Chuyên gia hướng dẫn: Phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước hoàn toàn trong 1 năm
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình chăm sóc hậu phẫu. Đây là phương pháp giúp người bệnh có thể phục hồi mức độ vận động của khớp gối, ngăn chặn tình trạng teo cơ sau phẫu thuật. Hãy cùng theo dõi những chia sẻ về phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước trong từng giai đoạn trong bài viết ngay sau đây
1. Bài tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
Người bệnh cần thực hiện các bài tập phục hồi chức năng bởi việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc phẫu thuật.
1.1. Giai đoạn từ ngày đầu đến tuần thứ nhất sau mổ
Các bài tập giai đoạn này hỗ trợ khôi phục chức năng cơ tứ đầu đùi, đồng thời thúc đẩy quá trình phục hồi, hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối sau phẫu thuật.
1.1.1. Bài tập di động xương bánh chè
Người bệnh có thể tự thực hiện hoặc người thân hỗ trợ. Người bệnh nằm/ ngồi duỗi chân, tay đặt lên đầu gối và giữ vào xương bánh chè. Sau đó tay di động xương bánh chè sang ngang, lên xuống.
Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần, mỗi lần 30 giây.
1.1.2. Tập co cơ tĩnh trong nẹp
Chân để duỗi ở vị trí cố định, người bệnh siết chặt phần cơ trên đùi (cơ tứ đầu đùi) mà không nhấc gót chân lên, giữ trong 10 giây. Sau đó nghỉ 10 giây rồi tiếp tục gồng cơ tứ đầu đùi trong 10 giây.
Tần suất: Lặp lại động tác trên 10 hiệp để giúp tăng cường sức mạnh của cơ tứ đầu đùi sau phẫu thuật.
1.1.3. Gập duỗi ngón chân, xoay cổ chân
Người bệnh nằm/ngồi, sau đó cử động gập bàn chân lên xuống nhẹ nhàng, thực hiện 2 – 3 hiệp, 10 lần/ hiệp. Hoặc người bệnh xoay cổ chân theo chiều kim đồng hồ, kết hợp hít thở đều, thực hiện 2 – 3 hiệp, 10 lần/hiệp.
1.1.4. Duỗi gập gối có trợ giúp
Người bệnh có thể tự thực hiện bằng cách ngồi ở cạnh giường, chân phẫu thuật duỗi thẳng hướng ra ngoài, chân khỏe đỡ toàn bộ chân phẫu thuật. Sau đó từ từ gập chân phẫu thuật lại dưới sự kiểm soát của chân khỏe. Tiếp theo duỗi thẳng chân khỏe để trở về tư thế thẳng chân. Như vậy, chân phẫu thuật sẽ có thể duỗi và gập theo cách này.
Tần suất: Lặp lại động tác 10 lần.
Lưu ý không được duỗi thẳng chân phẫu thuật mà không có sự trợ giúp hay được đỡ ở bên dưới.
Hướng dẫn phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước tuần thứ 1
1.2. Giai đoạn từ tuần thứ nhất đến tuần thứ 2 sau mổ
Trong giai đoạn này, người bệnh tiếp tục tập luyện tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi và gấp gối được 90 độ.
1.2.1. Nâng thẳng chân
Người bệnh nằm ngửa, chân không phẫu thuật chống lên giường, chân phẫu thuật siết chặt phần cơ trên đầu gối, sau đó nâng chân phẫu thuật lên cho đến khi bằng với chiều cao của đầu gối còn lại. Đưa chân trở lại giường từ từ, rồi thư giãn và lặp lại động tác.
Tần suất: Thực hiện động tác 3 lần/ ngày, mỗi lần lặp lại 12 nhịp.
Lưu ý: Giữ đầu gối thẳng, tập trung vào cơ tứ đầu đùi chức không phải sử dụng cơ phần hông để nâng chân.
1.2.2. Gấp gối đến 90 độ
Bệnh nhân nằm sấp, chân khỏe đỡ chân phẫu thuật và nâng chân lên dần đến 90 độ, sau đó từ từ duỗi thẳng gối bình thường.
Tần suất: Thực hiện bài tập 1 – 3 lần/ ngày, lặp lại 12 nhịp/ lần.
1.3. Giai đoạn từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 sau mổ
Mục tiêu của giai đoạn này là người bệnh có thể duỗi gập gối đạt 120 độ, đứng được trên chân mổ và đi lại đúng tư thế, không dùng nạng.
Người bệnh tiếp tục duy trì các bài tập trước và luyện tập thêm các bài sau:
1.3.1. Tập tăng lực cơ chân bằng bao cát
Người bệnh ngồi cạnh giường, chân phẫu thuật đeo bao cát (0.5 – 1kg). Sau đó nâng chân lên xuống chủ động hoặc có hỗ trợ, lặp lại động tác 12 nhịp.
Tần suất: Thực hiện bài tập 1 – 3 lần/ ngày.
1.3.2. Tập đứng khuỵu gối
Người bệnh đứng thẳng cách tường khoảng 1 gang bàn chân, sau đó khuỵu gối xuống khoảng ¼ mức tối đa, phần lưng dựa vào tường. Giữ tư thế 5 – 10 giây rồi trở lại vị trí ban đầu, lặp lại động tác 3 – 4 lần.
Tần suất: Thực hiện 1 – 3 lần/ ngày.
1.3.3. Bài tập đứng trên chân phẫu thuật
Người bệnh sử dụng nạng tập đi và đứng trên chân phẫu thuật bằng cách: Trong tư thế đứng thẳng, di chuyển hai nạng đưa lên trước một khoảng cách vừa với một bước đi, và tiếp theo là chân bệnh bước lên giữa hai nạng sau đó chân lành cũng bước lên bằng chân bệnh.
Tần suất: Duy trì đi lại bằng nạng mỗi ngày.
Tổng hợp hướng dẫn một số động tác trong giai đoạn từ sau phẫu thuật đến tuần thứ 6
1.4. Giai đoạn từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12 sau mổ
Các bài tập trong giai đoạn này giúp người bệnh phục hồi lại sức mạnh cơ khớp và tăng cường tầm vận động linh hoạt.
1.4.1. Bài tập mini – squat
Đứng 2 chân rộng bằng vai, sau đó thực hiện động tác hạ thân mình xuống như ngồi trên ghế, chân gập khoảng 45 độ. Giữ tư thế squat này trong 5 giây.
Tần suất: Thực hiện động tác này 10 lần.
Lưu ý: Giữ cho thân cây của bạn thẳng và hạn chế nghiêng về phía trước. Cố gắng giữ ở tư thế không để đầu gối vượt quá ngón chân.
1.4.2. Bài tập nhón gót chân
Người bệnh đứng thẳng, 2 tay chống vào tường. Sau đó nhón gót chân lên rồi từ từ hạ xuống.
Tần suất: Thực hiện động tác 12 nhịp/ lần.
1.4.3. Bài tập bước xuống bậc thang
Người bệnh đứng trên bậc thang hoặc trên bậc có độ cao khoảng 15cm. Đưa bàn chân khỏe ra ngoài mép bậc thang, gấp chân phẫu thuật cho đến khi gót chân khỏe chạm tới sàn nhà. Sau đó từ từ đứng thẳng lại đưa bàn chân trở về vị trí ban đầu.
Tần suất: Thực hiện 10 nhịp/ lần, mỗi ngày tập 1 – 3 lần.
1.4.4. Đạp xe tại chỗ
Người bệnh sử dụng máy đạp xe đạp tại chỗ theo hướng dẫn của kỹ thuật viên.
Lưu ý: Đạp xe với tốc độ chậm, ổn định và cân bằng lực đạp 2 bên.
1.5. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng sau mổ
Giai đoạn tăng dần các bài tập về tốc độ và sức chịu đựng giúp người bệnh dần trở lại vận động và chơi các môn thể thao trước đây.
1.5.1. Đi cầu thang bộ
Người bệnh tập bước lên – bước xuống bậc thang với chân đã phẫu thuật 20 lần mỗi hiệp, ngày tập 1 – 3 lần.
1.5.2. Chạy bước nhỏ
Người bệnh luyện tập hàng ngày và tăng dần mức độ từ đi bộ, chạy bộ, chạy bước nhỏ. Bạn có thể tập tăng dần thời gian và số lần tập trong ngày phù hợp với sức chịu đựng.
1.5.3. Chơi thể thao mức độ phù hợp
Bạn hãy tiếp tục các bài tập tăng cường sức mạnh đồng thời nâng cao số lần lặp lại các hoạt động chạy và nhảy. Sau đó cần xác định thời điểm và mức độ tập thể thao với bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu của bạn.
1.4. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng sau mổ
Hầu hết người bệnh ở giai đoạn này có thể dần dần tăng cường luyện tập và quay trở lại với hoạt động thể thao trước đây. Hãy đến kiểm tra, tái khám để đảm bảo luyện tập thể dục với cường độ phù hợp và tránh chấn thương ảnh hưởng tới chân phẫu thuật.
Có thể bạn quan tâm:
Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối theo từng giai đoạn |
2. Biện pháp làm giảm đau, giảm sưng
Trong quá trình tập phục hồi chức năng, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giảm đau sau:
- Nghỉ ngơi: Không nên tập quá sức, nên nghỉ ngơi, thư giãn chân mổ khi thấy đau.
- Chườm lạnh: Kiểm soát đau trước và sau khi tập luyện bằng cách chườm lạnh (chườm không quá 20 phút).
- Nâng chân: Bạn hãy nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm sẽ giúp giảm đau, sưng ở ống và bắp chân..
- Sử dụng thuốc: Thuốc giảm đau, chống viêm, chống phù nề the chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Bài tập phục hồi sau phẫu thuật dây chằng chéo trước tại nhà |
3. Lưu ý khi tập phục hồi chức năng sau mổ dây chằng chéo trước
Trong quá trình tập phục hồi bạn cần lưu ý:
- Luyện tập dưới sự hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu.
- Trong những tuần đầu, bạn không nên tự ý bỏ nẹp gối khi tập luyện nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
- Không gập khớp gối phẫu thuật quá biên độ so với hướng dẫn.
- Khi đứng trên chân phẫu thuật nên giữ chân thẳng, không nên vặn, xoay chân khi xoay cơ thể.
- Phòng tránh rủi ro ngã, chấn thương đầu gối.
- Không ngồi bắt chéo chân.
- Sử dụng máy tập như đạp xe đạp tại chỗ, máy chạy bộ, cầu thang bộ theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu.
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ AN TOÀN – HIỆU QUẢ |
4. Dinh dưỡng sau mổ dây chằng chéo trước
Bổ sung dinh dưỡng cho người sau mổ dây chằng chéo trước cũng rất quan trọng để giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng. Thực phẩm nên bổ sung:
- Rau xanh, hoa quả tươi: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều Vitamin A, C, B, E, chất chống oxy hóa, khoáng chất,… Những hoạt chất này giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi dây chằng, tái tạo và ổn định sự liên kết của xương khớp, ngăn ngừa viêm nhiễm,… Mỗi ngày, người bệnh nên ăn khoảng 400 – 500g rau xanh và 100 – 200g quả.
- Nhóm thức ăn giàu chất đạm: Thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, sữa, trứng, hải sản, các loại đậu… sẽ giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, hỗ trợ tái tạo tế bào mới, tăng cường khả năng trao đổi chất. Người bệnh bổ sung khoảng 120 – 150g/ ngày.
- Thực phẩm chứa Acid béo omega-3: Đây là thành phần có tác dụng hỗ trợ tái tạo Collagen sau ca mổ và hỗ trợ kiểm soát trạng viêm. Thực phẩm giàu Acid béo omega-3 có thể kể đến cá thu, cá hồi, cá trích…
- Collagen: Collagen là thành phần chính cấu tạo nên gân và dây chằng. Vì thế, bổ sung thực phẩm chứa collagen như các loại cá, bắp và gân bò… sẽ giúp hỗ trợ phục hồi và tái tạo dây chằng nhanh chóng.
- Sữa: Đây là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe người bệnh. Nên bổ sung khoảng 400 – 600ml sữa/ ngày.
Đặc biệt, sản phẩm sữa Leanpro 10+ của Nutricare là một giải pháp bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho người sau phẫu thuật dây chằng. Sản phẩm có chứa nguồn Protein dồi dào giúp thúc đẩy tổng hợp mô cơ và Collagen. Ngoài ra sữa còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch với các thành phần Omega 3, Synbiotic, lợi khuẩn Probiotic, chất xơ,… giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm: Sau phẫu thuật nên uống sữa gì? 3+ loại sữa bổ dưỡng – phục hồi nhanh
5. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp
Giải đáp một số thắc mắc của người bệnh sau phẫu thuật dây chằng chéo trước:
Câu 1: Thời điểm bắt đầu thực hiện chương trình vật lý trị liệu?
Người bệnh sẽ được thực hiện chương trình vật lý trị liệu ngay từ ngày sau phẫu thuật và luyện tập hàng ngày dưới sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Sau khi xuất viện, người bệnh vẫn cần tích cực luyện tập phục hồi chức năng tại nhà hoặc đến trung tâm vật lý trị liệu. Quá trình luyện tập có thể kéo dài đến hàng tháng.
Câu 2: Sau mổ dây chằng, khi nào có thể trở lại công việc?
Người bệnh có thể trở lại công việc khi khớp gối của đã giảm đau và sưng. Đối với các công việc nhẹ, văn phòng, ít phải đi lại,… sau khoảng 2 – 3 tuần sau phẫu thuật là người bệnh có thể trở lại công việc. Còn đối với công việc nặng nhọc đòi hỏi phải nâng nhấc, ngồi xổm hoặc đi lại nhiều, thời gian dự kiến để trở lại làm việc là khoảng 6 tuần đến 2 tháng sau phẫu thuật.
Câu 3: Dấu hiệu nào cần liên hệ với chuyên viên vật lý trị liệu?
Đừng ngần ngại liên hệ với chuyên viên, bác sĩ chuyên môn khi muốn thay đổi hoặc người bệnh xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Người bệnh cảm thấy đau tăng lên khi thực hiện chương trình phục hồi chức năng.
- Người bệnh muốn điều chỉnh tăng cường độ các bài tập.
- Người bệnh cảm thấy các bài tập chưa phù hợp với tốc độ phục hồi, khó khăn khi thực hiện bài tập, cảm thấy mất vững, khó giữ thăng bằng,…
Câu 4: Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì hết sưng
Tuần đầu tiên sau mổ dây chằng chéo trước, khớp gối người bệnh dễ bị sưng, đau. Đa số triệu chứng này sẽ giảm dần và hết sau khoảng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khoảng thời gian này có thể còn sưng nhẹ, nhưng không đau, nhức và không ảnh hưởng đến chức năng khớp.
Câu 5: Mổ dây chằng chéo trước bao lâu đi được
Trung bình 2 – 3 tuần sau phẫu thuật, dây chằng chéo trước gối sẽ trở về biên độ vận động ban đầu và người bệnh có thể tự đi lại được. Một số trường hợp có thể hồi phục sớm hơn nếu người bệnh kiên trì tập luyện theo hướng dẫn của đội ngũ bác sĩ hoặc chuyên viên phục hồi chức năng.
Câu 6: Mổ dây chằng chéo trước bao lâu thì bỏ nẹp
Thông thường người bệnh sẽ phải mang nẹp gối trong khoảng 4 tuần sau phẫu thuật. Bạn không được tự ý bỏ nẹp trong khoảng thời gian này. Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ đánh giá khả năng kiểm soát chủ động duỗi khớp gối và dáng đi của người bệnh để quyết định thời điểm bạn có thể bỏ nẹp.
Xem thêm:
- Sau phẫu thuật bao lâu thì ăn được đồ nếp? Thời gian ăn tốt nhất với 6+ phẫu thuật phổ biến
- Sau phẫu thuật ăn thịt vịt được không? 3+ nguy cơ người bệnh có thể gặp phải
Nutricare Gold – sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục toàn diện sau phẫu thuật. Sữa Nutricare Gold chứa 56 dưỡng chất bao gồm đạm Whey và đạm thực vật từ Mỹ cùng hệ Antioxidants và các Vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình lành vết mổ, tăng cường miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật. Mặt khác, Lactium và chất xơ hoà tan FOS/Inulin trong sữa còn giúp cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ hệ tiêu hoá cho người sau phẫu thuật hiệu quả.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước từ chuyên gia của Nutricare. Hãy tích cực thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình phục hồi.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về phục hồi sau mổ dây chằng chéo trước, hãy liên hệ đến fanpage Nutricare hoặc gọi đến hotline 18006011 để được hướng dẫn chi tiết nhé!
Ghé thăm trang web của công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare để nhận được những thông tin về sức khỏe bổ ích và cập nhật mỗi ngày.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *