Tiểu đường có uống được C sủi không? Hướng dẫn hướng C sủi đúng cách
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Tăng cường sức đề kháng có vai trò rất quan trọng cho người bệnh tiểu đường. C sủi là một trong những sản phẩm nâng cao đề kháng hiệu quả, vậy tiểu đường có uống được C sủi không? Theo dõi ngay bài viết sau đây của Nutricare để biết cách sử dụng C sủi hợp lý cho người tiểu đường bạn nhé!
1. Bệnh tiểu đường uống C sủi có được không?
Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống C sủi. Viên C sủi chứa hàm lượng cao Vitamin C giúp điều hòa đường huyết, hạ huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Tuy nhiên, một số loại có thể chứa tới 1g muối/viên, có thể ảnh hưởng đến tim mạch và huyết áp. Khi uống C sủi, người bệnh nên tính toán tổng lượng muối nạp vào không quá 6g/ngày.
Vitamin C là chất chống oxy hoá với công dụng tăng cường miễn dịch hiệu quả và hỗ trợ cơ thể chống lại nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh tiểu đường. Ngoài bổ sung Vitamin C từ các nguồn tự nhiên, C sủi là chế phẩm thông dụng nhất:
- Hàm lượng vitamin C trong viên C sủi: Thông dụng nhất hiện nay là C sủi có hàm lượng 1000mg. Ngoài ra còn có nhiều hàm lượng khác như 100mg, 200mg, 500mg,… đáp ứng cho các nhu cầu sử dụng khác nhau.
- Viên C sủi có thể được bổ sung Vitamin nhóm B (B1, B6, B12,…), Kẽm, Magie. Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng giảm mệt mỏi, cải thiện miễn dịch và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường rất tốt.
Tìm hiểu thêm:
người bệnh tiểu đường nên ăn gì? Gợi ý 16+ loại thức ăn cho bệnh tiểu đường
2. Top 3 tác dụng của C sủi với người tiểu đường
Để chứng minh tiểu đường có uống được C sủi không thì C sủi chứa nhiều Vitamin C – loại Vitamin góp phần hạ đường huyết, hạ huyết áp và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.
2.1. Hạ đường huyết
Một nghiên cứu từ Đại học Deakin chỉ ra, bổ sung 500mg Vitamin C hai lần mỗi ngày có thể giúp hạn chế tăng lượng đường trong máu trong cả ngày. Đồng thời, cách uống này làm giảm hiện tượng tăng đường huyết đột ngột.
Vitamin C có khả năng chống oxy hoá hiệu quả, ngăn chặn các gốc tự do và các quá trình Oxy hoá, Glycosyl hoá. Nhờ vậy, tế bào Beta ở tuỵ được bảo vệ và cải thiện chức năng; tình trạng kháng Insulin cũng được cải thiện và tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết cho người bệnh.
2.2. Hạ huyết áp
Vitamin C giúp cải thiện sức bền và chức năng nội mô của mạch máu, đặc biệt là các mạch lớn như mạch vành. Thêm vào đó, chất này cũng làm tăng nồng độ của một số chất giãn mạch như Nitric Oxit, từ đó giúp giảm nhẹ và hỗ trợ ổn định huyết áp ở mức mục tiêu điều trị.
2.3. Ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
Dự phòng biến chứng tim mạch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong điều trị tiểu đường. Vitamin C với khả năng chống oxy hóa hiệu quả giúp ngăn chặn nhiều cơ chế hình thành mảng xơ vữa động mạch, đồng thời củng cố sức bền thành mạch và giảm huyết áp.
Do vậy, Vitamin C giúp phòng ngừa và hạn chế phát triển biến chứng tim mạch và các biến chứng thứ phát khác trên mắt, thận và thần kinh của bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiểu đường có được uống sữa tươi không? Mối liên hệ tiểu đường sữa tươi
- Giải đáp: Tiểu đường có nên uống sữa bột không?
3. Hướng dẫn người tiểu đường uống C sủi đúng cách
Tuy C sủi có nhiều tác dụng hỗ trợ sức khỏe hiệu quả nhưng người bệnh tiểu đường cần chú ý sử dụng C sủi đúng cách để đảm bảo an toàn.
Liều lượng
Người tiểu đường nên uống C sủi với liều lượng Vitamin C 500 – 1000mg mỗi ngày. Không nên uống quá 2000mg Vitamin C do có thể gây:
- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
- Co thắt dạ dày, đầy hơi, ợ nóng.
- Khó tiêu, trào ngược Axit dạ dày.
- Đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ.
Thời gian nên uống
Người tiểu đường nên uống khi bụng đói như vào buổi sáng, 30 phút trước khi ăn hoặc hai giờ sau bữa ăn. Vitamin C tan trong nước rất tốt và có tính Axit nên sẽ hấp thu tốt hơn khi bụng đói và dễ dàng thải qua nước tiểu, tránh được tình trạng tích tụ Vitamin C gây ảnh hưởng xấu.
Tuy nhiên, không nên uống Vitamin C vào buổi tối do cơ thể không thải trừ hết Vitamin C dễ gây lắng đọng tại thận và hình thành sỏi thận.
4. Ngoài C sủi, người tiểu đường có thể bổ sung Vitamin C bằng cách nào?
C sủi đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường nhưng vẫn có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và huyết áp do chứa hàm lượng muối cao. Vì vậy, ngoài C sủi, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung Vitamin C thông qua:
- Uống Vitamin C dạng viên không chứa muối để không phải lo lắng lượng muối nạp vào hàng ngày vượt mức cho phép 6g/ngày.
- Ăn rau củ, trái cây giàu Vitamin C: Các loại trái cây họ cam, quýt, dâu tây, ổi, việt quất,… và các rau củ như ớt chuông, bông cải xanh là lựa chọn an toàn cho người tiểu đường để bổ sung Vitamin C.
Bên cạnh thực phẩm tự nhiên và các loại chế phẩm bổ sung Vitamin C thông thường, sữa Glucare Gold giàu Vitamin C được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng cho người tiểu đường. Chỉ 2 ly sữa Glucare Gold là đã có thể cung cấp tới trên 80% lượng Vitamin C được khuyến cáo mỗi ngày.
Ngoài ra, sữa còn chứa Crom và hệ bột đường Glucare hấp thu chậm giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời, hệ 56 dưỡng chất thiết yếu, bao gồm Đạm Thực vật, Đạm Whey từ Mỹ, chất béo tốt Omega-3, 6, 9, hệ Antioxidants và chất xơ FOS trong sữa giúp tăng cường sức khoẻ toàn diện cho người bệnh và làm giảm nguy cơ các biến chứng tiểu đường.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để bổ sung dinh dưỡng một cách khoa học và phù hợp nhất cho người bệnh tiểu đường. Trên đây là những giải đáp của các chuyên gia dinh dưỡng Nutricare về chủ đề “Tiểu đường có uống được C sủi không?”.
Nếu có thắc mắc về chủ đề Vitamin C cho người tiểu đường, bạn hãy gọi ngay tới số hotline 18006011 hoặc truy cập fanpage Glucare Gold – Dinh dưỡng y học cho người Đái tháo đường để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất từ các chuyên gia nhé!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *