Uống gì để phòng chống đột quỵ? 14+ loại nước hỗ trợ ngăn ngừa bệnh HIỆU QUẢ
Chọn đồ uống phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ. Hãy ưu tiên những loại nước giàu chất chống oxy hóa, khoáng chất như kali, magie, axit béo omega-3 và ít đường. Vậy cụ thể uống gì để phòng chống đột quỵ? Hãy cùng tiếp tục theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời!
1. 2 loại trà giúp giảm tỷ lệ đột quỵ
Trà xanh và trà đen là 2 loại trà giúp hạn chế căn bệnh đột quỵ:
1.1. Trà xanh
Tác dụng: Theo một nghiên cứu, việc uống trung bình khoảng 3 tách trà xanh mỗi ngày sẽ giúp giảm được tới 21% nguy cơ bị đột quỵ do các bệnh tim mạch. Tiến sĩ Lenore Arab – trưởng nhóm nghiên cứu cho biết trà xanh chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe tim mạch ở người cao tuổi, chẳng hạn như chất chống oxy hóa epigallocatechin và một số loại axit amin. Các hợp chất này giúp ngăn ngừa lão hóa mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim – một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ [1].
Cách pha trà xanh [2]:
- Rửa sạch lá trà, vò nát lá già, cắt ngắn thân cành.
- Tráng lá trà với nước sôi, đổ bỏ nước.
- Cho lá trà vào ấm nước sôi, nấu trong 10 phút.
- Rót trà ra bình, để nguội bớt hoặc làm lạnh rồi thưởng thức.
Liều lượng: khoảng 3 tách (đảm bảo dưới 400mg caffeine) mỗi ngày [3].
1.2. Trà đen
Tác dụng: Trà đen giúp giảm nguy cơ đột quỵ bởi trong loại trà này có chứa flavonoid, đây là chất có tác dụng giảm cholesterol và đường huyết – những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng đột quỵ [4].
Cách pha trà đen [5]:
- Chuẩn bị 5g trà đen và nước sạch.
- Tắt bếp ngay khi nước sôi.
- Cho trà vào ấm, tráng trà bằng nước sôi rồi đổ bỏ nước.
- Thêm 300ml nước sôi vào ấm.
- Hãm trà 2 – 3 phút rồi thưởng thức.
Liều lượng: 2 – 3 tách mỗi ngày (đảm bảo dưới 400mg caffeine).
2. 2 loại nước ép trái cây tiêu biểu giúp giảm nguy cơ đột quỵ
Trái cây giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ sức khỏe não bộ và mạch máu, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ [3]. Để tận dụng lợi ích này mà không nạp quá nhiều đường, bạn có thể bổ sung 2 loại nước ép sau:
2.1. Nước ép cà chua
Tác dụng: Cà chua giàu vitamin A, C và đặc biệt là lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh. Lycopene giúp thanh lọc máu, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và tăng cường độ đàn hồi của thành mạch, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ [4].
Cách làm nước ép cà chua [6]:
- Rửa sạch cà chua bằng nước muối loãng rồi xả lại với nước.
- Cắt cà chua (nếu quả to) rồi ép lấy nước bằng máy ép hoặc xay nhuyễn rồi lọc qua rây.
- Thêm đường (liều lượng ít) và đá (tùy thích) vào nước ép và thưởng thức.
Liều lượng: khoảng 240ml mỗi ngày [7].
2.2. Nước ép lựu
Tác dụng: Lựu đã được chứng minh có khả năng làm loãng máu, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông [8], yếu tố gây đau tim và các bệnh tim mạch khác, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ [9].
Cách làm nước ép lựu [10]:
- Tách hạt lựu bằng cách cắt đầu quả, khía vỏ dọc theo múi và tách múi.
- Ép hạt lựu bằng máy ép hoặc xay nhuyễn rồi lọc qua rây.
- Thêm đường (liều lượng ít), chanh (tùy thích) khi xay.
- Rót nước ép ra ly, thêm đá (tùy thích) và thưởng thức.
Liều lượng [11]:
- Nam giới: 200ml/ngày
- Nữ giới: 150ml/ngày
3. 4 loại nước ép rau củ tiêu biểu hạn chế hình thành cục máu đông
Bên cạnh nước ép trái cây, nước ép rau củ cũng là lựa chọn tuyệt vời để hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ. Giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, nước ép rau củ giúp tăng cường sức đề kháng, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol và hạn chế hình thành cục máu đông [3]. Một số loại nước ép rau củ được khuyến nghị bao gồm:
3.1. Nước ép cà rốt
Tác dụng: Cà rốt giàu carotene (chuyển hóa thành vitamin A), giúp hạn chế xơ vữa động mạch, giảm tới 25% nguy cơ bị đột quỵ [4]. Ngoài ra, nước ép cà rốt còn chứa kali có tác dụng ổn định huyết áp, kiểm soát nồng độ cholesterol và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ [12].
Cách làm nước ép cà rốt [13]:
- Gọt vỏ, cắt bỏ đầu đuôi cà rốt, rửa sạch rồi thái thành những khoanh nhỏ.
- Sau đó, cho cà rốt đã cắt vào máy ép trái cây để lấy nước.
Liều lượng: khoảng 100ml mỗi ngày [12].
3.2. Nước ép cần tây
Tác dụng: Phthalide trong nước ép cần tây giúp giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu và hạ huyết áp. Điều này góp phần giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim cũng như đột quỵ [14].
Cách làm nước ép cần tây [15]:
- Cắt bỏ phần rễ cần tây, rửa sạch rồi ngâm vào nước muối pha loãng khoảng 5 phút.
- Vớt cần tây ra, rửa lại bằng nước sạch một lần nữa.
- Cắt cần tây thành những khúc nhỏ vừa với miệng máy ép.
- Cho từng khúc cần tây vào máy ép để lấy nước cốt.
- Đổ nước ép cần tây ra ly, có thể thêm một ít nước lọc nếu muốn loãng hơn, khuấy đều và thưởng thức.
Liều lượng: khoảng 250ml mỗi ngày [16].
3.3. Nước ép cải xoăn
Tác dụng: Cải xoăn là nguồn cung cấp dồi dào flavonoid, sắt, omega-3 hỗ trợ hoạt động não bộ, giảm nguy cơ đột quỵ [17]. Ngoài ra, cải xoăn còn chứa mangan, một khoáng chất vi lượng có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, ngăn ngừa tiểu đường – một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ [18].
Cách làm nước ép cải xoăn [19]:
- Rửa sạch cải xoăn và chanh bằng nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
- Gọt vỏ gừng, rửa sạch và để nguyên củ.
- Cho cải xoăn (đã bẻ đôi hoặc cắt nhỏ), gừng, nước lọc và nước cốt của nửa quả chanh vào máy xay sinh tố.
- Xay nhuyễn hỗn hợp trong khoảng 1 phút. Dùng rây lọc phần nước ép ra ly và thưởng thức.
Liều lượng: 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100 – 150ml [18].
3.4. Nước ép dưa chuột
Tác dụng: Một quả dưa chuột chứa hàm lượng kali đáng kể, lên đến 152mg. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa và ổn định huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đảm bảo đủ lượng kali cần thiết cho cơ thể giúp ngăn ngừa đột quỵ, đồng thời cải thiện sức khỏe tim mạch [20].
Cách làm nước ép dưa chuột [21]:
- Cắt bỏ hai đầu dưa chuột rồi rửa sạch, sau đó cắt thành các lát tròn mỏng.
- Vắt chanh lấy nước cốt, vớt bỏ đi hạt chanh.
- Cho dưa chuột vào máy ép để ép lấy nước.
- Trộn nước ép dưa leo với nước cốt chanh, nước đường (liều lượng ít). Thêm đá hoặc làm lạnh rồi thưởng thức.
Liều lượng: chỉ nên dùng tối đa 400g dưa chuột mỗi ngày [22].
4. 4 loại sữa hỗ trợ phòng ngừa tai biến
Cùng điểm qua các loại sữa giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả:
4.1. Sữa ít béo
Tác dụng: Sữa ít béo vừa bổ sung canxi vừa kiểm soát cân nặng, giúp giảm cholesterol xấu, hạ huyết áp, nhờ đó hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ [23].
Liều lượng: tối đa 3 ly sữa mỗi ngày – khoảng 675ml [24].
4.2. Sữa bò hữu cơ
Tác dụng: Với hàm lượng kali và omega-3 cao, sữa bò hữu cơ giúp kiểm soát huyết áp và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, góp phần phòng ngừa đột quỵ [23].
Liều lượng: tối đa 3 ly sữa mỗi ngày – khoảng 675ml [24].
4.3. Sữa gạo
Tác dụng: Sữa gạo hữu cơ tốt cho tim mạch nhờ chứa carbohydrate và flavonoid – một chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác [25].
Liều lượng: không quá 200ml/ngày [25].
4.4. Sữa đậu nành
Tác dụng: Đậu nành, sản phẩm từ đậu nành, bao gồm cả sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất xơ và axit béo omega-3, giúp giảm cholesterol xấu (LDL), một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ và các bệnh tim mạch [26].
Cách nấu sữa đậu nành [27]:
- Ngâm đậu 6 – 8 tiếng, rửa sạch.
- Xay nhuyễn đậu với nước, lọc bỏ bã.
- Xay bã lần nữa với nước rồi lọc.
- Đun sôi nước đậu đã lọc với lá dứa 20 – 25 phút, khuấy đều và vớt bọt.
- Thêm muối, đường hoặc sữa đặc (tùy thích).
Liều lượng [28]:
- Người trưởng thành: không quá 500ml/ngày
- Trẻ em: không quá 300ml/ngày
Ngoài việc bổ sung các loại nước trên, bạn có thể lựa chọn thêm sữa Nutricare Gold – sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y học Nutricare Hoa Kỳ. Với hàm lượng Omega – 3 cao, sữa Nutricare Gold có tác dụng hạn chế sự tích tụ mảng bám trên thành mạch máu, cải thiện lưu thông máu, từ đó ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả.
Bên cạnh đó, Omega 3, 6, 9 trong sữa còn giúp giảm Cholesterol xấu và điều hòa mỡ máu, góp phần bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đồng thời, hệ Antioxidants trong Nutricare Gold còn có tác dụng trung hòa các gốc tự do có hại, giảm sự phá hủy protein và lipid, giảm tình trạng xơ vữa động mạch, nhờ đó hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
5. Nước lọc giúp lưu thông máu tốt
Tác dụng: Nước lọc không chứa calo, carbohydrate, đường hay caffeine, đóng vai trò thiết yếu cho sức khỏe tổng thể. Uống đủ nước giúp điều hòa huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa hình thành cục máu đông, nhờ đó phòng tránh đột quỵ [3].
Liều lượng: Lượng nước khuyến nghị mỗi ngày là 1.8 – 2.2 lít, tùy thuộc vào cân nặng và cường độ hoạt động. Những người vận động nhiều, ra mồ hôi nhiều cần uống nhiều nước hơn để bù nước cho cơ thể [3].
6. Dầu cá chứa Omega-3 phòng ngừa đột quỵ
Tác dụng: Đột quỵ xảy ra khi cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu trong não, dầu cá chứa omega-3 – một loại axit béo có khả năng làm giảm độ kết dính của tiểu cầu, giúp cải thiện tính linh hoạt và chức năng của mạch máu, cho phép máu lưu thông tốt hơn, từ đó hạn chế sự hình thành cục máu đông. Nhờ tác dụng này, omega-3 trong dầu cá giúp ngăn ngừa đột quỵ thiếu máu cục bộ hiệu quả [29].
Liều lượng: 2 – 4 viên dầu cá mỗi ngày với 1 viên dầu cá chứa khoảng 100mg omega-3 [30].
3 loại nước cần tránh để hạn chế đột quỵ [3] Để phòng ngừa đột quỵ cũng như bảo vệ sức khỏe tổng thể, bạn cần hạn chế những loại nước dưới đây:
|
Bài viết đã giải đáp chi tiết cho thắc mắc “uống gì để phòng chống đột quỵ” với danh sách các loại nước uống tốt có tác dụng phòng ngừa đột quỵ. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu tìm hiểu chi tiết về sữa Nutricare Gold chứa hàm lượng Omega 3 cao giúp phòng chống đột quỵ hiệu quả, vui lòng liên hệ đến số hotline 18006011 hoặc truy cập vào Nutricare Gold – Bí quyết sống khỏe để được hỗ trợ nhanh chóng!
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *