Ung thư tuyến giáp nên uống nước ép gì? Top 12 loại nước dinh dưỡng
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Ung thư tuyến giáp nên uống nước ép gì?
Nước ép trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Vậy ung thư tuyến giáp nên uống nước ép gì? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về 12 loại nước ép tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp.
Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp nên ăn trái cây gì?
1. Nước ép cà chua
Trong cà chua chứa 2 thành phần tự nhiên là lycopene và carotenoid – là những chất oxy mạnh có tác dụng ức chế sự hình thành khối u và ngăn ngừa sự phát triển các tế bào ung thư một cách hiệu quả. Cà chua là loại quả có chứa nhiều lycopen nhất. Trong 100g cà chua, có chứa tới 45,9 mg lycopene. Nước ép cà chua (240mL) là sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh ung thư, giúp bạn cung cấp khoảng 23 mg lycopene và các dưỡng chất khác cho cơ thể.
Cách chế biến: Đầu tiên, bạn rửa sạch cà chua và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn. Cắt nhỏ cà chua và cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Tiếp theo, cho phần cà chua đã xay vào rây và lọc bỏ phần thịt, sử dụng phần nước cốt.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy ép để ép cà chua, như vậy bạn sẽ bỏ qua được bước lọc phần thịt cà chua.
Lưu ý: Nước ép cà chua không cho đường là cách tốt nhất giúp hấp thụ hầu hết dưỡng chất hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thêm 1 chút đường cho dễ uống.
Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, mỗi ngày bạn nên sử dụng 1 ly nước ép cà chua vào giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều. Tránh sử dụng vào lúc đói và sử dụng quá nhiều, sẽ gây đau bụng và trào ngược dạ dày.
Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:
2. Nước bí đao
Ngoài cà chua, ung thư tuyến giáp nên uống nước ép gì? Bí đao là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Bí đao có chứa nhiều nước, hàm lượng dầu thực vật cao và không có chất béo, giúp giải độc và giảm sự tích tụ mỡ trong cơ thể, có tác dụng nâng cao sức khỏe của người bệnh.
Trong 500g bí đao sẽ cung cấp tới bạn 8g đường, 6,1g canxi và photpho, 1,5g albumin cùng nhiều vitamin và dưỡng chất khác. Ngoài ra, hàm lượng natri trong bí đao rất thấp, đã được nghiên cứu là có tác dụng tốt trong trị liệu cho một số người mắc chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, viêm thận.
Người bệnh có thể làm trà sâm bí đao tại nhà, vừa giúp giải khát vừa bổ sung vitamin và dưỡng chất thiết yếu.
Cách chế biến:
Một số nguyên liệu chính để làm được trà sâm bí đao mà bạn cần có như bí đao, lá dứa, thục địa, đường phèn, la hán quả. Tiếp đó, rửa sạch bí đao và cắt khúc nhỏ. Cho kết hợp bí đao, la hán quả, thục địa cùng 3 lít nước, nấu cho đến khi sôi. Sau khi nước đã sôi, bạn cho lá dứa và đường phèn vào và để lửa nhỏ giúp bí nhừ.
Bạn để nước bí nguội và lọc qua rây để bỏ phần nguyên liệu, giữ lại phần nước. Nước sâm bí đao thanh mát giải nhiệt và dùng được trong vòng 2 ngày, rất tốt cho sức khỏe. Sử dụng 2 – 3 ly nước bí đao mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung các dưỡng chất trong bí đao một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm: Cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành không và LƯU Ý cần biết!
3. Nước ép cần tây
Trong cần cây có chứa hai hợp chất là acid phenolic và acetylenic có tác dụng kiềm chế prostaglandin (một chất có khả năng kích thích sự phát triển của tế bào ung thư), giúp ngăn chặn sự phá hủy ADN của các gốc tự do và hạn chế sự phát triển khối u.
Bên cạnh đó, cần tây cũng có chứa rất nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tuyến giáp. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Medical Medium đưa ra rằng, cần tây có khả năng làm sạch virus Epstein-Barr (một loại virus làm viêm nhiễm tuyến giáp) giúp làm sạch tuyến giáp và tăng cường sản xuất ra hormone tuyến giáp T3.
Cách chế biến: Người bệnh có thể tự làm nước ép cần tây đơn giản tại nhà bằng cách: rửa sạch cần tây và cắt khúc nhỏ. Tiếp theo, cho cần tây vào máy ép. Sau đó, bạn chỉ cần pha thêm nước lọc vào, khuấy đều và thưởng thức. Bạn nên sử dụng khoảng 250ml nước ép cần tây mỗi ngày và sử dụng ngay sau khi ép để tránh các dưỡng chất có trong cần tây bị biến đổi.
4. Nước chanh
Bạn đang thắc mắc ung thư tuyến giáp nên uống nước ép gì thì nước chanh là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Chất chống oxy hóa trong chanh có khả năng hạn chế sự ảnh hưởng của nitrosamine (chất gây ung thư tuyến giáp) giúp cho các tế bào tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ. Bên cạnh đó, trong chanh còn có chứa nhiều vitamin và khoáng chất khác giúp tăng cường hệ miễn dịch và cân bằng độ pH, rất tốt cho các bệnh nhân tuyến giáp sau khi mới phẫu thuật.
Cách chế biến: Nước chanh là thức uống giải khát quen thuộc với mọi người chúng ta. Chỉ cần nước cốt của nửa quả chanh và nước lọc, vậy là hoàn thành rồi. Nếu bạn không uống được chua, có thể cho thêm 1 chút mật ong, hạn chế cho đường vì sử dụng nhiều đường sẽ khiến bạn dễ mắc một số bệnh như: tiểu đường, xơ vữa động mạch.
Uống 1 cốc nước chanh mỗi ngày sau ăn 20 – 30 phút, sẽ giúp bạn bổ sung hàm lượng vitamin đầy đủ và giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
5. Nước cam
Cam có chứa hesperidin và naringin – là những chất có hàm lượng chống oxy hóa cao, có nguồn gốc từ các flavonoids, có tác dụng tích cực trong việc phòng chống ung thư. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong cam còn có tác dụng bảo vệ các tế bào và tăng khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm vào máu, làm giảm thiểu tình trạng thiếu máu do xạ trị ung thư gây ra.
Nước cam ép sẽ giúp người bệnh sau khi phẫu thuật hay xạ trị hấp thu tốt hơn. Bạn có thể làm nước cam cho người bệnh tại nhà theo các bước đơn giản dưới đây.
Cách chế biến: Bạn nên chọn mua những quả cam mọng và bóng, điều này sẽ làm bạn vắt dễ dàng và được nhiều nước cam hơn. Cam mua về, rửa sạch và cắt làm đôi và sử dụng dụng cụ để vắt nước cam. Bạn có thể cho thêm đường hay mật ong để điều chỉnh độ ngọt cho phù hợp.
500ml nước cam mỗi ngày có tác dụng làm tăng khả năng lưu thông máu tới não, giảm sự ảnh hưởng của quá trình điều trị ung thư tới não đối với bệnh nhân ung thư.
Người bệnh nên uống vào thời điểm 1 – 2h sau ăn trưa, không nên sử dụng nước cam vào buổi tối, do nước cam có thành phần lợi tiểu, dễ khiến bạn mất ngủ đêm.
6. Nước ép táo
Táo cung cấp nhiều vitamin và các chất chống oxy mạnh như flavonoids, có tác dụng tăng sức đề kháng và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến giáp. Hàm lượng Kali có trong táo giúp duy trì sự cân bằng điện giải, ngăn cản sự trữ nước thừa của cơ thể ở người bệnh sau khi làm điều trị bằng hóa chất. Ngoài ra, nước ép táo có tác dụng tăng cường sản xuất các acetylcholin, giúp tăng cường trí nhớ, rất tốt cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Cách chế biến: Đầu tiên, bạn gọt bỏ vỏ táo và cắt thành các miếng nhỏ. Tiếp đó, đem táo đã gọt vỏ ngâm vào hỗn hợp nước chanh muối, việc làm này sẽ giúp táo không bị thâm và nước ép táo có vị đậm đà, hấp dẫn hơn. Sau khoảng 15 phút, bạn vớt táo và cho vào máy ép trái cây. Vậy là hoàn thành, bạn có thể cho thêm đá bào và thưởng thức.
Mặc dù nước ép táo là tốt, nhưng bạn chỉ nên sử dụng 1 ly nước ép táo mỗi ngày và nên sử dụng vào buổi tối, điều này sẽ giúp bạn loại bỏ các chất béo có hại rất hiệu quả.
7. Nước ép nho
Ung thư tuyến giáp nên uống nước ép gì? Các hoạt chất chống oxy hóa mạnh có trong nho như quercetin và resveratrol có tác dụng ức chế một loại enzyme (là enzyme chịu trách nhiệm sắp xếp và tổ chức lại các gen trong tế bào) giúp ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt các tế bào ung thư. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng khác có trong nho như vitamin K, canxi, kali còn có tác dụng ngăn ngừa loãng xương và hỗ trợ tăng sức đề kháng.
Cách chế biến: Để làm nước ép nho, đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như nho, gừng, lá bạc hà và chanh. Tiếp đó, bạn rửa sạch tất cả nguyên liệu, và ngâm nho vào trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn. Sau khoảng 15 phút, bạn vớt nho ra, và cho hỗn hợp gừng, lá bạc hà và nho vào máy ép hoa quả. Và cuối cùng, cho ra cốc và thêm nước cốt chanh hòa tan trực tiếp để hương vị thơm ngon hơn.
Bạn có thể uống khoảng 150 – 200ml nước nho mỗi ngày và uống vào trước bữa ăn 2 – 3h và tránh uống khi đói.
8. Nước ép dâu tây
Dâu tây là một trong 20 loại trái cây hàng đầu về khả năng chống oxy hóa. Hai hoạt chất chống oxy hóa là anthocyanins và ellagic có trong dâu tây có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do và ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư. Ngoài ra, dâu tây còn là một nguồn cung cấp vitamin C, folate (vitamin B9), mangan và kali dồi dào.
Cách chế biến: Để làm được nước ép dâu tây, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu chính sau: dâu tây, nước cốt chanh. Đầu tiên, bạn rửa sạch dâu tây và cắt thành miếng nhỏ. Tiếp theo, cho hỗn hợp gồm dầu tây, 500ml nước lọc và nước cốt chanh vào trong máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau khi xay xong, bạn sử dụng rây để lọc bỏ phần thịt và giữ lại phần nước, vậy là hoàn thành. Có thể cho thêm đường và đá bào tùy theo khẩu vị mỗi người.
9. Nước ép việt quất
Quả việt quất được mệnh danh là vua của thực phẩm chống oxy hóa, chứa nhiều vitamin A, C và các chất chống oxy hóa mạnh như anthocyanin, giúp bảo vệ tế bào chống lại tổn thương do các gốc tự do gây bệnh.
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, các chất chống oxy hóa kết hợp cùng với vitamin và khoáng chất có trong quả việt quất có tác dụng rất tốt trong việc duy trì và sản xuất các hormone tuyến giáp. Ngoài ra, hàm lượng folate có trong việt quất có vai trò sửa chữa ADN, giúp ngăn chặn hiệu quả sự hình thành của các tế bào ung thư do đột biến ADN gây ra.
Cách chế biến: Để làm nước ép việt quất, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu chính bao gồm việt quất tươi, lá bạc hà, nước cốt chanh. Đầu tiên, rửa sạch các nguyên liệu. Tiếp đó, cho hỗn hợp việt quất, đường, lá bạc hà, nước cốt chanh vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau đó, bạn sử dụng lưới lọc để loại bỏ phần bã của việt quất và lá bạc hà.
Uống quá nhiều nước việt quất sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa như đau bụng, khó tiêu. Chính vì vậy, bạn chỉ nên uống khoảng 1 – 2 cốc / ngày.
10. Nước ép dứa
Dứa không chỉ cung cấp nhiều vitamin mà còn có chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Các chất oxy chính có trong dứa là các flavonoid và acid phenolic, giúp giải trừ các gốc tự do (là một trong những nguyên nhân gây nên viêm tuyến giáp), giúp các tế bào của bạn không bị tổn thương thêm.
Ngoài ra, enzyme bromelain có trong dứa giúp phân hủy các protein thành các acid amin, giúp giảm quá trình viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
Cách chế biến: Đầu tiên, bạn chuẩn bị một số nguyên liệu chính để làm nước ép dứa hạt chia, gồm: dứa, siro đường, hạt chia, nước cốt chanh. Tiếp đó, ngâm 2 muống hạt chia với nước trong vòng 30 phút. Trong khi chờ đợi hạt chia nở, bạn có thể sơ chế dứa: gọt vỏ, rửa sạch dứa, cắt thành miếng nhỏ và cho vào máy ép hoa quả. Lọc bỏ phần thịt và giữ lại nước ép dứa. Đợi hạt chia nở vậy, bạn cho nước ép dứa, hạt chia, nước cốt chanh vào cốc.
Bạn nên sử dụng nước ép dứa sau bữa ăn, vì trong nước ép dứa có chứa nhiều acid, uống lúc đói sẽ gây hại cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
11. Nước ép dưa hấu
Sự tăng cao yếu tố tăng trưởng IGF là một trong những nguyên nhân chính gây ra ung thư tuyến giáp, chúng có khả năng kích thích các tế bào bị bệnh bình thường chuyển thành các tế bào gây ung thư. Hoạt chất lycopene có trong dưa hấu có tác dụng làm giảm sự gia tăng của IGF giúp ức chế sự phát triển tế bào ung thư làm phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất khác trong dưa hấu như: vitamin A, B6, C, kali và magie cũng rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Một ly nước ép dưa hấu mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cung cấp tới 21% nhu cầu vitamin C mà cơ thể cần.
Cách chế biến: Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một quả dưa hấu, một ít lá bạc hà và nước cốt chanh. Tiếp đó, bạn rửa sạch nguyên liệu, và cắt dưa hấu thành các miếng nhỏ. Sau đó, cho toàn bộ dưa hấu, lá bạc hà, đường và nước cốt chanh vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn. Sau khi đã xay xong, cho hỗn hợp ra rây lọc và loại bỏ phần thịt, giữ lại phần nước.
12. Nước ép kiwi
Kiwi là loại trái cây rất giàu chất chống oxy hóa. Hai hợp chất chống oxy hóa flavonoid và carotenoid có trong kiwi có khả năng loại bỏ các gốc tế bào tự do, giúp bảo vệ các tế bào mô và chống lại ung thư hiệu quả. Ngoài ra, kiwi có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, giúp tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm. 1 quả kiwi sẽ cung cấp tới bạn 230% lượng vitamin C cho cơ thể.
Cách chế biến: Để làm được nước ép kiwi, bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu bao gồm kiwi, nước cốt chanh, mật ong. Đầu tiên, bạn rửa sạch kiwi, gọt vỏ và cắt thành các miếng nhỏ. Sau đó, cho kiwi đã cắt nhỏ, nước cốt chanh, mật ong, và nước lọc cho vừa đủ ngập kiwi vào máy xay sinh tố. Sau khi đã xay nhuyễn hỗn hợp trên, bạn cho ra rây lọc và loại bỏ phần thịt kiwi, giữ lại phần nước. Vậy là hoàn thành, cho nước ép kiwi ra cốc, thêm đá bào và bắt đầu thưởng thức.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mổ tuyến giáp có uống được nước dừa không? nếu như người bệnh vừa trải qua phẫu thuật tuyến giáp.
Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma – sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:
– Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.
– Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.
Đặc biệt, Leanpro Thyro LID đã được chứng minh lâm sàng giúp hạn chế I-ốt đưa vào cơ thể bệnh nhân, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp sau 2 tuần sử dụng.
Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp
Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!
Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.
Qua bài viết ung thư tuyến giáp nên uống nước ép gì, hy vọng sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin về các loại các loại nước ép tốt với những người bệnh ung thư tuyến giáp.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *