Hướng dẫn phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ AN TOÀN – HIỆU QUẢ
Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu là một phần quan trọng để phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ. Hoạt động này sẽ giúp người bệnh cải thiện sức mạnh và tăng khả năng vận động của cơ bắp, đồng thời hỗ trợ giảm đau, sưng sau phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ đơn giản mà hiệu quả.
1. Tầm quan trọng của việc tập phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ là bước quan trọng góp phần quyết định kết quả của ca phẫu thuật. Việc tuân thủ các hướng dẫn về chăm sóc, nghỉ ngơi, ăn uống và đặc biệt là các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống là những yếu tố quan trọng giúp nhanh lấy lại khả năng vận động linh hoạt, sinh hoạt bình thường.
Sau ca phẫu thuật diễn ra tốt đẹp, người bệnh nên tham khảo thêm chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên trị liệu về chế độ tập luyện của mình. Các bài tập phục hồi chức năng mang lại những lợi ích như:
- Cải thiện sự vận động ở phần cơ thể (khớp, cột sống…) sau khi phẫu thuật.
- Giảm viêm, giảm phù nề.
- Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe, giúp người bệnh sớm trở về cuộc sống bình thường sinh hoạt bình thường.
- Phòng tránh các biến chứng hậu phẫu thuật.
- Tăng cường sự dẻo dai của cơ thể.
- Phòng tránh rối loạn đông máu tại vị trí phẫu thuật, cải thiện việc tuần hoàn.
Có thể bạn quan tâm: Sau phẫu thuật nên uống sữa gì? 3+ loại sữa bổ dưỡng – phục hồi nhanh
2. Bài tập phục hồi chức năng cột sống cổ
2.1. Bài tập kéo giãn sau phẫu thuật cột sống cổ
Các bài tập tập trung vào cơ bắp vùng cổ, giúp khôi phục chuyển động và tăng sự linh hoạt của cột sống cổ. Ngoài ra, bài tập còn hỗ trợ giảm sưng và đau ở vị trí mới phẫu thuật.
2.1.1. Bài tập cúi đầu
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi thẳng lưng, đầu từ từ cúi xuống về phía ngực cho đến khi bạn cảm thấy cơ phía sau cổ căng giãn.
- Giữ tư nguyên thế 15 – 30 giây.
- Sau đó ngẩng đẩu trở về vị trí ban đầu.
- Lặp lại lặp lại động tác 3 đến 5 lần.
Tần suất: Thực hiện 3 lần/ ngày.
2.1.2. Bài tập ngửa cổ
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi thẳng lưng, sau đó ngửa cổ mắt nhìn lên trần nhà cho đến khi bạn cảm thấy cơ phía trước cổ căng giãn.
- Giữ tư nguyên thế 15 – 30 giây.
- Sau đó ngẩng đẩu trở về vị trí ban đầu.
- Lặp lại lặp lại động tác 3 đến 5 lần.
Tần suất: Tập 3 lần/ ngày.
2.1.3. Bài tập kéo giãn cổ chéo trên
Cách thực hiện:
- Người bệnh nhẹ nhàng quay đầu về bên phải và hơi hướng đầu lên trên.
- Tay phải đặt lên phần má và hàm trái. Hơi dùng lực nhẹ để kéo giãn cơ sâu hơn.
- Giữ động tác trong 30 giây, đồng thời hít thở sâu, sau đó quay về động tác ban đầu và thư giãn.
- Lặp lại 5 lần và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Tần suất: Thực hiện 2 lần/ ngày.
2.1.4. Bài tập kéo giãn cổ chéo dưới
Cách thực hiện:
- Người bệnh nhẹ nhàng quay đầu về bên phải và hơi cúi đầu nhìn xuống.
- Tay phải đặt trên đỉnh đầu, hơi dùng lực để kéo giãn cơ chéo sâu hơn.
- Giữ động tác trong 30 giây, đồng thời hít thở sâu, sau đó quay về động tác ban đầu và thư giãn.
- Lặp lại 5 lần và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Tần suất: Thực hiện 2 lần/ ngày.
2.1.5. Bài tập căng cổ bên
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi hoặc đứng thẳng, cánh tay trái hướng xuống dưới, bàn tay phải đặt trên đỉnh đầu.
- Nhẹ nhàng kéo đầu về phía vai phải để kéo căng các cơ ở cổ bên trái.
- Giữ động tác trong 30 giây, đồng thời hít thở sâu, sau đó quay về động tác ban đầu và thư giãn.
- Lặp lại 5 lần và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Tần suất: Thực hiện 2 lần/ ngày.
2.2. Bài tập cơ hàm
Bài tập hỗ trợ tăng khả năng hoạt động của cơ hàm, giúp người bệnh thư giãn và thúc đẩy tuần hoàn vùng cổ.
2.2.1. Bài tập hạ thấp hàm dưới
Cách thực hiện:
- Đặt đầu lưỡi chạm vào phía sau răng ở hàm trên của bạn.
- Từ từ hạ hàm dưới xuống, miệng mở ra, đồng thời giữ cho đầu lưỡi vẫn tiếp xúc với vòm miệng.
- Giữ động tác trong 10 giây, sau đó đưa hàm dưới lên về vị trí ban đầu.
- Lặp lại bài tập 10 lần.
Tần suất: Thực hiện 2 lần/ ngày.
Lưu ý: Sử dụng gương để quan sát đảm bảo khuôn hàm bạn mở cần đối, và vị trí lưỡi không bị lệch.
2.2.2. Bài tập nhấn cằm
Cách thực hiện:
- Người bệnh đứng hoặc ngồi dựa vào tường, lưng thẳng, đầu và vai chạm vào tường.
- Sau đó hóp cằm lại và cố gắng áp sát gáy vào tường.
- Giữ động tác trong 5 giây và trở về vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 10 lần.
Tần suất: Thực hiện 2 lần/ ngày.
Bài tập cổ và vai giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ
2.3. Bài tập vùng vai gáy
Thực hiện các bài tập cho vùng vai gáy hỗ trợ giảm đau nhức, duy trì sức mạnh cơ bắp vùng vai, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ.
2.3.1. Bài tập nâng bả vai
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi thẳng, vai thả lỏng.
- Từ từ nhấc vai lên trên cao về phía tai của bạn, rồi hạ vai xuống về tư thể ban đầu.
- Thực hiện động tác 5 đến 10 lần.
Tần suất: Thực hiện 3 lần/ ngày.
2.3.2. Bài tập xoay vai
Cách thực hiện:
- Người bệnh ngồi thẳng lưng.
- Từ từ đẩy vai về phía trước, lên trên, sau đó xoay về phía sau và hạ vai xuống.
- Lặp lại động tác 10 lần.
Tần suất: Thực hiện 2 lần/ ngày.
2.3.3. Bài tập xoay cánh tay
Cách thực hiện:
- Người bệnh đứng thẳng, hai tay dang sang ngang.
- Lòng bàn tay hướng về phía trước và ngón tay cái hướng lên trên.
- Nâng cánh tay của bạn lên và khoanh tròn từ trước ra sau.
- Lặp lại động tác 10 lần.
Tần suất: Thực hiện 2 lần/ ngày.
Hướng dẫn tập phục hồi chức năng cột sống cổ sau phẫu thuật
2.3.4. Bài tập nâng cánh tay
Cách thực hiện:
- Hai tay người bệnh nắm vào nhau và hướng về phía trước mặt.
- Nâng 2 cánh tay thẳng lên trên đầu.
- Sau đó từ từ hạ tay xuống về ngang vai.
- Lặp lại động tác 5 – 10 lần.
Tần suất: Thực hiện 3 lần/ ngày.
Có thể bạn quan tâm:
Phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng AN TOÀN – HIỆU QUẢ |
3. Thời điểm bắt đầu tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ
Bài tập vật lý trị liệu có thể được thực hiện sớm sau phẫu thuật cột sống sổ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên viên. Sau khi xuất viện bạn vẫn nên duy trì luyện tập tăng cường với các bài tập phục hồi chức năng trên trong khoảng 4 đến 6 tuần sau đó. Mức độ và cường độ có thể tăng dần phù hợp với tốc độ phục hồi của bạn cho đến khi bạn cảm thấy có thể quay trở lại hoạt động, sinh hoạt bình thường.
Xem thêm:
4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sau phẫu thuật cột sống cổ
Sau phẫu thuật bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm đảm bảo người bệnh được cung cấp đủ chất và nhanh lấy lại sức khỏe. Chế độ giúp người bệnh phục hồi sau phẫu thuật cần chứa đầy đủ các thành phần chính sau:
- Cung cấp đủ lượng calo: Sau phẫu thuật nhu cầu về năng lượng tăng lên, người bệnh có thể cần bổ sung gấp đôi lượng Calo thông thường (khoảng 3000 – 4000 calo) để thúc đẩy quá trình chữa lành của cơ thể. Bạn có thể tăng cường các thực phẩm như gạo, ngũ cốc, đậu, thịt, bơ đậu phộng,…
- Tăng cường chất đạm: Protein là thành phần chính giúp cung cấp năng lượng và cấu tạo nên các tế bào trong cơ thể. Bổ sung khoảng 60 – 100g Protein giúp thúc đẩy quá trình phục hồi và lành vết thương của người bệnh. Thực phẩm giàu Protein: Thịt heo, các loại đậu, hạt hạnh nhân, yến mạch, phô mai, sữa,…
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, giảm táo bón, giúp kiểm soát cân nặng,… tốt cho sức khỏe người bệnh sau phẫu thuật. Bổ sung khoảng 20 – 40g chất xơ mỗi ngày là phù hợp.
- Vitamin và khoáng chất: Người bệnh nên bổ sung các Vitamin nhóm B, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, Canxi, Photpho,… Những hoạt chất này có nhiều trong các loại rau, củ, quả hỗ trợ người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy tăng sinh Collagen, tăng cường sự dẻo dai của dây chằng, đĩa đệm ở cột sống cổ.
Ngoài các thực phẩm trên, bạn có thể tham khảo sữa Nutricare Bone đây là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho người sau phẫu thuật cột sống cổ.
Với những tiêu chí trên, lựa chọn hàng đầu là sữa Nutricare Bone. Đây là một sản phẩm dinh dưỡng mà bạn có thể bổ sung hàng ngày mà không lo loãng xương.
- Sữa có chứa hàm lượng Canxi cao vượt trội 1800mg giúp cơ thể phong ngừa loãng xương.
- Vitamin D3 và Vitamin K2 giúp tăng hấp thu Canxi tại ruột, vận chuyển và tăng mật độ canxi gắn vào khung xương, giúp xương chắc khỏe.
- Glucosamin được chứng minh lâm sàng giúp giảm đau khớp, tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp.
- Đạm thực vật và Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ giúp xây dựng và tái tạo các khối cơ, tăng khả năng vận động.
- 50 dưỡng chất với hệ Antioxidants (vitamin A, C, E & Selen) tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Cùng chất xơ FOS hỗ trợ tiêu hóa
Có thể bạn quan tâm:
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp gối |
5. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cột sống cổ
Trong quá trình hồi phục, việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh có thể khó khăn hơn. Để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe, bạn nên thực hiện theo các lời khuyên sau:
- Dừng các bài tập nếu cảm thấy đau, khó chịu.
- Thực hiện các bài tập nhịp nhàng, tránh chuyển động quá nhanh, quá sức.
- Luôn giữ cho vai và đầu ở tư thế thẳng. Điều này sẽ giúp tránh áp lực lên vùng cột sống cổ, giảm tình trạng nhức mỏi cơ cổ và vai.
- Cố gắng duy trì tư thế nằm ngửa khi ngủ. Đây là tư thế tốt nhất sau phẫu thuật cột sống cổ giúp tránh chèn ép lên cột sống cổ.
- Không nhấc hoặc mang vật nặng (khoảng trên 1.4kg). Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên viên vật lý trị liệu để biết khi nào bạn đã phục hồi ổn định và có thể thực hiện các hoạt động, vận động nặng hơn.
- Tránh mang balo, túi đeo nặng trên vai.
Có thể bạn quan tâm:
Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp vai trong 6 tháng đầu |
Nutricare Gold – sản phẩm giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục toàn diện sau phẫu thuật. Sữa Nutricare Gold chứa 56 dưỡng chất bao gồm đạm Whey và đạm thực vật từ Mỹ cùng hệ Antioxidants và các Vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp thúc đẩy quá trình lành vết mổ, tăng cường miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật. Mặt khác, Lactium và chất xơ hoà tan FOS/Inulin trong sữa còn giúp cải thiện giấc ngủ và sức khoẻ hệ tiêu hoá cho người sau phẫu thuật hiệu quả.
Hy vọng với những hướng dẫn về các bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống cổ trong bài viết đã giúp bạn có thể hiểu và dễ dàng tập luyện theo. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, chuyên viên vật lý trị liệu trước khi bạn thực hiện các bài tập trên.
Hãy liên hệ đến fanpage Nutricare hoặc gọi đến số hotline 18006011 để được hướng dẫn chi tiết hơn về các vấn đề phục hồi chức năng sau mổ cột sống cổ nhé.
**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *