Phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng AN TOÀN – HIỆU QUẢ

5/5 - (3 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng là phương pháp hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng lưu thông máu và giảm đau, sưng. Nhờ đó quá trình khôi phục của người bệnh được rút ngắn an toàn, hiệu quả. Để tập phục hồi đúng cách và đúng nguyên tắc, bạn hãy theo dõi những hướng dẫn chi tiết ngay trong bài dưới đây.

1. Nguyên tắc của phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng

Phẫu thuật ổ bụng có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của các cơ quan như thành bụng, cơ liên hoành, ruột, thần kinh phế vị,… Những tác động này có khả năng làm chậm phục hồi chức năng của các cơ quan và làm chậm cả quá trình khôi phục sức khỏe của cơ thể.

Người bệnh nên thực hiện phục hồi chức đúng cách để giúp khắc phục và giảm nhẹ các rối loạn này. Nguyên tắc:

  • Tiến hành phục hồi chức năng sớm ngay từ những giờ đầu sau phẫu thuật. Có thể hướng dẫn bệnh nhân trước giai đoạn mổ để họ có thể biết cách thực hiện sớm và đúng các kỹ thuật phục hồi chức năng.
  • Tập phục hồi chức năng toàn diện: Cần kết hợp phục hồi tổng thể: hô hấp, vận động, tim mạch, tâm lý,…
  • Bệnh nhân tập chủ động: Bệnh nhân cần chủ động luyện tập để cơ thể nhanh chóng thích ứng và quay về cuộc sống, hoạt động bình thường.
  • Động viên tinh thần người bệnh: Điều này sẽ giúp người bệnh hiểu, yên tâm và tích cực phối hợp với thực hiện quá trình phục hồi chức năng sau mổ.
Tập phục hồi chức năng
Tập phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng sau phẫu thuật ổ bụng

Có thể bạn quan tâm: Sau phẫu thuật nên ăn gì? 12+ gợi ý cho người sau phẫu thuật

2. Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng

Thực hiện bài tập vật lý trị liệu là một phương pháp quan trọng để đảm bảo sự thành công và an toàn sau quá trình phẫu thuật. Một số bài tập phù hợp theo từng giai đoạn:

2.1. Trong ngày đầu sau khi phẫu thuật

Người bệnh nên vận động sớm, bắt đầu ngay từ ngày đầu sau mổ theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng:

  • Trong 1 – 2 giờ đầu: Luyện tập thở ngực.
  • Từ 3 – 5 giờ tiếp theo: Xoa bóp, lăn trở mình.
  • Từ 6 – 12 giờ: Ngồi dậy trên giường (trừ những trường hợp còn đang bị chảy máu).
  • Sau 12 giờ: Đứng, đi lại.

2.1.1. Kỹ thuật thở ngực

Lợi ích: Giúp giảm đau do tránh hô hấp bằng cơ hoành (thở bằng bụng).

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa hoặc nằm ở tư thế đầu cao, một tay đặt nhẹ lên vùng bụng phía trên rốn.
  • Thì hít vào: Hít một hơi sâu, nhưng cố gắng để thành bụng không chuyển động còn lồng ngực thì nở căng, các xương sườn chuyển động ra ngoài và lên trên.
  • Thì thở ra: Thở ra từ từ, thành bụng giữ yên, lồng ngực xẹp xuống, các xương sườn chuyển động xuống dưới và vào trong.
  • Tần số thở: 16-18 lần/phút

Lưu ý: Người bệnh (hoặc người hỗ trợ) đặt tay lên bụng và ngực để cảm nhận người bệnh có đang thở bằng ngực không. Khi bệnh nhân đã thở đúng rồi thì duy trì cách thở này cho đến khi có thể thở bằng bụng và cảm giác đau giảm.

Kỹ thuật thở ngực
Kỹ thuật thở ngực

2.1.2. Tập lăn trở mình

Lợi ích: Hỗ trợ máu lưu thông, tránh đau, tê mỏi người. Tập lăn trở mình đúng còn giúp làm giảm nguy cơ tác động vật lý đến vết mổ trên bụng.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa, gối đầu cao vừa phải.
  • Tay phải nhấc ra khoảng 45 độ so với người để tránh đè lên khi trở mình. Bàn tay trái đặt lên thành bụng để giữ yên thành bụng khi lăn trở.
  • Hai chân co lại để vuông góc và hai đầu gối chụm lại.
  • Cách lăn trở mình: Từ từ nghiêng 2 gói về bên phải, đồng thời lăn người về bên phải đảm bảo thân mình giữ thẳng, từ vai đến khung chậu không bị xoay vặn.
  • Thực hiện tương tự với lăn trở mình bên trái.

Lưu ý: Người bệnh có thể sử dụng 1 gối mỏng để kẹp sữa 2 đầu gối khi nằm nghiêng.

Thay đổi tư thế giúp giảm tê bì, nhức mỏi cơ thể
Thay đổi tư thế giúp giảm tê bì, nhức mỏi cơ thể

2.1.3. Kỹ thuật ngồi sau phẫu thuật

Lợi ích: Giảm tê bì, mệt mỏi cơ thể khi phải nằm lâu sau phẫu thuật. Ngoài ra thực hiện đúng động tác để tránh tác động đến vết mổ gây đau.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh dịch người ra gần mép giường phía bên phải.
  • Trở mình nằm nghiêng sang bên phải tương tự kỹ thuật đã hướng dẫn ở trên.
  • Sau đó, người bệnh đưa hai chân ra khỏi thành giường. Đồng thời, tay trái chống xuống mặt giường ở vị trí trước ngực.
  • Dùng sức tay trái và khuỷu tay phải nâng thẳng người dậy, hai chân đưa xuống chạm lên mặt sàn.
Kỹ thuật ngồi
Kỹ thuật ngồi

2.1.4. Kỹ thuật đứng, đi lại

Lợi ích: Hỗ trợ người bệnh dần phục hồi sức lực, khả năng tự hoạt động, sinh hoạt sau phẫu thuật.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh ngồi trên giường theo kỹ thuật trên, hai chân đặt trên sàn nhà.
  • Để đứng dậy, một tay đặt lên giữ vào thành bụng, tay còn lại chống xuống giường, phối hợp cùng với hai chân dồn sức nâng người đứng dậy.
  • Lúc đầu khi tập bước đi, người bệnh nên giữ một tay trên thành bụng, tay kia bám vào thanh vịn (hoặc bám vào người hỗ trợ), bước đi chậm và cố gắng giữ yên thành bụng.

Lưu ý: Chú ý, không xoay vặn thân người khi chuyển tư thế để không ảnh hưởng đến vết mổ.

Người bệnh nên tích cực đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật
Người bệnh nên tích cực đi lại nhẹ nhàng sau phẫu thuật

Hướng dẫn một số bài tập phục hồi sau phẫu thuật bụng

2.2. Ngày thứ 2 đến tuần thứ 4 sau phẫu thuật

Các bài tập trong giai đoạn này giúp hỗ trợ giảm đau và tăng cường vận động của vùng lưng, bụng.

2.2.1. Tập nâng hông

Lợi ích: Bài tập giúp giảm nhức mỏi, khả năng hoạt động của cột sống lưng, tăng lưu thông máu.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa, chân co lên, đầu gối gập lại và chạm vào nhau, hai bàn chân đặt trên giường.
  • Hít hơi sâu rồi thở ra hết sức và nín thở, đồng thời nhẹ nhàng thắt chặt các cơ bụng, cong lưng lên, sao cho phần lưng đang áp vào mặt sàn hay giường sẽ nâng lên thụ động (những chú ý không nhấc mông lên).
  • Lặp lại động tác này 10 lần.

Tần suất: Tập 3 lần/ ngày.

Tập bài tập nâng hông ở mức độ phù hợp
Tập bài tập nâng hông ở mức độ phù hợp

2.2.2. Bài tập lăn gối

Lợi ích: Bài tập hỗ trợ lấy lại tính linh hoạt cho thân mình bên dưới sau phẫu thuật.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa, chân co lên, 2 đầu gối chạm vào nhau, 2 bàn chân chống lên giường.
  • Nhẹ nhàng hạ đầu gối và nghiêng thân mình về bên phải, rồi từ từ nâng gối lên về vị trí ban đầu. Sau đó thực hiện tương tự về bên trái.
  • Lặp lại động tác này 10 lần.

Tần suất: Tập 3 lần/ ngày.

Bài tập lăn gối Bài tập lăn gối

Bài tập lăn gối

2.3. Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6

Ngoài duy trì các bài tập trước, người bệnh có thể tăng cường thêm bài tập dưới đâu trong giai đoạn từ tuần thứ 4 đến 6.

2.3.1. Bài tập hóp bụng

Lợi ích: Bài tập tập trung vào khả năng tăng trương lực cơ thành bụng trước.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chống bằng 2 tay và 2 đầu gối trên giường.
  • Sau đó hít sâu rồi thở ra tối đa đồng thời hóp bụng lại. Các cơ phần dưới bụng thắt chặt (chú ý không làm cong lưng).
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây sau đó hít vào sâu rồi lặp lại động tác khoảng 10 lần.

Tần suất: Tập 3 lần/ ngày.

Lưu ý: Giữ lưng thẳng, tránh cong lưng khi thở ra.

Kỹ thuật thở hóp bụng
Kỹ thuật thở hóp bụng

2.4. Từ sau tuần thứ 6

Giai đoạn tăng cường sức chịu và độ linh hoạt của cơ vùng bụng. Các bài tập hỗ trợ người bệnh phục hồi và quay trở về với cuộc sống bình thường.

2.4.1. Bài tập gập bụng

Lợi ích: Tăng cường sức mạnh của cơ bụng.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa, đầu gối co lên, 2 chân chống lên giường.
  • Đặt hai lòng bàn tay lên mỗi đùi.
  • Sau đó dùng sức của cơ bụng để nâng đầu và vai lên khỏi giường, đồng thời 2 tay trượt dọc theo đùi hướng về phía đầu gối.
  • Từ từ hạ thấp đầu và vai trở lại xuống giường.
  • Lặp lại động tác 10 lần.

Tần suất: Tập 3 lần/ngày.

Bài tập gập bụng
Bài tập gập bụng

2.4.2. Bài tập chạm gót chân

Lợi ích: Bài tập giúp tác động đến các nhóm cơ cạnh sườn bụng.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, đầu gối co lên, 2 bàn chân chống xuống giường.
  • Hai tay đặt thẳng dưới giường, 2 lòng bàn tay úp xuống.
  • Sau đó dùng sức cơ bụng nâng đầu và vai lên, trượt thân người trên và với tay phải chạm tới gót chân phải.
  • Từ từ quay trở về tư thế thẳng và hạ thân mình xuống. Lặp lại động tác về phía bên trái.
  • Tập tương tự như vậy 10 lần.

Tần suất: Tập 3 lần/ ngày.

Bài tập chạm gót chân
Bài tập chạm gót chân

2.4.3. Bài tập cây cầu

Lợi ích: Tăng cường độ linh hoạt và tăng sức cơ cho vùng lưng và bụng.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh nằm ngửa, đầu gối co lên, 2 bàn chân chống trên giường, 2 cánh tay buông thẳng trên giường và áp sát vào thân mình.
  • Giữ vai và hai chân làm điểm tựa để nâng cao hông lên khỏi mặt giường. Giữ nguyên tư thế trong vài giây rồi hạ xuống.
  • Lặp lại bài tập này 10 lần.

Tần suất: Tập 3 lần/ ngày.

Bài tập tư thế cây cầu
Bài tập tư thế cây cầu

Xem thêm:

3. Khắc phục một số tình trạng sau phẫu thuật ổ bụng

Sau phẫu thuật ổ bụng, một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải đó là: chướng bụng, đầy hơi. Hướng dẫn cho bạn khi gặp phải tình trạng trên:

3.1. Chướng bụng sau mổ ruột thừa

Tình trạng chướng bụng sau mổ ruột thừa thường nhẹ và có thể tự hết sau một thời gian.

Tuy nhiên nếu người bệnh còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác, thì cần phải chú ý do có thể gặp phải các biến chứng:

  • Hội chứng tắc ruột: Bụng chướng kèm đau nhiều, thành từng cơn, sờ thấy có quai ruột nổi lên trên thành bụng.
  • Biến chứng như viêm phúc mạc, dính ruột, áp xe,…: Xuất hiện thêm tình trạng sốt, phân đen, chảy dịch, mủ và sưng ở vết mổ,…

Hai trường hợp trên đều là biểu hiện của biến chứng nghiêm trọng, người bệnh cần được tái khám ngay để kịp thời ngăn chặn các hậu quả nặng nề do biến chứng gây ra.

Chướng bụng sau mổ ruột thừa
Chướng bụng sau mổ ruột thừa

3.2. Đầy hơi sau mổ ruột thừa

Khi gặp phải tình trạng đầy hơi, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hiện tại của mình. Một số thay đổi cần thực hiện:

  • Ưu tiên thức ăn dễ tiêu hóa như sữa, cháo, thức ăn mềm,… Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, tránh tồn đọng thức ăn khiến vi khuẩn phát triển và sinh khí gây đầy hơi.
  • Uống đủ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày: Nước giúp thúc đẩy sự tiêu hóa ở dạ dày, tăng đẩy thức ăn xuống ruột. Ngoài ra bổ sung đủ nước còn giúp tăng thải độc tố, thanh lọc cơ thể.
  • Đi lại vận động nhẹ: Người bệnh có thể tập đi lại từ 3 – 4 ngày sau mổ. Hoạt động này sẽ giúp tăng lưu thông máu và hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Uống đủ nước sau phẫu thuật ruột thừa
Uống đủ nước sau phẫu thuật ruột thừa là biện pháp giúp giảm đầy hơi, tăng thải độc tố

Có thể bạn quan tâm:

Bài tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp vai trong 6 tháng đầu

4. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật ổ bụng

Phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng đạt hiệu quả khi người bệnh duy trì tập luyện cho đến khi cảm thấy cơ thể trở lại bình thường. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì và có thể mất ít nhất 12 tuần. Để tăng tốc quá trình phục hồi, có một số lời khuyên hữu ích, bao gồm:

  • Không nên nghỉ ngơi hoàn toàn, khuyến khích tập luyện nhẹ như đi bộ, lên xuống cầu thang, làm việc nhà nhẹ nhàng,… Điều này tốt cho nhu động ruột, lưu thông khí huyết và làm giảm tê bì, nhức mỏi cơ thể.
  • Tránh khom lưng: Đặc biệt với các trường hợp vết mổ lớn hoặc còn sưng, đau. Để tránh tác động xấu đến vết mổ, người bệnh cần chú ý không nên khom lưng hay vặn cơ thể, nên thực hiện đúng các động tác ngồi, đứng dậy, đi lại và hạn chế tối đa tác động đến vết mổ cho đến khi hết đau hoặc vết mổ đã lành.
  • Kê gối khi ngủ: Bạn có thể kê một chiếc gối dưới đầu gối khi ngủ nhằm mục đích làm giảm khó chịu và lực căng thẳng trên vết thương ở thành bụng.
  • Giảm đau: Nếu quá trình luyện tập gây đau, người bệnh nên dừng lại, nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn cũng có thể trao đổi với chuyên viên vật lý trị liệu để thay cường độ bài tập để phù hợp với tình trạng của mình.
  • Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần lựa chọn thực phẩm phù hợp như nên ăn thức ăn mềm, tăng bổ sung nước và chất xơ từ rau củ quả. Hạn chế thực phẩm gây tăng nhu động ruột như đồ ăn cứng khó tiêu, gia vị đậm, đồ chiên rán, đồ ngọt,…Cụ thể cần sử dụng những thực phẩm gì, bạn tìm hiểu thêm bài viết: Sau phẫu thuật ăn gì?

Để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, người bệnh có thể sử dụng sữa Nutricare Gold. Đây là một giải pháp toàn diện giúp cung cấp:

  • 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey Mỹ, giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe nhanh cho người bệnh.
  • Canxi, Glucosamin và HMB giúp cơ xương khớp chắc khỏe, làm tăng độ dẻo dai và linh hoạt của khớp. Glucosamin đã được chứng minh lâm sàng giúp giảm đau khớp.
  • Lactium được chứng minh lâm sàng giúp ngủ ngon, kết hợp cùng Magie & Vitamin B6 giảm căng thẳng, hỗ trợ giấc ngủ ngon.
  • Giàu chất xơ hòa tan FOS giúp cải thiện hệ tiêu hóa tốt cho người sau phẫu thuật.
  • Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants (Vitamin A, C, E & Selen) tốt cho tim mạch, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch & phòng ngừa đột quỵ.

nutricare gold mớiCó thể bạn quan tâm:

Sau phẫu thuật sỏi thận nên ăn gì để vết mổ nhanh lành, hạn chế tái phát

Hy vọng các phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật ổ bụng trên có thể giúp bạn hiểu và thực hiện được các bài tập dễ dàng. Tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia trị liệu trước khi tập luyện các bạn nhé.

Mọi thắc mắc về phục hồi chức năng sau phẫu thuật sẽ được giải đáp trực tiếp tại fanpage Nutricare Gold hoặc gọi tới hotline 18006011 bạn nhé!

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (3 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *