khỏe mạnh hơn. Nhờ đó, tình trạng chán ăn ở người cao tuổi được cải thiện đáng kể.

Bữa ăn gia đình
Bữa ăn đông đủ thành viên giúp cải thiện tình trạng chán ăn ở người già

1.8. Trầm cảm

Chứng trầm cảm thường gặp phải ở người cao tuổi do người già dễ rất dễ chán nản, buồn rầu nếu không nhận được quan tâm và chăm sóc đầy đủ. Bên cạnh các triệu chứng điển hình như suy giảm nghị lực, mất tập trung… Biểu hiện chán ăn là một trong số những triệu chứng giúp nhận biết bệnh trầm cảm ở người cao tuổi.

Đứng trước tình trạng này, cần tiến hành kết hợp nhiều liệu pháp điều trị bao gồm thăm khám, chẩn đoán bệnh từ các chuyên gia y tế, nhập viện điều trị nếu cần thiết, chăm sóc tâm lý, tâm lý trị liệu và thuốc. Ngoài ra vẫn cần đảm bảo một thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng – đáp ứng các nhu cầu sức khỏe của cơ thể.

1.9. Rối loạn giấc ngủ

Rối loạn giấc ngủ khiến người cao tuổi ngủ không ngon giấc, tình trạng này kéo dài cơ thể sẽ suy nhược và gây ra bệnh biếng ăn ở người lớn.

Cần điều chỉnh, cải thiện chức năng giấc ngủ bằng việc xây dựng một lối sống khỏe mạnh thông qua các biện pháp như:

  • Xây dựng, duy trì các hoạt động thể lực như yoga, đi bộ, đạp xe.
  • Sử dụng trà thảo dược, thực phẩm chức năng giúp ngủ ngon.
  • Sử dụng các thực phẩm tốt cho giấc ngủ: sữa và các chế phẩm từ sữa, nước ép trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…

Lưu ý: Không sử dụng thuốc giúp ngủ ngon nếu không có chỉ định từ các chuyên gia y tế.

Tìm hiểu thêm:

2. Ảnh hưởng của tình trạng ăn ít đến sức khỏe người cao tuổi

Đã biết tại sao người già ăn ít nhưng ăn ít có ảnh hưởng như thế nào? Do càng lớn tuổi, sức khỏe càng suy giảm, nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ làm suy giảm phần lớn nguồn năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể. Không chỉ vậy, tình trạng chán ăn khiến cơ thể người cao tuổi thiếu hụt nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết để chống lại sự tấn công của bệnh tật và quá trình lão hóa.

Chức năng của các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi cũng sẽ bị tác động trực tiếp bởi việc chán ăn, đặc biệt là hệ thống cơ bắp, hệ tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… Đây sẽ là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm cũng như mãn tính ở người cao tuổi.

Người lớn tuổi chán ăn
Chán ăn gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người cao tuổi

Có thể bạn quan tâm:

Người già nên uống gì cho khỏe? Top 7 đồ uống người cao tuổi nên bổ sung

3. Dấu hiệu nhận biết tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng ở người già

Nhận biết sớm bệnh chán ăn ở người cao tuổi thông qua các triệu chứng lâm sàng giúp ngăn ngừa được những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người già:

  • Người già cảm thấy ăn không ngon miệng, ăn ít.
  • Giảm cân đáng kể từ 5%- 10% cân nặng trong vòng 6 tháng – 1 năm.
  • Miệng khô, da khô, da xanh xao, nhợt nhạt, môi bị lở, móng tay, móng chân dễ gãy, tóc rụng nhiều.
  • Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, thường xuyên đau bụng, đi ngoài phân rắn, lỏng thất thường…
  • Mệt mỏi liên tục, chóng mặt, xuất hiệu các cơn ngất xỉu.
  • Trí nhớ kém, tâm lý thay đổi, hay cáu gắt.
  • Với những người cao tuổi có các bệnh lý nền như tim mạch, bệnh lý liên quan đến xương khớp, viêm gan, hen suyễn… mức độ bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn bên cạnh suy dinh dưỡng.

Ngay khi thấy xuất hiện một trong số những triệu chứng trên ở người cao tuổi, cần chủ động đưa họ đến thăm khám tại cơ sở y tế để có được hướng điều trị phù hợp.

Với thông tin hữu ích trả lời cho câu hỏi “Tại sao người già ăn ít?” có thể thấy rằng chán ăn ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến đến từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, chủ yếu là do thay đổi chức năng sinh lý ở người cao tuổi. Vì vậy, để cải thiện và dự phòng các ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cần chủ động kết hợp giữa việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động phù cho người cao tuổi.

Để đảm bảo dinh dưỡng, người cao tuổi có thể bổ sung thêm sữa Nutricare Gold. Với công thức được phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa kỳ cùng 56 dưỡng chất với hệ Đạm thực vật và Đạm Whey từ Mỹ cùng FOS, Lactose free hỗ trợ tiêu hóa hấp thu… Nutricare Gold giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe, phù hợp với người cao tuổi mệt mỏi và chán ăn do bệnh lý.

nutricare gold mớiNếu cần tìm hiểu thêm về các giải pháp hồi phục sức khỏe cho người già, các bạn vui lòng liên hệ số hotline: 18006011 hoặc truy cập Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được giải đáp cụ thể hơn!

 

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

5/5 - (7 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
5/5 - (7 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *