U tuyến giáp kiêng ăn uống gì? 10+ Thực phẩm người bệnh cần biết

4.1/5 - (9 votes)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

U tuyến giáp là căn bệnh rối loạn hormone tuyến giáp và nguyên nhân có thể tiềm ẩn từ chính chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Vậy u tuyến giáp kiêng ăn uống gì để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có câu trả lời cụ thể để xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

1. Nguyên tắc dinh dưỡng với người bị u tuyến giáp

Nguyên tắc dinh dưỡng với người u tuyến giáp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và từng bệnh lý ung thư tuyến giáp, cường giáp hay suy giáp. Cụ thể:

Ung thư tuyến giáp sau mổ và sau điều trị I-131 Ung thư tuyến giáp trước điều trị I-131 Suy giáp Cường giáp
– Kiêng I-ốt < 50mcg/ ngày sau khi điều trị iod phóng xạ 3 ngày.

– Cần kiêng đồ ăn cứng, rắn, khó tiêu.

– Nên kiêng các thực phẩm như đậu nành, rau cải, thực phẩm nhiều iod, nhiều dầu mỡ và đường.

– Không nên dùng bia, rượu, cafe…

– Cần chọn những thực phẩm mềm, dễ nuốt (có thể sử dụng máy xay để xay thức ăn).

– Bổ sung thêm các loại rau, củ, quả để hạn chế táo bón.

– Kiêng I-ốt < 50mcg/ ngày trước 2 tuần và sau 72 giờ uống I-ốt I-131.

– Không sử dụng muối, bột canh để ăn hay chế biến thức ăn.

– Kiêng những thực phẩm chứa nhiều I-ốt như: hải sản, lòng đỏ trứng, sữa chưa tách I-ốt…

– Không sử dụng các loại thuốc chứa nhiều I-ốt theo cả đường uống hay bôi ngoài.

– Hạn chế những thực phẩm chứa Goitrogen, Gluten như: đậu nành, cải xoăn, súp lơ.

– Nên chọn thực phẩm/sữa giàu I-ốt và các dưỡng chất tốt cho tuyến giáp.

– Tăng cường thêm các thực phẩm/ sữa giàu canxi.

– Bổ sung các loại rau củ giàu chất xơ.

– Giảm lượng I-ốt <50mcg/ ngày khi có chỉ định điều trị I-131.

– Hạn chế những thực phẩm chứa Goitrogen, Gluten như: đậu nành, cải xoăn, súp lơ.

– Bổ sung những nhóm thực phẩm nhiều dinh dưỡng, đặc biệt chứa các dưỡng chất giúp giảm viêm, điều hòa canxi máu.

– Bổ sung các loại rau, củ quả nhiều chất xơ.

Dựa trên nguyên tắc dinh dưỡng trên thì người bệnh u tuyến giáp kiêng ăn uống gì? Cụ thể hãy theo dõi phần tiếp theo sau đây.

1. U tuyến giáp kiêng ăn gì?

Khi trả lời việc u tuyến giáp kiêng ăn uống gì chúng ta sẽ chia ra 2 phần là ăn và uống. Đâu tiên là những loại đồ ăn mà người bệnh u tuyến giáp cần kiêng để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

2.1. Thực phẩm chứa Gluten có trong bánh mì

Trong một số loại bánh mì có chứa chất Gluten có thể ảnh hưởng tới quá trình điều trị tuyến giáp. Theo Ruth Frechman – chuyên gia dinh dưỡng, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ – cho biết: Gluten có thể gây kích thích ruột non và cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp [1]. Điều đó khiến quá trình điều trị bệnh gặp khó khăn.

Như vậy, các loại bánh mì chứa Gluten cần hạn chế sử dụng trong khi điều trị bệnh và sử dụng thuốc tuyến giáp. Nếu chọn ăn bánh mì có Gluten thì cần chọn loại bánh mì ống và gạo làm từ ngũ cốc nguyên hạt, chứa nhiều chất xơ và các dưỡng chất khác để cải thiện tình trạng kích thích của ruột non. Đồng thời, cần uống thuốc điều trị suy giáp vài giờ trước hoặc sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ để không làm cản trở tới sự hấp thu hormone tuyến giáp.

Bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ
Bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều chất xơ có thể sử dụng cho người u tuyến giáp

2.2. Các sản phẩm từ đậu nành không lên men

Việc người bệnh u tuyến giáp kiêng ăn uống gì là vấn đề khá khó đối với người bệnh tuyến giáp bởi đa số trong bữa ăn hằng ngày có rất nhiều loại thực phẩm rất rất phổ biến nhưng người bệnh tuyến giáp nên kiêng.

Trong số đó có thực phẩm từ đậu nành không lên men, chúng có chứa Isoflavone có thể gây ra những tác động tiêu cực với tuyến giáp. Một số nghiên cứu cho rằng ăn nhiều thực phẩm đậu nành không lên men có thể là tăng nguy cơ suy giáp ở một số người. Tuy nhiên, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports vào tháng 3 năm 2019 chỉ ra rằng: đậu nành không ảnh hưởng tới hormone tuyến giáp và làm tăng rất ít mức độ kích thích của hormone [2].

Vì vậy, những sản phẩm này vẫn có thể sử dụng với số lượng ít, nhưng cần hạn chế khi sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp bởi nó có thẻ gây cản trở khả năng hấp thụ thuốc. Các sản phẩm từ đậu nành không lên men như đậu phụ, sữa đậu nành, dầu đậu nành cần được ăn trước 4h rồi sau đó mới sử dụng thuốc điều trị tuyến giáp. Đồng thời, cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những thực phẩm này để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, nếu yêu thích các loại thực phẩm này, người bệnh tuyến giáp có thể sử dụng nước tương, miso (sản phẩm được làm từ đậu nành của Nhật) không chứa isoflavone để thay thế.

Thực phẩm không lên men như đậu hũ, sữa đậu nành không tốt cho bệnh tuyến giáp
Người bị u tuyến giáp cần hạn chế sử dụng các thực phẩm không lên men như đậu hũ, sữa đậu nành

2.3. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật là thực phẩm chứa nhiều Axit Alpha Lipoic. Hợp chất này sẽ gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất hormone của tuyến giáp. Đồng thời, Axit Alpha Lipoic còn làm hạn chế hoạt tính của thuốc điều trị tuyến giáp, cản trở quá trình điều trị bệnh.

Do đó, người bị u tuyến giáp cần kiêng tuyệt đối các thực phẩm nội tạng động vật từ khi phát hiện bệnh hay trong quá trình điều trị để không làm bệnh tiến triển nặng hơn. Nội tạng động vật như: lòng, gan, tim, cật của bò, gà, lợn… không nên có trong thực đơn hàng ngày của người bệnh u tuyến giáp.

Để thay thế các thực phẩm này, người bệnh có thể sử dụng thịt động vật để chế biến thành những món ăn ngon, hấp dẫn hàng ngày.

Nội tạng động vật chứa nhiều Axit alpha lipoic
Nội tạng động vật chứa nhiều Axit alpha lipoic, ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất hormone của tuyến giáp

Đây là một món ăn khá ngon tại các vùng quê ven thành phố Hà Nội cũng khá phổ biến nhưng lại nằm trong danh sách “Người bệnh u tuyến giáp kiêng ăn uống gì?” mà người bệnh phải lưu tâm.

2.4. Bia rượu và các chất kích thích

Bia rượu và các chất kích thích có ảnh hưởng rất xấu tới tuyến giáp và ức chế khả năng sử dụng hormone tuyến giáp của cơ thể. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Indian Journal of Endocrinology and Metabolism, uống rượu có thể tàn phá hormone tuyến giáp trong cơ thể và phá hủy khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp [3].

Còn với các chất kích thích như cafe, theo một nghiên cứu trên tạp chí Thyroid nó sẽ ngăn chặn sự hấp thu của hormone thay thế tuyến giáp. Đặc biệt, nếu uống thuốc bằng cafe sẽ khiến cho bệnh tuyến giáp bị mất kiểm soát [4].

Vì vậy, người bệnh u tuyến giáp nên kiêng hẳn rượu bia. Còn với cafe không được sử dụng cùng với thuốc mà nên uống thuốc bằng nước lọc, có thể sử dụng một tách cafe nhưng phải đợi 30 phút sau khi uống thuốc.

Rượu bia và các chất kích thích như cafe không tốt cho người bệnh tuyến giáp
Người bệnh u tuyến giáp cần kiêng rượu bia và hạn chế chất kích thích như cafe

2.5 Các loại rau họ cải

Những loại rau họ cải có chứa Glucosinolate – hoạt chất có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone tuyến giáp. Khi lượng Glucosinolate bị dư thừa có thể làm giảm chức năng hoạt động tuyến giáp. Ngoài ra, các loại rau họ cải có thể ngăn chặn khả năng sử dụng I-ốt của tuyến giáp khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.

Tuy nhiên, theo Mayo Clinic – một chuyên gia dinh dưỡng – thì cơ thể người bệnh u tuyến giáp cần tiêu thụ một lượng phù hợp các rau họ cải để tác động tới quá trình hấp thu I-ốt – một chất cần thiết để duy trì hoạt động tuyến giáp [5].

Vì vậy, các rau họ cải gồm: cải Brussels, súp lơ, cải xoăn, củ cải, cải ngọt vẫn có thể sử dụng và để làm cho chúng ít ảnh hưởng tới tuyến giáp thì cần nấu chín. Không nên sử dụng các loại rau này ở dạng sống hay làm salad và lượng phù hợp là ít hơn 140g mỗi ngày.

Các rau họ cải
Các rau họ cải tốt nhất là dùng ở dạng nấu chín và ít hơn 140g mỗi ngày để không ảnh hưởng xấu tới bệnh tuyến giáp

Một trong các họ rau nằm trong số nhưng thực phẩm mà trả lời cho câu hỏi “U tuyến giáp kiêng ăn uống gì?”. Họ cải cũng thường xuyên thấy được trong các bữa ăn nhưng riêng người bệnh tuyến giáp nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.

2.6. Thực phẩm chế biến sẵn

Trong các thực phẩm chế biến sẵn sẽ chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản có thể khiến u tuyến giáp phát triển nhanh và mạnh hơn. Đồng thời, những thực phẩm này có chứa lượng natri đáng kể có thể khiến tuyến giáp hoạt động kém và tăng nguy cơ huyết áp.

Theo Frechman – một chuyên gia dinh dưỡng – thì thực phẩm chế biến sẵn có xu hướng chứa nhiều natri và những người bị bệnh tuyến giáp cần tránh [6]. Vì vậy, các đồ ăn như: thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng… cần phải được hạn chế trong thực đơn của người bệnh u tuyến giáp.

Khi sử dụng các thực phẩm này, người bệnh cần theo dõi thông tin dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm để lựa chọn những loại có hàm lượng natri thấp và tìm những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín. Điều này sẽ giúp người bệnh vẫn có thể sử dụng thực phẩm chế biến sẵn mà không ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Các thực phẩm chế biến sẵn tốt cho quá trình điều trị bệnh tuyến giáp
Cần hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn để tốt cho quá trình điều trị bệnh tuyến giáp

2.7. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Bổ sung đủ chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và nâng cao sức khỏe. Nhưng với người bị u tuyến giáp thì quá nhiều chất xơ sẽ gây khó khăn cho quá trị điều trị bệnh, bởi dư thừa chất xơ sẽ làm giảm sự hấp thu của thuốc tuyến giáp và giảm hiệu quả chữa bệnh.

Theo Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ, với những người lớn, lượng chất xơ mỗi ngày là khoảng 21-38g (tùy thuộc vào giới tính và độ tuổi). Còn với trẻ em từ 1-18 tuổi thì lượng chất xơ cần thiết là 14-31g. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau, đậu, trái cây… cần được bổ sung với lượng phù hợp mỗi ngày để tránh ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và cản trở sự hấp thu thuốc thay thế hormone tuyến giáp.

Nếu cần bổ sung nhiều chất xơ, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể tăng liều phù hợp hoặc sử dụng các thực phẩm tốt cho tuyến giáp mà lượng chất xơ thấp hơn như: dâu tây, việt quất, mâm xôi…

Các loại đậu giàu chất xơ
Các loại đậu giàu chất xơ cần hạn chế sử dụng với người bệnh u tuyến giáp để tránh cản trở hấp thu thuốc trong quá trình điều trị bệnh

2.8. Đường và chất tạo ngọt

Đường và chất tạo ngọt là những thực phẩm có nhiều calo và ít dưỡng chất, chúng có thể khiến người bệnh tăng cân nhanh và khiến cho quá trình trao đổi chất của tuyến giáp chậm lại, kéo theo quá trình điều trị bệnh lâu hơn [8]. Do đó, cần hạn chế thực phẩm chứa đường và chất tạo ngọt như bánh kẹo, bánh kem… hoặc cố gắng loại bỏ hoàn toàn chúng trong tất cả giai đoạn bệnh.

Không những nằm trong danh sách các thực phẩm trả lời “U tuyến giáp kiêng ăn uống gì?” thì việc hạn chế sử dụng đường và chất tạo ngọt còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe của bạn nhé!

Đường và chất tạo ngọt cần loại bỏ hoàn toàn chúng trong thực đơn người bệnh tuyến giáp
Đường và chất tạo ngọt cần loại bỏ hoàn toàn chúng trong thực đơn hàng ngày

2.9. Các loại quả chứa sắc tố

Các loại quả chứa sắc tố thực vật thường chứa nhiều chất flavon. Hợp chất này sau khi đi qua hệ thống tiêu hóa sẽ bị các vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit diglycero benzoic và axit ferulic. Những loại axit này gây kìm hãm chức năng tuyến giáp và khiến các bệnh lý về u tuyến giáp bị nặng hơn.

Những loại quả chứa sắc tố không nên sử dụng quá nhiều cho người bệnh tuyến giáp gồm cam, quýt, táo, lê, nho. Các loại quả này cần sử dụng liều lượng phù hợp trong thực đơn hàng ngày khi phát hiện và điều trị bệnh u tuyến giáp.

Các loại quả chứa sắc tố thực vật
Các loại quả chứa sắc tố thực vật như cam, quýt, táo, nho cần hạn chế với người mắc các bệnh lý về tuyến giáp

2.10. Thực phẩm có chứa goitrogenic

Những thực phẩm có chứa goitrogenic có thể cản trở hoạt động của tuyến giáp và khiến cho người bệnh mắc các bệnh lý về tuyến giáp trở nên nặng hơn. Đồng thời, với những bệnh nhân bị cường giáp thì sử dụng nhiều thực phẩm chứa goitrogenic sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc, giảm hiệu quả chữa trị.

Các loại thực phẩm chứa nhiều goitrogenic gồm: đậu nành, súp lơ xanh, cải xoăn, cải bắp… Người mắc u tuyến giáp vẫn có thể sử dụng các thực phẩm này nhưng cần chế biến chín. Bởi khi được nấu chín một số các enzym tạo nên goitrogenic sẽ bị phá hủy và giảm lượng goitrogenic trong thực phẩm.

Thực phẩm chứa nhiều goitrogenic
Thực phẩm chứa nhiều goitrogenic như: đậu nành, súp lơ xanh, cải bắp,…cần được chế biến chín để tốt hơn cho người bệnh tuyến giáp

Với 10 loại thực phẩm nằm trong danh sách “Người bệnh u tuyến giáp kiêng ăn uống gì?” thì người bệnh nên biết và hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này trong suốt quá trình điều trị bệnh và cũng để tăng cường sức khỏe cho bản thân.

Tìm hiểu thêm:

Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:

3. U tuyến giáp kiêng uống gì?

Sau khi trả lời vế đầu của câu hỏi: “U tuyến giáp kiêng ăn uống gì?” thì tiếp theo là đến những loại đồ uống người bệnh tuyến giáp nên kiêng để điều trị bệnh tốt nhất:

3.1. Sữa tươi nguyên kem

Khi bị bệnh lý tuyến giáp, thường khả năng tiêu hóa của người bệnh sẽ kém hơn người bình thường. Nếu sử dụng các loại sữa tươi nguyên kem có chứa nhiều chất béo sẽ gây nặng nề cho hệ thống tiêu hóa và khiến người bệnh có thể bị tăng cân nhanh.

Vì vậy, các loại sữa tươi nguyên kem không được khuyến khích sử dụng cho bệnh nhân u tuyến giáp. Người bệnh có thể lựa chọn các loại sữa công thức đã được tách kem, điển hình như sản phẩm Leanpro Thyro của thương hiệu quốc gia Nutricare uy tín.

Lean Pro Thyro được tách kem và giúp bổ sung lượng canxi, I-ốt lớn để cân bằng hormon tuyến giáp và điều hòa canxi máu nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, Leanpro Thyro cung cấp hàm lượng I-ốt và canxi đúng theo khuyến nghị RNI cho người Việt Nam giúp người bệnh giảm tình trạng mệt mỏi để hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm có chứa lượng chất xơ hòa tan phù hợp giúp cải thiện tiêu hoá, tăng cường sức khỏe và kiểm soát cân nặng cho người bệnh.

Leanpro Thyro – sản phẩm sữa lý tưởng hỗ trợ điều trị u tuyến giáp

3.2. Cafe

Cafe khá phổ biến trên cả nước và cũng là đồ uống được phần đông đảo người dùng yêu thích nhưng nó nằm trong danh sách trả lời câu hỏi: “Người bệnh u tuyến giáp kiêng ăn uống gì?”.

Cafe thường được nhiều người sử dụng để mang lại sự tỉnh táo, tập trung. Tuy nhiên, với người bệnh u tuyến giáp thì cần hạn chế uống cafe bởi nó có thể ngăn chặn sự hấp thu của hormone thay thế tuyến giáp.

Đặc biệt, không nên uống thuốc bằng cafe vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc và khiến bệnh tuyến giáp trở nên mất kiểm soát. Chỉ nên sử dụng 1 tách nhỏ cafe và uống sau 30 phút khi uống thuốc để tránh ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Cafe có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc
Cần hạn chế cafe và uống sau 30 phút khi đã uống thuốc để tránh ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc

3.3. Rượu bia

Rượu bia vẫn luôn được khuyến cáo hạn chế với người bình thường và người bị u tuyến giáp thì cần tuyệt đối tránh xa. Bởi rượu bia sẽ phá hủy hormone tuyến giáp trong cơ thể và kìm hãm khả năng sản xuất hormone của tuyến giáp. Từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề và việc điều trị khó khăn, lâu dài hơn.

Cần kiêng rượu bia trong tất cả các giai đoạn bệnh hoặc nếu sử dụng thì nên uống các loại có nồng độ cồn thấp như rượu vang, rượu nho… với liều lượng ít và điều độ.

Người bệnh u tuyến giáp nên cố gắng tránh xa rượu bia
Người bệnh u tuyến giáp nên cố gắng tránh xa rượu bia để quá trình điều trị bệnh tích cực hơn

3.4. Trà xanh

Trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa mạnh là tannin. Hợp chất này có lợi cho sức khỏe nhưng nếu quá nhiều thì có thể gây ra tình trạng thiếu sắt trong cơ thể, bởi tannin cản trở cơ thể hấp thu sắt. Từ đó, gây thiếu máu và ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh tuyến giáp, đặc biệt là các bệnh nhân vừa phẫu thuật u tuyến giáp.

Vì vậy, trà xanh chỉ nên sử dụng với lượng phù hợp, 1 cốc nhỏ khoảng 100-150ml mỗi ngày. Có thể thay thế nước trà xanh bằng các loại nước sinh tố hoa quả tốt cho tuyến giáp như: nước ép việt quất, nước ép dâu tây…

Trà xanh có thể làm giảm hấp thu sắt và gây thiếu máu
Nên hạn chế uống nước trà xanh bởi có thể làm giảm hấp thu sắt và gây thiếu máu ảnh hưởng xấu tới điều trị bệnh tuyến giáp

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn nhiều thông tin hữu ích và giải đáp thắc mắc u tuyến giáp kiêng ăn uống gì? Hãy xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh xa những thực phẩm ảnh hưởng xấu tới bệnh tuyến giáp và đừng quên bổ sung sữa Leanpro Thyro nhằm hỗ trợ điều trị tối ưu.

Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!

Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Leanpro Thyro, hãy liên hệ với hotline 1800.6011 hoặc truy cập vào fanpage Nutricare Pharma để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng nhanh nhất!

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

DS NGUYỄN VĂN MẠNH

4.1/5 - (9 votes)
  • 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
  • 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
  • 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
  • 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
4.1/5 - (9 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *