Tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường và cách dùng hiệu quả

3.5/5 - (6 votes)

Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Mướp đắng là loại quả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó, tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường là giúp kiểm soát đường huyết ổn định. Hãy theo dõi bài viết sau đây để thấy rõ những lợi ích của mướp đắng và tham khảo cách sử dụng loại quả này phù hợp bạn nhé.

1. Tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường

1.1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường là giúp giảm lượng đường trong máu, kiểm soát đường huyết ổn định. Cụ thể:

  • Mướp đắng chứa ít nhất 3 hoạt chất có đặc tính chống tiểu đường: Charanti và Vicine đóng vai trò hạ đường huyết, Polypeptide-p hoạt động giống như insulin, làm nhiệm vụ chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng từ đó, làm giảm lượng glucose trong máu. Theo kết quả của một thử nghiệm lâm sàng thì 2.000mg mướp đắng mỗi ngày giúp giảm đáng kể lượng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2 [1].
  • Thúc đẩy quá trình tiêu hao đường glucose của các tế bào một cách hiệu quả. Việc vận chuyển glucose tới các cơ bắp, gan, chất béo cũng dễ dàng hơn.

Mướp đắng hỗ trợ tốt cho bệnh tiểu đường type 1 và type 2 vì nó ảnh hưởng đến các kênh vận chuyển glucose. Điều này đặc biệt có lợi trong việc ngăn ngừa nồng độ đường trong máu tăng sau bữa ăn

Mướp đắng có tác dụng kiểm soát lượng đường tốt cho bệnh tiểu đường
Mướp đắng có tác dụng kiểm soát lượng đường huyết nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
  • Các hoạt chất trong mướp đắng còn hạn chế hình thành đường glucose trong máu bằng cách ngăn chặn sự chuyển đổi từ các chất dinh dưỡng mà cơ thể ăn hàng ngày ngày. Tất cả những đặc tính trên mang lại lợi ích rất lớn cho người bệnh tiểu đường là giảm lượng đường trong máu.
  • Lectin trong mướp đắng hạn chế cảm giác đói: từ đó, làm giảm nồng độ glucose trong máu và giúp người bệnh kiểm soát cân nặng tốt.

Thực tế, mướp đắng vẫn chưa được coi là một giải pháp hay có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường như một loại thuốc, dù có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Mướp đắng chỉ được sử dụng để bổ sung vào thực đơn lành mạnh hàng ngày của người bệnh tiểu đường. Do đó, nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng mướp đắng chữa tiểu đường để hạn chế những tác dụng phụ không tốt tới sức khỏe.

1.2. Mướp đắng phòng ngừa biến chứng ở người tiểu đường

Tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường còn giúp phòng ngừa những biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường như: tim mạch, béo phì.

Mướp đắng giúp làm giảm sự tích tụ cholesterol trong động mạch.

Bệnh nhân bị tiểu đường thường dễ mắc biến chứng về tim mạch. Một nghiên cứu trên chuột theo chế độ ăn nhiều cholesterol, khi sử dụng chiết xuất mướp đắng làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần [3].

Mướp đắng hỗ trợ phòng ngừa béo phì ở người tiểu đường

Béo phì, thừa cân có thể khiến tình trạng bệnh tiểu đường diễn biến xấu hơn. Trong khi đó, mướp đắng là loại thực phẩm giàu chất xơ, lượng calo thấp nên rất phù hợp để người tiểu đường thừa cân bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Trong 94g mướp đắng chứa khoảng 2g chất xơ, giúp người bệnh tiểu đường no lâu hơn, hạn chế cảm giác đói, thèm ăn và kiểm soát cân nặng để hạn chế thừa cân, béo phì.

Mướp đằng giàu chất xơ tốt cho bệnh tiểu đường
Mướp đắng giàu chất xơ, calo thấp giúp người bệnh tiểu đường giảm cân hiệu quả

1.3. Các lợi ích dinh dưỡng khác từ mướp đắng

Ngoài kiểm soát lượng đường huyết và hạn chế các biến chứng cho người bệnh tiểu đường, mướp đắng còn cung cấp một số dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Trong 94g mướp đắng thô cung cấp:

Thành phần Hàm lượng Tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường
Năng lượng 20 calo Lượng calo thấp phù hợp với người bệnh tiểu đường
Carb 4 gam
Chất xơ 2 gam Hỗ trợ phòng ngừa béo phì ở người tiểu đường
Vitamin C 93% lượng cần thiết hàng ngày (RDI) Tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật và chữa lành vết thương.
Vitamin A 44% RDI Tăng cường sức khỏe thị lực mắt.
Folate 17% RDI Hình thành tế bào hồng cầu và giúp tế bào trong cơ thể phát triển khỏe mạnh
Kali 8% RDI
Kẽm 5% RDI
Sắt 4% RDI
Mớp đắng bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Mướp đắng bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

2. Người bị tiểu đường nên dùng bao nhiêu mướp đắng?

Liều lượng:

Hiện nay, việc sử dụng mướp đắng với liều lượng tiêu chuẩn để điều trị bệnh tiểu đường vẫn chưa có một con số cụ thể.

  • Theo Kaiser Permanente – tổ chức chăm sóc sức khoẻ tổng hợp có quản lý của Hoa Kỳ – liều lượng dùng mướp đắng hàng ngày cho bệnh tiểu đường là 50 đến 100ml nước ép hoặc 5 gam trái cây dạng bột, uống ba lần mỗi ngày [5].
  • Nếu dùng mướp đắng mỗi ngày thì nên bổ sung dưới 2,5 lạng mỗi ngày để tránh hiện tượng đau bụng, tiêu chảy.

Cách dùng:

Mướp đắng có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như rau tự nhiên, một loại trà, nước ép hoặc chất bổ sung.

  • Sử dụng mướp đắng như loại rau tự nhiên: Bạn có thể chế sơ chế bằng cách rửa sạch, bỏ hạt, cắt thành từng lát mỏng, ướp lạnh
  • Uống nước ép mướp:
    • Nguyên liệu: 1 quả mướp đắng tươi, ½ quả chanh, một chút muối
    • Cách làm: Sơ chế bằng cách rửa sạch mướp đắng, bỏ hạt, sau đó cắt thành từng lát nhỏ rồi ngâm với nước muối loãng. Sau khi vớt mướp đắng ra thì để ráo nước rồi ép cùng với một ít nước. Lọc lấy nước và vắt thêm vài giọt chanh rồi sử dụng
  • Các món ăn từ mướp đắng tốt cho người tiểu đường:
    • Khổ qua dồn thịt heo nạc
    • Khổ qua xào trứng
    • Khổ qua kẹp dăm bông
    • Canh khổ qua
    • Khổ qua luộc

Lưu ý: Không nên ăn nhiều hạt mướp đắng: có thể khiến người bệnh đau đầu, sốt, đau dạ dày hay thậm chí hôn mê

Sử dụng mướp đắng tốt cho bệnh tiểu đường
Để sử dụng mướp đắng chữa bệnh tiểu đường, cần tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên gia

5. Người bị tiểu đường nào không nên sử dụng mướp đắng?

Tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường và cung cấp các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Nhưng các đối tượng sau đây không nên sử dụng mướp đắng, bởi có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt. Cụ thể:

  • Tiểu đường thai kỳ: Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering (MSKCC), phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. Vì có thể sẽ khiến sản phụ bị chảy máu âm đạo và sẩy thai [7].
  • Những người dùng insulin: vì có thể dẫn đến lượng đường trong máu quá thấp [8]
Mướp đắng không tốt cho các mẹ bầu
Các mẹ bầu không nên ăn mướp đắng vì có thể gây chảy máu âm đạo và sảy thai

Ngoài việc dùng mướp đắng đúng cách, người bị tiểu đường có thể bổ sung thêm sữa Glucare Gold – sản phẩm sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường. 

Glucare Gold là sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Dinh dưỡng Y Học Nutricare Hoa Kỳ, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết (GI) thấp, phù hợp cho người bệnh tiểu đường theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bên cạnh đó, Glucare Gold còn chứa 56 dưỡng chất với Đạm thực vật & Đạm Whey dễ hấp thu từ Mỹ, hỗ trợ phục hồi và tăng cường sức khỏe; Omega 3,6,9 và hệ Antioxidants giúp giảm biến chứng lên tim mạch; chất xơ hoà tan FOS tốt cho hệ tiêu hóa, giảm táo bón cùng Lactium hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ ngon.  Vì vậy, Glucare Gold được rất nhiều bệnh viện, bác sĩ và người bệnh tin dùng.

sữa Glucare Gold
Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung sữa Glucare Gold giúp ổn định đường huyết

Hy vọng với bài viết trên đã giúp các bạn thấy được những tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về lượng dùng hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về bệnh lý tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 18006011 hoặc truy cập vào fanpage Glucare Gold để được giải đáp tận tình!

 

**Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa

BS CK II BÙI HỒNG THANH

3.5/5 - (6 votes)

Bác sĩ Chuyên khoa II  Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái
3.5/5 - (6 votes)

Cảm ơn bạn để lại đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai, các trường bắt buộc nhập được đánh *