Hướng dẫn xây dựng khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường chi tiết nhất
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Xây dựng khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường một cách hợp lý góp phần kiểm soát đường huyết và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bài viết sau đây, Nutricare sẽ chia sẻ cách tính toán khẩu phần ăn chi tiết nhất cho người bệnh.
1. Cách xác định nhu cầu năng lượng của bệnh nhân tiểu đường
Việc xác định nhu cầu năng lượng giúp tính toán được lượng Calo mục tiêu để bổ sung hàng ngày trong khẩu phần ăn của người bệnh tiểu đường. Dưới đây là cách tính nhu cầu năng lượng đơn giản dựa trên cân nặng, chiều cao và giới tính của bạn:
1.1. Bước 1: Xác định cân nặng lý tưởng
Công thức để tính cân nặng lý tưởng dựa trên chiều cao:
Cân nặng lý tưởng = 22 x (Chiều cao)²
Ví dụ: Người tiểu đường là nữ, cao 1.60m, vậy cân nặng lý tưởng là:
P=22 x 1.62 = 56.3kg
1.2. Bước 2: Tính nhu cầu năng lượng hàng ngày
Nhu cầu năng lượng của mỗi người là khác nhau và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, cân nặng và mức độ hoạt động.
Để tính nhu cầu năng lượng hàng ngày để chia khẩu phần ăn của người bị tiểu đường, bạn có thể tính theo công thức:
Lượng calo cần nạp = P(cân nặng lý tưởng) x Mức độ hoạt động
Mức độ hoạt động | Nam | Nữ |
Ít hoạt động | 30 | 25 |
Hoạt động vừa | 35 | 30 |
Vận động nặng | 45 | 45 |
Ví dụ: Vậy với tình huống ví dụ trên P=56.3kg, nếu thường ngày hoạt động vừa thì nhu cầu Calo cần cung cấp là: 56.3 x 30 = 1689 Calo/ngày.
Sau khi bạn đã tính toán được người tiểu đường tiêu thụ hết bao nhiêu Calo trong một ngày, bước tiếp theo là xem xét xem so với cân nặng lý tưởng, muốn giảm hay tăng cân để có thẻ xác định khẩu phần ăn cho người bị tiểu đường.
- Giảm cân: Lượng Calo nạp vào của bạn nên trừ bớt 400 – 500 Calo so với lượng Calo hàng ngày bạn đã tính ở trên. Điều này sẽ giúp giảm khoảng 0.5kg cân nặng mỗi tuần.
- Tăng cân: Lượng Calo nạp vào của bạn nên cộng thêm 500 Calo so với lượng Calo hàng ngày bạn đã tính ở trên. Nếu bạn thấy rằng bạn nếu bạn thấy rằng lượng Calo nạp vào quá nhiều, bạn có thể hãy giảm lượng Calo xuống một chút.
- Phụ nữ có đang mang thai hoặc cho con bú: cộng thêm 300 – 500 Calo.
Có thể bạn quan tâm:
Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường loại 2
2. Tỷ lệ các nhóm thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người tiểu đường
Sau khi xác định được lượng Calo cần nạp, khẩu phần ăn cho người tiểu đường cần được tính toán cụ thể các nhóm thành phần như sau:
Nhóm | Tỷ lệ | Một số thực phẩm trong nhóm |
Chất bột đường (Carbohydrate) | 50 – 60% | Ngũ cốc, mì sợi, khoai tây, khoai lang, bánh mì, gạo lứt, bột dong, bột sắn dây, bột mì nguyên cám, yến mạch, bún, miến,… |
Chất đạm (Protein) | 10 – 20% | Cá, thịt gia cầm bỏ da, thịt heo lọc bỏ mỡ, thịt bò phần nạc, đậu phộng, đỗ,… |
Chất béo (Lipid) | 20- 30% | Dầu vừng, dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu cá,… |
Chất xơ | 30g | Các loại rau họ cải, bông cải xanh, măng tây, đậu lăng, táo, việt quất, dâu tây, kiwi, lê,… |
Muối | < 3g | Muối trong gia vị: mắm, muối, xì dầu,…
Muối trong thực phẩm: tôm, cua, cá,… |
Vitamin và chất khoáng | Nếu chế độ ăn cân đối, không cần bổ sung | Rau, củ, trái cây như: rau lá xanh, rau bina, bắp cải, bưởi, cam, chuối, xoài, ổi,… |
Nước uống | 1- 2 lít/ngày | Nước lọc, nước khoáng,… |
Chất tạo vị ngọt | Chỉ nên dùng ít | Đường ăn kiêng, đồ ăn chứa Saccharin, Aspartam, Sucralose, Acesulfam,… không làm tăng đường huyết,… |
Ngoài việc tính phần trăm lượng nhóm dinh dưỡng, bạn có thể ước lượng đơn giản bằng nguyên tắc “Đĩa thức ăn”. Áp dụng với đĩa thức ăn có đường kính 25cm theo tỷ lệ trong khẩu phần như sau:
- Rau, củ: chiếm khoảng 2/4 (khoảng 50% kích thước đĩa thức ăn).
- Nhóm bột đường: chiếm 1/4 (khoảng 25% kích thước đĩa thức ăn).
- Chất đạm: chiếm 1/4 (khoảng 25% kích thước đĩa thức ăn).
- Chất béo: 1 muỗng trong mỗi bữa ăn.
Xem thêm: TOP 7 THÓI QUEN ĂN UỐNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN THAY ĐỔI NGAY!
3. Hướng dẫn quy đổi thực phẩm
Sau khi nắm rõ lượng Calo tiêu thụ và phần trăm các nhóm thức ăn chính trong khẩu phần ăn dành cho người tiểu đường, để tính được số lượng thức ăn cụ thể chúng ta cần phải quy đổi từ Calo sang gam bằng cách sau:
- 1g chất bột đường ~ 4 Calo
- 1g chất đạm ~ 4 Calo
- 1g chất béo ~ 9 Calo
Ví dụ: Người tiểu đường cần cung cấp 1200 Calo, theo nguyên tắc “Đĩa thức ăn” thì cần ăn khẩu phần ăn 1 ngày bao gồm:
- 60% bột đường = 720 Calo -> 180g bột đường.
- 15% chất đạm = 180 Calo -> 45g chất đạm.
- 25% chất béo = 300 Calo -> 33g chất béo.
Tìm hiểu thêm:
- Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là gì? Sử dụng ra sao?
- Top 11 món ăn cho người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết
4. Hướng dẫn phân bổ các bữa ăn của bệnh nhân tiểu đường trong ngày
Để duy trì việc ăn uống phòng bệnh tiểu đường, người tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn thành 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa phụ trong khẩu phần ăn cho người bệnh tiểu đường. Việc này nhằm đảm bảo lượng đường huyết trong máu ở mức hợp lý. Trong đó:
- 3 Bữa chính vào buổi sáng, trưa và tối. Bữa sáng chứa khoảng 600 Calo, còn bữa trưa và tối chứa khoảng 700 Calo/bữa.
- Các bữa ăn phụ: Có thể ăn từ 2-3 bữa ăn phụ mỗi ngày vào các thời điểm sau bữa sáng và bữa trưa 2 – 3 tiếng, và bữa ăn đêm. Năng lượng cho một bữa ăn phụ là khoảng 150 Calo.
Phân chia % năng lượng trong ngày theo bữa ăn | |||
Số bữa trong ngày | 4 bữa/ngày | 5 bữa/ngày | 6 bữa/ngày |
Bữa sáng | 25 | 20 | 15 |
Bữa phụ sáng | – | – | 10 |
Bữa trưa | 35 | 30 | 30 |
Bữa phụ trưa | – | 10 | 10 |
Bữa tối | 30 | 30 | 25 |
Bữa phụ tối | 10 | 10 | 10 |
Xem thêm: 9 sai lầm phổ biến khi lên thực đơn cho người bệnh tiểu đường loại 2
5. Thực đơn tham khảo cho bệnh nhân tiểu đường
Dưới đây là mẫu thực đơn cho người tiểu đường có cân nặng chuẩn 50 – 55kg, Năng lượng: 1600 Calo/ngày
Thực đơn | Đơn vị thực phẩm |
1. Bữa sáng: Phở thịt gà | |
Bánh phở 160g | Nửa bát to |
Thịt gà bỏ da 35g | Khoảng 7 – 8 miếng nhỏ |
Giá đỗ, rau thơm 150g | 1/3 bát nhỏ |
2. Bữa trưa: Cơm, chả lá lốt, đậu xốt, rau cải bắp, trái cây | |
Gạo 100g | 1 bát |
Thịt heo nạc 40g | 2 chiếc chả lá lốt |
Đậu phụ 65g | 1 bìa đậu |
Dầu ăn 10ml | 2 thìa cà phê |
Rau cải bắp 200g | 1 đĩa vừa rau luộc |
Bưởi 180g | 2 – 3 múi |
3. Bữa tối: Cơm gạo lứt, trứng thịt hấp, rau bí xanh, trái cây | |
Gạo lứt 80g | 1 lưng bát con cơm |
Thịt heo xay 25g | 2 miếng trứng thịt hấp |
Trứng 1 quả | |
Dầu ăn 10ml | 2 thìa cà phê |
Bí xanh 250g | 1 đĩa nhỏ rau luộc |
Đu đủ 150g | 1 miếng |
4. Bữa phụ tối: Sữa cho người tiểu đường | |
Sữa 250ml | 1 cốc |
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách xác định khẩu phần ăn cho bệnh nhân tiểu đường. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn tính toán được lượng dinh dưỡng theo từng nhóm chất phù hợp theo nhu cầu và thể trạng của người bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về cách xây dựng chế độ ăn cho người tiểu đường, hãy liên hệ với chuyên gia dinh dưỡng Nutricare qua fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường hoặc gọi đến số hotline 18006011 để được tư vấn cụ thể nhất!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *