Ung thư tuyến giáp ăn trái cây gì? 13+ Loại quả bạn cần biết

3.9/5 - (12 votes)

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Chế độ ăn uống lành mạnh cực kỳ quan trọng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp. Vậy để cải thiện sức khỏe, người bệnh nên ăn quả gì? Bài viết ung thư tuyến giáp ăn trái cây gì dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Ung thư tuyến giáp ăn trái cây gì
Ăn nhiều trái cây tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp.

1. Nguyên tắc lựa chọn hoa quả cho người bị ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp ăn trái cây gì phụ thuộc vào tiêu chí lựa chọn. Trái cây chứa nhiều vi chất dinh dưỡng giúp bảo vệ cơ thể chống lại một số tác nhân gây ung thư và cải thiện sức khỏe. Để lựa chọn được loại quả tốt cho sức khỏe người bị ung thư tuyến giáp, bạn có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:

  • Hoa quả cho người sau mổ ung thư tuyến giáp: Sau phẫu thuật, cổ họng có thể sẽ bị đau và khó nuốt. Vì thế, ung thư tuyến giáp nên ăn trái cây gì trong giai đoạn này thì bạn nên chọn loại hoa quả mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và chứa nhiều Vitamin C. Bởi dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp vết thương mau lành và ức chế quá trình hình thành sẹo. Bạn có thể uống nước ép hoặc làm sinh tố hoa quả để giảm cảm giác đau họng
  • Trái cây trong quá trình điều trị ung thư: để hỗ trợ người bệnh giảm bớt những tác dụng phụ
    • Đối với buồn nôn và nôn : trái cây đóng hộp, nước sốt táo, đào và trái cây mềm khác
    • Đối với táo bón : hoa quả nhiêu chất xơ, bao gồm: lê, dâu tây, bơ, táo,…
    • Đối với tiêu chảy : nước ép trái cây
    • Chán ăn: thực phẩm có hàm lượng calo cao, bao gồm trái cây sấy khô và sinh tố trái cây
  • Để bồi bổ sức khỏe cho người ung thư tuyến giáp: 
    • Hoa quả cung cấp nhiều loại vitamin C: giúp loại bỏ tổn thương ở tuyến giáp và thúc đẩy quá trình trao đổi chất tại tuyến giáp
    • Trái cây có chứa flavonoids: tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
    • Hoạt chất lycopene: ức chế sự phát triển tế bào ung thư làm phòng ngừa ung thư tuyến giáp hiệu quả.
    • Chất xơ: hàm lượng chất xơ trong trái cây còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, thải độc và giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
Ung thư tuyến giáp nên ăn hoa quả gì
Trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là người bệnh ung thư tuyến giáp

Trái cây giúp cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp cải thiện sức khỏe và tốt đối với người bệnh ung thư. Dưới đây, chúng tôi xin gợi ý tới bạn TOP 13 loại quả mà người bệnh ung thư tuyến giáp nên ăn:

2. Ung thư tuyến giáp ăn hoa quả gì?

2.1. Ung thư tuyến giáp nên ăn trái cây họ cam quýt

Một nghiên cứu lớn ở Nhật Bản cho thấy những người ăn trái cây hoặc nước trái cây họ cam quýt 3-4 ngày một tuần có nguy cơ mắc bệnh ung thư ít hơn những người ăn chúng từ 2 ngày trở xuống một tuần. Những loại quả này chứa nhiều vitamin C  tốt với người bị ung thư tuyến giáp, cụ thể như sau:

nước cam tốt cho người bị ung thư tuyến giáp
Chất chống oxy hóa trong cam giúp tế bào tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ.

Thành phần dinh dưỡng chính trong 100g Cam(1)

Thành phần dinh dưỡng  Định lượng
Vitamin C 54mg
Canxi 26mg
Chất xơ 0.2g
Sắt 0.3mg
Vitamin B1 0.09mg
Vitamin B2 0.03mg
Vitamin B5 0.19mg
Vitamin B6 0.04mg
Alpha-caroten 6μg
Beta-caroten 33μg
Acid citric 10μg
Folat 30μg

Lợi ích của cam với người bị ung thư tuyến giáp như sau:

  • Chất chống oxy hóa trong cam có khả năng hạn chế sự ảnh hưởng của nitrosamine (chất gây ung thư tuyến giáp) giúp cho các tế bào tuyến giáp hoạt động mạnh mẽ.
  • Cam giàu vitamin C: Trong 100gr cam có chứa 30 mg vitamin C có khả năng kích thích sản xuất interferon (một loại protein) giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng, rất tốt đối với người bệnh mới ốm dậy, mới phẫu thuật.
  • Các vitamin trong cam còn có tác dụng tăng khả năng hấp thụ sắt từ thực phẩm vào máu, làm giảm thiểu tình trạng thiếu máu do xạ trị ung thư gây ra.

Cách ăn cam đúng cách cho người ung thư tuyến giáp:

  • Hàm lượng: Người trưởng thành uống 500ml nước cam/ngày có tác dụng làm tăng khả năng lưu thông máu tới não, giảm sự ảnh hưởng của quá trình điều trị ung thư tới não.
  • Cách ăn: Người bệnh nên ăn trực tiếp cam hoặc dùng máy vắt nước cam sử dụng sẽ tốt hơn mua nước cam đóng chai được bán ở các cửa hàng tiện lợi.

2.2. Ung thư tuyến giáp nên ăn táo và các loại trái cây ‘trắng’ khác

2.2.1. Táo

Thành phần dinh dưỡng chính có trong 100g táo như sau: (3)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 58 kcal
Chất xơ 2,1g
Kali 104mg
Canxi 6mg
Magie 4,7mg
Vitamin B-6 0,035mg

Lợi ích của táo với người bệnh ung thư tuyến giáp

  • Chứa nhiều chất xơ 2,1g giúp giảm tình trạng táo bón, là một tác dụng phụ trong điều trị ung thư tuyến
  • Nhiều vitamin và các chất chống oxy mạnh như flavonoids, có tác dụng tăng sức đề kháng và hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến giáp.
  • Hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong táo giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.
  • Kali (104mg) giúp duy trì sự cân bằng điện giải, ngăn cản sự trữ nước thừa của cơ thể ở người bệnh sau khi làm điều trị bằng hóa chất. Vì thế, ung thư tuyến giáp ăn hoa quả gì thì người bệnh nên lựa chọn táo.
táo tốt cho người bị ung thư tuyến giáp
Táo có chất chống oxy mạnh giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp.

2.2.2. Lê

Bạn đang phân vân ung thư tuyến giáp ăn trái cây gì thì quả lê là lựa chọn tốt cho người bệnh. Thành phần dinh dưỡng có trong 100g Lê như sau: (2)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 57 kcal
Chất xơ 3,1g
Chất đạm 0,38g
Canxi 8mg
Đồng 0,08mg
Vitamin C 4,4mg

Tác dụng của lê với người ung thư tuyến giáp:

  • Hàm lượng khoáng chất đồng và flavonoids có trong quả lê có tác dụng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm tình trạng viêm nhiễm và nhiễm trùng ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.
  • Hai hoạt chất anthocyanin và axit cinnamic (những chất có hoạt tính sinh học mạnh) có trong quả lê cũng đã được chứng minh về khả năng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh ung thư.

Cách ăn quả lê cho ung thư tuyến giáp:

  • Với bệnh nhân mới mổ tuyến giáp, khó ăn được đồ cứng, có thể xay nhuyễn hoặc ép lấy nước quả lê để uống và tránh tổn hại lên vết mổ.
  • Nên ăn cả quả lê, vì vỏ có nhiều polyphenol gấp sáu lần so với thịt
Lê cung cấp đồng và flavonoids
Lê cung cấp đồng và flavonoids giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

2.3. Ung thư tuyến giáp nên ăn trái cây xanh

2.3.1. Kiwi

Thành phần dinh dưỡng chính có trong 1 quả Kiwi 100g như sau: (3)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 58 kcal
Chất xơ 3 g
Vitamin C 74,7 mg
Kali 198 mg
Vitamin E 1,3 mg
Canxi 35 mg

Tác dụng của kiwi:

  • kiwi cũng là loại quả chứa rất nhiều vitamin C
  • Hai hoạt chất chống oxy hóa flavonoid và carotenoid có trong kiwi có tác dụng bảo vệ các tế bào mô và chống lại tế bào ung thư hiệu quả.
  • Sử dụng kiwi thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến giáp.

Cách dùng kiwi tốt cho người ung thư tuyến giáp:

  • Có thể ăn trực tiếp kiwi hoặc làm sinh tố, sữa chua
Kiwi cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể.
Kiwi cung cấp nhiều vitamin C cho cơ thể.

2.3.2. Quả dưa hấu

Thành phần chính trong 100g của quả dưa hấu:(4)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 30 kcal
Chất xơ 0,4 g
Canxi 7 g
Magie 10 mg
Kali 112 mg
Vitamin C 8,1 mg

Tác dụng chính của dưa hấu với tuyến giáp:

  • Hoạt chất lycopene có trong dưa hấu có tác dụng làm giảm sự gia tăng của IGF giúp ức chế sự phát triển tế bào ung thư làm phòng ngừa ung thư hiệu quả.Một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư đó là do yếu tố tăng trưởng IGF tăng cao dẫn tới kích thích các tế bào bị bệnh bình thường chuyển thành các tế bào gây ung thư tuyến giáp.
  • Bên cạnh đó, chất cucurbitacin E trong dưa hấu còn có khả năng hạn chế sự phát triển của khối u và ngăn ngừa tình trạng di căn sang các tế bào khác ở bệnh nhân ung thư.

Lưu ý cách ăn:

  • Không nên ăn dưa hấu trước và sau bữa ăn
  • Không ăn dưa hấu khi cơ thể đang bị lạnh
Dưa hấu ngăn ngừa tình trạng di căn ung thư.
Dưa hấu có chứa chất Cucurbitacin E ngăn ngừa tình trạng di căn ở bệnh nhân ung thư.

2.3.3. Nho xanh

Thành phần dinh dưỡng chính có trong 100g nho (5)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 69 kcal
Chất xơ 0,9 g
Kali 191 mg
Vitamin C 3,2 mg
Canxi 10 mg
Vitamin K 14,6 µg

Tác dụng của nho với bệnh ung thư tuyến giáp:

  • Chất lavonoid có trong nho có khả năng chống oxy hóa rất mạnh, giúp cơ thể đào thải độc tố cũng như loại bỏ được những tác nhân gây hại cho tuyến giáp ra khỏi cơ thể.
  • Các chất dinh dưỡng khác có trong nho như vitamin K, canxi, kali còn có tác dụng cung cấp năng lượng và hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Người bị ung thư tuyến giáp nên dùng nho như thế nào:

  • Liều lượng: Có thể dùng nho hàng ngày giúp tăng sức đề kháng
  • Cách dùng: Nên ăn cả vỏ nho do vỏ nho chứa nhiều resveratrol tốt cho người đang điều trị ung thư tuyến giáp
Nho có chất flavonoids
Nho có chất flavonoids giúp ngăn ngừa tổn thương do các tế bào ung thư gây ra.

Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:

2.4. Các loại trái cây khác tốt cho người ung thư tuyến giáp

2.4.1. Quá dứa

Ung thư tuyến giáp ăn hoa quả gì dựa vào thành phần dinh dưỡng chính có trong 100g dứa:(6)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 50 kcal
Chất đạm 0,54 g
Chất xơ 1,4 g
Canxi 13 mg
Magie 13 mg
Kali 109 mg
Vitamin C 47,8 mg
Mangan 0,927 mg

Lợi ích của dứa:

  • Trong 100g dứa có chứa 47,8 mg vitamin C và 0.927 mg Mangan giúp giải trừ các gốc tự do, giúp các tế bào của bạn không bị tổn thương thêm. Các gốc tự do cũng là một trong những nguyên nhân gây nên viêm tuyến giáp, và vitamin C có trong dứa sẽ giúp cho tuyến giáp của bạn hoạt động tối ưu hơn.
  • Enzyme bromelain có trong dứa giúp phân giải các protein thành các acid amin, giúp giảm quá trình viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Cách dùng:

  • Một nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư đã cho thấy rằng, việc kết hợp xạ trị và uống 200 – 300mg/kg mỗi ngày có khả năng giảm tình trạng di căn ung thư hiệu quả.
Dứa giúp giảm viêm nhiễm ở bệnh nhân ung thư
Enzym bromelain có trong dứa giúp giảm quá trình viêm nhiễm ở bệnh nhân ung thư.

2.4.2. Quả dâu tây

Thành phần dinh dưỡng trong 100g dâu tây: (7)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 35 kcal
Chất xơ 1,8 g
Canxi 12 mg
Kali 89 mg
Mangan 0,28 mg
Vitamin C 56 mg

Lợi ích của dâu tây với người bị ung thư tuyến giáp:

  • Mỗi 100g dâu tây có chứa khoảng 58,8mg vitamin C.
  • Trong dâu tây có hai hoạt chất chống oxy hóa là anthocyanins và ellagic, có tác dụng chống ung thư, chống viêm nhiễm và bảo vệ rất tốt cho người bệnh tim mạch. Trong đó, anthocyanins giúp tiêu diệt các gốc tự do và để các tế bào hoạt động bình thường.
  • Hàm lượng ellagic trong dâu tây còn giúp ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư.

Lưu ý:

  • Nên chọn những quả dâu tây có phần cuống xanh tươi, phần vỏ đều màu, cỡ trung bình căng mọng nước
  • Ngừng ăn dâu ít nhất trong vòng 2 tuần trước khi phẫu thuật vì ăn dâu tây nhiều có thể làm chậm đông máu
Dâu tây tốt cho người ung thư tuyến giáp.
Dâu tây tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

2.4.3. Quả việt quất

Ung thư tuyến giáp ăn trái cây gì thì nên lựa chọn quả việt quất. Thành phần dinh dưỡng chính có trong 100g việt quất (7)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 57 kcal
Nước 84,2 g
Chất xơ 2,4 g
Canxi 6 mg
Kali 77 mg
Mangan 0,336 mg
Vitamin C 9,7 mg

Lợi ích:

  • Một nghiên cứu khoa học cho thấy, những người bị suy giáp có mức độ các gốc tự do có hại cao hơn những người không mắc bệnh này [8].
  • Quả việt quất có chứa hoạt chất chống oxy hóa pterostilbene có tác dụng ngăn chặn sự ảnh hưởng của gốc tự do, giúp các hạn chế sự sản sinh và phát triển của các tế bào bất thường thành tế bào ung thư .
  • Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất như magie, kẽm, canxi, sắt… có tác dụng cung cấp dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.

Cách dùng:

  • Liều lượng: Một ngày, người lớn nên ăn khoảng 128-150gram quả việt quất, mỗi tuần 3 lần và 1-2 cốc nước ép mỗi ngày
  • Cách dùng: Viết quất có thể chế biến thành nhiều món như bánh, nước uống hay ăn kèm với sữa chua
Quả việt quất chứa chất chống oxy hóa cao
Quả việt quất chứa chất chống oxy hóa cao giúp duy trì và sản xuất hormone tuyến giáp.

2.4.4. Quả mâm xôi

Ung thư tuyến giáp ăn trái cây gì? Quả mâm xôi là một trong những loại quả tốt nhất đối với người bệnh ung thư tuyến giáp. Thành phần dinh dưỡng trong quả mâm xôi đỏ (khoảng 123 gram) chứa:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Lượng calo 64
Carbs 14,7 gram
Chất xơ 8 gram
Protein 1,5 gram
Vitamin C Chiếm 54% lượng tiêu thụ hàng ngày tham khảo (RDI)
Mangan 41% RDI
Vitamin K 12% RDI
Kali 5% RDI
Đồng 6% RDI

Tác dụng của quả mâm xôi với bệnh ung thư tuyến giáp:

  • Bên cạnh việc cung cấp các vitamin và khoáng chất, quả mâm xôi còn chứa hàm lượng lớn acid ellagic – là một hợp chất phenolic có khả năng hạn chế sự phát triển và loại bỏ một số tế bào gây ung thư.
  • Hàm lượng mangan có trong quả mâm xôi có tác dụng cải thiện trí nhớ và tốt cho não bộ với những người bị rối loạn tuyến giáp.

Cách dùng:

  • Quả mâm xôi tươi có thời hạn sử dụng ngắn, vì vậy nên ăn chúng trong vòng một đến hai ngày.
  • Ăn quả mâm xôi tươi giống như một món ăn nhẹ hoặc thêm vào sữa chua, sinh tố
Quả mâm xôi tốt cho người ung thư tuyến giáp.
Quả mâm xôi tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp.

2.4.5. Quả cherry (anh đào)

Thành phần dinh dưỡng chính có trong 100g Cherry: (9)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 63 kcal
Chất xơ 2.1 g
Canxi 13 mg
Magie 11 mg
Kali 222 mg
Mangan 0,07 mg
Vitamin C 7 mg

Lợi ích với người bị ung thư tuyến giáp:

  • Quả cherry có chứa nhiều chất oxy hóa tốt cho cơ thể như beta carotene, zeaxanthin và lutein có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa các bệnh lão hóa và các tác nhân gây ung thư.
  • Ngoài ra, cherry còn có tác dụng giảm hấp thụ cholesterol xấu vào máu, tốt với những người mắc bệnh tim mạch.

Cách dùng quả cherry:

  • Ăn trực tiếp, làm nước ép, xay sinh tố hoặc thêm vào yến mạch
Cherry chứa chất chống oxy hóa
Cherry chứa chất chống oxy hóa ngăn ngừa các tác nhân gây ung thư.

2.4.6. Cà chua

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g cà chua (10)

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 22 kcal
Chất xơ 1 g
Canxi 10 mg
Kali 193 mg
Vitamin C 17,8 mg
Vitamin A 24 µg
Vitamin B-6 0,079 mg

Tác dụng của cà chua với người bị ung thư tuyến giáp:

  • Trong cà chua có các chất oxy mạnh như lycopene, carotenoid, có tác dụng ức chế sự hình thành và phát triển của các khối u và các tế bào gây ung thư.
  • Cà chua chín cũng cung cấp rất nhiều vitamin cho cơ thể. Cứ 100g cà chua sẽ cung cấp tới bạn khoảng 40% nhu cầu vitamin C, 10% nhu cầu vitamin A, 10% nhu cầu vitamin B mà cơ thể cần hàng ngày. Do đó, ung thư tuyến giáp nên ăn quả gì thì có thể lựa chọn cà chua.

Lưu ý khi sử dụng cà chua:

  • Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc
  • Không ăn cà chua khi đói
  • Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài
  • Không ăn cà chua xanh
ung thư tuyến giáp nên ăn cà chua
Cà chua có chất oxy hóa mạnh ức chế sự hình thành tế bào gây ung thư.

2.4.7. Bí đao

Ung thư tuyến giáp nên ăn trái cây gì? Thành phần dinh dưỡng chính có trong 500g bí đao như sau:

  • 8g đường
  • 1,5g albumin
  • 6,1g vitamin C và canxi
  • Ngoài ra còn có nhiều photpho, sắt, vitamin B1, B2…

Tác dụng:

  • Bí đao là một trong những loại trái cây tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Bí đao có chứa nhiều nước, ít chất béo và hàm lượng chất béo thấp có tác dụng nâng cao sức khỏe của người bệnh.
  • Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng giải độc và giảm sự tích tụ mỡ trong cơ thể, rất tốt cho bệnh ung thư tuyến giáp.

Cách dùng cho người bệnh: 

  • Có thể làm nước ép bí đao. Nước sâm bí đao thanh mát giải nhiệt và dùng được trong vòng 2 ngày, rất tốt cho sức khỏe.
  • Sử dụng 2 – 3 ly nước bí đao mỗi ngày sẽ giúp bạn bổ sung các dưỡng chất trong bí đao một cách hiệu quả.
Bí đao làm giảm nguy cơ gây ung thư.
Bí đao gián tiếp làm giảm nguy cơ gây ung thư.

Có thể bạn quan tâm: 

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn rau gì? 4+ loại rau nên tránh

3. Ung thư tuyến giáp kiêng ăn hoa quả gì?

Ngoài việc tìm hiểu ung thư tuyến giáp nên ăn hoa quả gì thì bạn cũng cần biết không phải loại trái cây nào cũng tốt đối với người bệnh tuyến giáp. Sau đây là những loại quả mà người bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng trong quá trình điều trị bệnh:

Xoài: Trong xoài chứa lượng đường rất cao, cứ 100g xoài sẽ chứa tới 14g đường. Điều này dẫn lượng đường trong máu tăng cao gây nên một số dị ứng như viêm da tiếp xúc, tiêu chảy… Do đó, xoài là một trong những loại quả mà chuyên gia dinh dưỡng không khuyên dùng cho người bệnh ung thư tuyến giáp.

ung thư tuyến giáp nên hạn chế ăn xoài
Xoài chứa lượng đường cao, hạn chế sử dụng với người bệnh ung thư tuyến giáp.

Lựu: Trong quả lựu chứa hợp chất chống oxy cao polyphenol, giúp hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, trong lựu chứa lượng đường cao, sử dụng nhiều dễ làm tăng lượng đường huyết và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trong quá trình điều trị của bệnh nhân ung thư.  Lựu có tác hại nhiều hơn lợi ích, do đó, đây cũng là loại quả người bệnh ung thư cần hạn chế sử dụng.

Lựu không tốt cho người ung thư tuyến giáp.
Lựu không tốt đối với người bệnh ung thư tuyến giáp.

Vải thiều: Lượng đường có trong vải thiều sẽ gây ra đột biến lượng đường trong máu, gây tiểu đường và làm tăng khả năng phát triển của các tế bào gây ung thư. Chính vì vậy, người bệnh không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng vải thiều.

ung thư tuyến giáp hạn chế ăn vải
Lượng đường trong vải thiều tăng khả năng phát triển tế bào gây ung thư.

Chuối: Chuối cũng là một trong số loại trái cây mà người bệnh ung thư cần tránh. Trong chuối chứa lượng đường và tinh bột cao, một quả chuối có chứa khoảng 6g tinh bột và 14g đường. Ở người bệnh ung thư, tuyến giáp bị suy giảm chức năng hoạt động, dẫn tới không chuyển hóa được đường thành năng lượng cho cơ thể, gây tăng cân và béo phì, gián tiếp gây nên các bệnh lý khác.

chối không tốt cho người bị ung thư tuyến giáp
Chuối chứa đường và tinh bột cao, không tốt với người bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma – sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

– Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

– Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Đặc biệt, Leanpro Thyro LID đã được chứng minh lâm sàng giúp hạn chế I-ốt đưa vào cơ thể bệnh nhân, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, giúp mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị ung thư tuyến giáp sau 2 tuần sử dụng.

Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp

Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!

Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.

Qua bài viết ung thư tuyến giáp ăn trái cây gì, hy vọng sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin về các loại trái cây nên ăn và không nên ăn với những người bệnh ung thư tuyến giáp.

Nếu bạn đọc còn có thắc mắc về sức khỏe và bệnh lý ung thư tuyến giáp, hãy truy cập vào fanpage Nutricare Pharma hoặc liên hệ hotline  18006011 để được tư vấn tận tình và hỗ trợ kịp thời.

**Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa

Chuyên gia HÀ MINH HẢI

3.9/5 - (12 votes)

3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng

Quá trình đào tạo & công tác

  • 2013 – 2017: Cử nhân dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội
  • 2018 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.

Công trình nghiên cứu

  • Kiến thức, thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ và tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi tại Phòng tiêm chủng và Khám dinh dưỡng trường Đại học Y Hà Nội năm 2017
  • Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 3-5 tuổi tại một số xã, thị trấn thuộc huyện Duy Tiên, tinh Hà Nam năm 2015
3.9/5 - (12 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *

Leave a Comment