Cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành không?
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh cường giáp nhưng lại thích loại sữa này. Có thể khẳng định, người bệnh cường giáp vẫn có thể uống sữa đậu nành nhưng với liều lượng thích hợp. Cụ thể ra sao, mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành?
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp bị rối loạn dẫn đến hoạt động quá mức làm cho hormone tuyến giáp sản sinh vào máu tăng. Điều này gây ra những rối loạn trong cơ thể. Người bệnh cường giáp vẫn CÓ thể uống được sữa đậu nành, tuy nhiên cần hạn chế và chú ý liều lượng sử dụng chứ không cần kiêng hoàn toàn. Bạn có thể ăn ít với 1 lượng quy định, ăn cách ngày trong tuần và tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thông tin chính xác nhất.
Đậu nành từ lâu được xem là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vậy thành phần của đậu nành có tác động đến bệnh cường giáp không?
- Giảm sản xuất hormone tuyến giáp: Đậu nành tác động đến sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp, gây ức chế sản xuất hormone tuyến giáp, làm giảm lượng hormone tuyến giáp đang tăng cao của người bệnh cường giáp.
- Ức chế và làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp: Theo nghiên cứu của trường Đại học Trung tâm Y tế Maryland, đậu nành có chứa chất isoflavone và genistein, làm giảm nồng độ và khả năng tổng hợp hormone tuyến giáp. Thậm chí, hai chất này còn có tác dụng trong việc ức chế chức năng tuyến giáp hơn thuốc cường giáp. Sterol trong đậu nành với nồng độ vừa phải có thể giúp giảm bớt tình trạng cường giáp.
Chính vì vậy, người bệnh cường giáp vẫn có thể uống được sữa đậu nành. Tuy nhiên, chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ, nếu dùng nhiều sẽ gây tác dụng ngược. Làm gia tăng nồng độ sterol tác động đến tuyến giáp dẫn đến tăng kích thước tuyến giáp.
Bên cạnh đó, người bị cường giáp thường dễ bị giảm cân. Sử dụng sữa đậu nành sẽ cung cấp protein cần thiết cho cơ thể giúp duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ để có thể dùng với liều lượng phù hợp.
Như vậy, người cường tuyến giáp có thể uống được sữa đậu nành nhưng với mầm đầu nành thì sao? Tìm hiểu trong bài viết: Bị tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không?
Xem thêm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bệnh tuyến giáp:
2. Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành cho người bệnh cường giáp
Cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành nhưng để sử dụng sữa đậu nành đúng cách và an toàn nhất, người bệnh cường giáp cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng đậu nành và isoflavon dưới 30 mg/ngày: Bởi vì nếu sử dụng quá 30 mg/ngày, đậu nành và isoflavon có thể gây ra tác dụng ngược lại
- Một số tác dụng phụ của đậu nành: Dù không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh cường tuyến giáp, sữa đậu nành cũng có thể gây ra một số hiện tượng dị ứng như chảy nước mũi, phù thanh quản, nổi mụn, sưng nề, da ban đỏ, ngứa, đau bụng, tiêu chảy, tim đập nhanh, hạ huyết áp theo cơn…
- Nên uống sữa đậu nành trong sau khi uống thuốc tuyến giáp 3 – 4 giờ: Bởi nếu uống ngay, các chất có trong sữa đậu nành có thể tác động và làm giảm tác động của thuốc.
Xem thêm:
- Bệnh nhân bị tuyến giáp có uống được sữa ong chúa không? Vì sao?
- U tuyến giáp có uống được Collagen không? Uống sao cho đúng
3. Các loại thực phẩm khác tốt cho người bệnh cường giáp
Ngoài sữa đậu nành, người bị cường giáp có thể cân nhắc sử dụng một số loại thực phẩm sau:
- Hoa quả cung cấp oxy hoá: Dâu tây, mâm xôi, việt quất, kiwi, trái cây họ cam quýt, cà chua… Chất oxy hóa có trong các loại hoa quả này có tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nên rất tốt cho người bị cường giáp.
- Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3: Quả óc chó, cá hồi, dầu hạt lanh, dầu oliu, nấm… Vitamin D trong những thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ hấp thu canxi và ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Còn Omega 3 bổ sung axit béo, làm dịu tuyến giáp và tăng cường sức khỏe cho người bị cường giáp.
- Thực phẩm giàu kẽm: Hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô, hạnh nhân… Những người bệnh cường giáp thường bị thiếu kẽm. Các thực phẩm này sẽ giúp bù đắp lượng kẽm còn thiếu, hỗ trợ phân chia tế bào, sự tăng trưởng và hấp thụ carbohydrate.
- Các loại rau họ cải: Bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng… Các loại rau này có chứa goitrogen giúp giảm lượng hormone tuyến giáp tiết ra trong cơ thể.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai… Người bệnh cường giáp thường bị rối loạn chuyển hóa canxi trong máu. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự động lấy canxi trong xương và gây ra tình trạng loãng xương. Vì thế, người bệnh cường giáp cần sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa để bổ sung lượng canxi thiếu hụt.
Bên cạnh đó, người bệnh cường giáp cần bổ sung sản phẩm chuyên biệt như sữa Leanpro Thyro LID để cung cấp đủ dinh dưỡng đặc biệt trong chế độ ăn kiêng của người bệnh.
Leanpro Thyro LID loại bỏ tới 88% hàm lượng i-ốt, hạn chế lượng i-ốt nạp vào cơ thể. Đồng thời, sữa còn giúp bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng khác cho chế độ ăn kiêng mà không sợ bị thiếu dinh dưỡng.
Trong một ly sữa pha chuẩn có chứa 179,2 kcal năng lượng; 7,4 g protein, 12 mcg i-ốt. Vì thế, Lean Pro Thyro LID có thể cung cấp đầy đủ năng lượng & hàm lượng canxi cần thiết cho người bị cường giáp và đáp ứng chế độ ăn kiêng i-ốt theo khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ. Ngoài ra, với chiết xuất đạm từ hạnh nhân và yếu mạch cùng 23 vitamin và khoáng chất, sữa có thể giúp tăng cường sức khỏe, bù đắp dinh dưỡng cho người bệnh.
Hiện nay, Nutricare đang triển khai chương trình DINH DƯỠNG CHUYÊN BIỆT – TẶNG NGÀN QUÀ TUYỆT, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn và miễn phí vận chuyển khi đặt hàng ngay trong hôm nay. Còn chần chừ gì nữa mà không chọn mua sản phẩm dành cho bệnh tuyến giáp dưới đây!
Lướt sang trái-phải để chọn sản phẩm phù hợp.
Như vậy, nếu hỏi người bệnh cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống dưới 30 mg/ngày. Bên cạnh sữa đậu nành, người bệnh có thể dùng sản phẩm sữa chuyên biệt, dành riêng cho đối tượng bị cường giáp là Leanpro Thyro LID.
Nếu muốn tìm hiểu, được tư vấn thêm về loại sữa này, bạn có thể gọi tới số hotline 18006011 hoặc truy cập website Nutricare để được hỗ trợ.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
- 2 năm kinh nghiệm trong kiểm soát chất lượng thuốc.
- 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc & tư vấn dinh dưỡng
Quá trình đào tạo & công tác
- 2017 – nay: Chuyên gia dinh dưỡng công ty cổ phần dinh dưỡng Nutricare.
- 2015 – 2016: Kiểm soát chất lượng thuốc tại Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung Ương.
- 2009 – 2014: Tốt nghiệp trường đại học Dược Hà Nội
Cảm ơn bạn để lại đánh giá
Trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *