Sữa chua không đường và bệnh tiểu đường: Những điều Nên và Không nên?
Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Sữa chua, đặc biệt sữa chua không đường là món ăn lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ được mối liên hệ giữa sữa chua không đường và bệnh tiểu đường. Nutricare sẽ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi ngay!
1. Bệnh tiểu đường có nên ăn sữa chua không đường không?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn sữa chua, đặc biệt là sữa chua không đường. Loại sữa chua này có:
- Chỉ số đường huyết thấp (GI=14)
- Giá trị dinh dưỡng tương đương sữa chua có đường.
- Một số loại chứa lượng Carbs bằng một nửa với sữa chua thông thường.
Những lợi ích tuyệt vời trong mối liên hệ sữa chua không đường và bệnh tiểu đường:
- Giảm mức độ kháng Insulin: Protein, Canxi Vitamin và lợi khuẩn lên men Lactose trong sữa chua đã được chỉ ra là có tác dụng cải thiện chức năng bài tiết của tuyến tụy và giảm tình trạng kháng Insulin.
- Kiểm soát đường huyết: Chỉ số đường huyết ở mức thấp, lượng Carbs tiêu hóa chậm và các dưỡng chất điều hoà hoạt động Insulin nói trên giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
- Hỗ trợ giảm cân cho người tiểu đường béo phì: Sữa chua giàu Canxi giúp giảm sự phát triển của tế bào mỡ, cùng Protein và Carbs tiêu hoá chậm giúp no lâu, thúc đẩy trao đổi chất, từ đó giúp kiểm soát cân nặng rất tốt, đặc biệt với người bệnh béo phì.
Tìm hiểu thêm:
Uống sữa giúp phòng bệnh tiểu đường không?
2. Top 3 loại sữa chua không đường tốt nhất cho người bệnh tiểu đường
Hiện nay có rất nhiều loại sữa chua không đường với thành phần dinh dưỡng và công dụng đa dạng. Người bệnh tiểu đường có thể tham khảo những loại sữa chua bổ dưỡng được Nutricare gợi ý dưới đây:
2.1. Sữa chua Hy Lạp không đường
Sữa chua Hy Lạp là phiên bản sữa chua có kết cấu đặc, dẻo mịn và nhiều kem hơn sữa chua thông thường do được loại bỏ đi phần nước chứa Whey Protein. Loại sữa chua này được ưa chuộng trên toàn thế giới bởi độ thơm ngon, đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người tiểu đường.
Giá trị dinh dưỡng và công dụng nổi bật với người tiểu đường của sữa chua Hy Lạp không đường:
- Giàu Protein: Chứa lượng Protein gần gấp đôi so với sữa chua thông thường (20g/200g). Từ đó, người tiểu đường được bổ sung năng lượng, kéo dài cảm giác no và kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Hàm lượng Lactose thấp: Sữa chua Hy Lạp ít gây rối loạn tiêu hoá ở người không dung nạp Lactose hơn sữa chua thông thường do hàm lượng Lactose thấp hơn (5,8g/200g).
- Lượng Carbs thấp: 200g sữa chua Hy Lạp chỉ chứa 7,8g Carbs nên ít gây ảnh hưởng đến đường huyết.
- Giàu Probiotics giúp hỗ trợ tiêu hoá, làm giảm tình trạng táo bón hay gặp ở người bệnh tiểu đường.
2.2. Sữa chua làm thủ công từ sữa dê và cừu
Một số nghiên cứu đã chỉ ra các loại sữa chua được làm thủ công từ sữa dê và sữa cừu có nhiều dưỡng chất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.
Giá trị dinh dưỡng và công dụng nổi bật với người tiểu đường của sữa chua thủ công làm từ sữa dê và sữa cừu:
- Giàu Canxi hơn sữa chua Hy Lạp: Canxi có tác dụng làm giảm kháng và tăng độ nhạy của Insulin. Do đó, loại sữa chua thủ công này hỗ trợ kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Ít gây viêm và hỗ trợ sức khỏe tim mạch tốt hơn sữa chua làm từ sữa bò: Sữa dê và sữa cừu có cấu tạo Axit béo khác so với sữa bò, ít gây viêm và dị ứng hơn. Các Axit béo này cũng dễ tiêu hoá hơn và hạn chế tình trạng tăng Cholesterol máu, giúp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch cho người tiểu đường.
2.3. Sữa chua có nguồn gốc thực vật
Sữa chua làm từ các loại hạt và quả như đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, macadamias và dừa,… có vị thơm ngon đặc trưng và rất bổ dưỡng đối với người tiểu đường.
Đây là lựa chọn rất tốt cho người bệnh ăn chay không muốn sử dụng các loại sữa chua có nguồn gốc từ động vật.
Giá trị dinh dưỡng và công dụng nổi bật:
- Lượng Protein không hề thua kém sữa bò: Sữa đậu nành chứa tới 8g Protein, hàm lượng tương tự như sữa bò. Lượng Protein này không chỉ bù đắp năng lượng thiếu hụt do cắt giảm Carbs mà còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Không chứa Lactose: Sữa chua từ thực vật không chứa Lactose nên không có vị ngọt tự nhiên như sữa chua làm từ sữa bò. Tuy nhiên, nó rất tốt cho người bệnh không dung nạp được loại đường này.
Lưu ý: Ngoài sữa chua không đường làm thủ công, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung sữa chua không đường từ sữa bò, sữa dê,… trên thị trường. Tuy nhiên, cần đọc kỹ hàm lượng để ăn với liều lượng hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
3. Cách dùng sữa chua không đường cho người tiểu đường
Các chuyên gia Nutricare khuyến cáo về sữa chua không đường và bệnh tiểu đường theo chỉ dẫn sau:
Liều lượng: tối đa 3 phần/ngày.
Thời điểm nên ăn:
- Bữa sáng: Ăn vào bữa sáng giúp cơ thể người bệnh hấp thu và sử dụng Canxi trong sữa chua một cách tốt nhất.
- Bữa phụ: Ăn sữa chua vào bữa phụ sẽ bổ sung năng lượng bị hao hụt và giúp thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Sau bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng: Ăn sữa chua lúc này sẽ giúp người bệnh giảm hấp thu Cholesterol ở ruột và tăng hấp thu các chất dinh dưỡng khác.
NÊN
- Chọn sữa chua có chứa các vi khuẩn sống và hoạt động để cải thiện đường ruột khỏe mạnh cho người bệnh tiểu đường.
- Chọn sữa chua có hàm lượng Protein cao và ít Carbohydrate để bổ sung năng lượng mà vẫn kiểm soát được đường huyết ổn định.
- Chọn hương vị có không quá 15g carbohydrate cho mỗi khẩu phần để duy trì đường huyết ổn định và tránh tình trạng tăng đường huyết đột ngột.
KHÔNG NÊN
- Tránh ăn sữa chua không đường đi kèm sẵn với các loại hạt khô, quả khô,… Các loại thức ăn đi kèm này vẫn có thể có lượng Calo và Carbs lớn gây ảnh hưởng đến đường huyết.
- Không mua sữa chua khi chưa đọc Thông tin dinh dưỡng hoặc không có mục này trên nhãn mác. Chúng có thể tiềm ẩn lượng đường lớn hoặc các chất tạo ngọt nhân tạo dễ gây tăng cân và tăng đường huyết.
Có thể bạn quan tâm:
- NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ ĂN ĐƯỢC NẾP CẨM KHÔNG?
- Chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường thai kỳ: Nên và không nên ăn gì?
- Top 5 loại sữa tiểu đường thai kỳ được khuyên dùng
4. Một số cách kết hợp sữa chua không đường trong bữa ăn an toàn cho đường huyết
Ngoài việc ăn trực tiếp, bạn có thể chế biến sữa chua không đường cho người bệnh tiểu đường theo nhiều cách dưới đây mà vẫn đảm bảo an toàn và bổ dưỡng:
- Ăn với quả mọng hoặc hạt cho bữa sáng hoặc món tráng miệng bằng cách trộn đều chúng với nhau.
- Dùng làm nước sốt thay thế mayonnaise trong salad giúp tạo hương vị mới lạ cho món salad và giảm đi lượng calo lớn không tốt từ mayonnaise.
- Phết lên bề mặt các món bánh nướng thay cho lớp kem béo: Thay kem béo bằng sữa chua không đường để hương vị món ăn vẫn thơm ngon mà còn giảm lượng đường và Calo nạp vào.
- Trộn cùng với sinh tố hoa quả: Thêm sữa chua không đường vào máy xay xay cùng các nguyên liệu khác để làm tăng độ đặc, độ ngậy.
- Sử dụng làm gia vị trong món ăn: Thay đường, mật ong hoặc siro ăn cùng với món bánh quế bằng sữa chua không đường để tạo vị chua nhẹ béo ngậy tự nhiên mà không lo ảnh hưởng tới đường huyết.
Tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra và tăng chất lượng cuộc sống. Với những phân tích trong bài viết trên đây, hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về chủ đề “Sữa chua không đường và bệnh tiểu đường” và sử dụng sữa chua không đường cho người bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.
Truy cập fanpage Glucare Gold, website Nutricare Thương hiệu Quốc gia Dinh dưỡng Y học gọi tới số hotline 18006011 để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề về dinh dưỡng cho người tiểu đường một cách nhanh nhất bạn nhé!
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa II Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *